Campuchia cho phép các trường học mở cửa trở lại
Chính phủ Campuchia đã ra chỉ thị cho phép các cơ sở giáo dục tư nhân đón học sinh trở lại lớp kể từ ngày 29/12, trong khi các trường công lập được mở cửa lại từ ngày 11/1/2021.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, quyết định trên được đưa ra theo thông báo đặc biệt của Thủ tướng Campuchia Hun Sen công bố trên truyền hình trực tiếp. Bộ Giáo dục, Thanh niên và Thể thao Campuchia đã yêu cầu các trường học tiếp tục thực hiện các quy định về phòng chống dịch COVID-19 khi mở cửa trở lại.
Trước đó, các trường học ở Campuchia đã phải đóng cửa và chuyển sang dạy trực tuyến sau vụ lây nhiễm cộng đồng đầu tiên tại nước này, còn gọi là “sự cố cộng đồng ngày 28/11″. Tuy nhiên, ngày 29/12, Thủ tướng Hun Sen tuyên bố sự cố này đã được kiểm soát vì không phát hiện thêm ca mắc mới. Tính đến nay, Campuchia ghi nhận tổng cộng 41 ca mắc COVID-19 liên quan đến sự cố ngày 28/11, trong đó 37 người đã khỏi bệnh. Ông Hun Sen cũng kêu gọi tăng cường các biện pháp cách ly, đặc biệt với những người nhập cảnh. Cũng theo ông, Campuchia không cấm nhập cảnh đối với hành khách đến từ Anh mặc dù tại Anh đang bùng phát làn sóng lây lan dịch COVID-19 mới liên quan đến biến thể VUI-202012/01.
Video đang HOT
* Ngày 29/12, hãng hàng không quốc gia Lào Lao Airlines thông báo hãng đã đình chỉ tất cả chuyến bay thuê bao đến và đi từ nước ngoài đến cuối tháng 1/2021 để hạn chế dịch COVID-19 lây lan.
Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, Lao Airlines cho biết Ban Chỉ đạo quốc gia Lào về phòng chống dịch COVID-19 quy định mọi hành khách nhập cảnh Lào trên tất cả các chuyến bay, kể cả các chuyến bay nhân đạo được cấp phép, đều phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục cần thiết và tiến hành cách ly bắt buộc tại các trung tâm do Chính phủ Lào chỉ định. Hiện Lào chỉ còn khai thác đường bay quốc tế thường xuyên duy nhất là Vientiane-Côn Minh (Trung Quốc), với tần suất 2 chuyến/tuần.
Tính tới thời điểm hiện tại, Lào ghi nhận 41 ca mắc COVID-19 và hiện chỉ còn duy nhất một bệnh nhân đang được điều trị tại bệnh viện.
* Philippines sẽ cấm nhập cảnh đối với những hành khách đến từ Nhật Bản cùng 19 quốc gia và vùng lãnh thổ khác. Theo thông báo ngày 29/12 của Bộ Giao thông vận tải Philippines, lệnh cấm có hiệu lực từ ngày 30/12 đến ngày 15/1/2021, áp dụng với cả hành khách nước ngoài và công dân Philippines về nước.
Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Philippines đang nỗ lực đối phó với sự gia tăng số ca mắc COVID-19 nghi có liên quan đến biến thể VUI-202012/01. Theo đó, ngoài Nhật Bản, các quốc gia và vùng lãnh thổ bị ảnh hưởng theo lệnh cấm còn có Australia, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hong Kong (Trung Quốc), Iceland, Ireland, Israel, Italy, Liban, Hà Lan, Singapore, Nam Phi, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển và Thụy Sĩ.
Campuchia bắt đầu khai thác dầu thô trên biển
Thủ tướng Hun Sen thông báo Campuchia đã bắt đầu khai thác dầu thô ở Vịnh Thái Lan, cột mốc mong đợi từ lâu với quốc gia này.
"Giọt dầu đầu tiên đã được khai thác. Năm 2021 sắp đến và chúng tôi đã nhận được một món quà lớn cho quốc gia mình - lượng dầu đầu tiên trên lãnh thổ của chúng tôi", Thủ tướng Campuchia Hun Sen đăng Facebook hôm nay.
Dầu thô được khai thác từ một khu vực thuộc Vịnh Thái Lan, ngoài khơi bờ biển phía tây nam tỉnh Sihanoukville. Thủ tướng Hun Sen ca ngợi việc khai thác dầu thô là "thành tựu mới cho nền kinh tế Campuchia".
"Với nỗ lực của chính phủ và sự tham gia tích cực từ Kris Energy, công ty vận hành dự án, cho đến nay chúng tôi đã hoàn thành công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết để khai thác dầu mỏ", ông Hun Sen cho biết thêm.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại cuộc họp chính phủ ở Phnom Penh hôm 15/12. Ảnh: CPP .
Vịnh Thái Lan có trữ lượng dầu mỏ đáng kể. Vào năm 2005, tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron của Mỹ lần đầu tiên phát hiện mỏ dầu ngoài khơi Campuchia. Phát hiện của Chevron khiến Canpuchia được coi là quốc gia dầu khí tiềm năng tiếp theo của khu vực. Chính phủ Campuchia ước tính hàng trăm triệu thùng dầu thô nằm dưới vùng biển của nước này.
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất bị đình trệ do chính phủ Campuchia và Chevron không đạt thỏa thuận chia sẻ doanh thu, khiến công ty phải bán cổ phần của mình cho KrisEnergy của Singapore vào năm 2014. KrisEnergy hiện nắm giữ 95% cổ phần của lô dầu được khai thác, trong khi chính phủ Campuchia nắm giữ phần còn lại.
Vị trí mỏ khai thác dầu của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, cách Sihanoukville khoảng 160 km. Đồ họa: Google Maps .
Công ty dự kiến sản lượng khai thác cao điểm là 7.500 thùng/ngày từ giai đoạn đầu, một con số khiêm tốn so với các nước láng giềng sản xuất dầu của Campuchia là Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, doanh thu có thể rất đáng kể đối với chính phủ bởi theo ước tính năm 2017, Campuchia sẽ thu được ít nhất 500 triệu USD phí khai thác tài nguyên và thuế từ giai đoạn đầu của dự án.
7 người Việt bị bắt tại Campuchia vì nhập cảnh chui từ Thái Lan Đại sứ Việt Nam tại Phnom Penh cho biết cảnh sát đã bắt 7 người Việt nhập cảnh chui từ Thái Lan vào Campuchia tối 27/12, nói đây là "mối đe dọa lớn" trong bối cảnh dịch bệnh. Ông Vũ Quang Minh, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam tại Campuchia, cho biết Tổng lãnh sự quán Việt Nam ở Battambang...