Campuchia cấm phóng viên tác nghiệp tại ‘vùng đỏ’ Covid-19
Bộ Thông tin Campuchia yêu cầu phóng viên ngưng đưa tin từ “vùng đỏ” đang phong tỏa chống Covid-19 và không đuổi theo xe cấp cứu.
Theo Bộ Thông tin Campuchia, một số phóng viên đã tác nghiệp từ các vùng đang phong tỏa hoặc khu vực cấm như trung tâm điều trị hay bệnh viện. Vài người đã “đuổi theo xe cứu thương”, gây ra tình trạng hoang mang dư luận.
Cơ quan này hôm nay tuyên bố lệnh cấm các hành vi tác nghiệp trên có hiệu lực ngay lập tức, cảnh báo những phóng viên vi phạm có thể bị truy tố. Sắc lệnh được ban hành trong bối cảnh người dân ở các “vùng đỏ” than phiền về tình trạng thiếu thực phẩm và lên mạng cầu cứu.
Cảnh sát Campuchia đã thiết lập rào chắn phong tỏa đối với một số vùng đỏ có tỷ lệ lây nhiễm nCoV trong cộng đồng cao. Cư dân trong các khu vực này không được rời khỏi nhà trừ các lý do liên quan đến y tế.
Giới chức Campuchia khẳng định đã tổ chức đăng ký hỗ trợ thực phẩm tại khu vực chịu phong tỏa và cung cấp gạo, cá hộp cho hàng chục nghìn hộ gia đình.
Video đang HOT
Quân nhân đưa thực phẩm đến một vùng đỏ được siết chặt phong tỏa chống Covid-19 ở Phnom Penh ngày 3/5. Ảnh: AFP.
Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp tại Campuchia từ tháng 2, bắt đầu từ cộng đồng người Trung Quốc nhập cư. Thủ đô Phnom Penh và thành phố Ta Khmau đã trải qua 20 ngày phong tỏa.
Chính phủ Campuchia dự kiến chấm dứt biện pháp phong tỏa toàn diện từ ngày 6/5 và chỉ duy trì phong tỏa cục bộ một số địa bàn có mức lây nhiễm cao. Campuchia hôm nay công bố thêm 938 ca nhiễm mới, nâng tổng số người nhiễm nCoV lên 16.299, trong đó 107 người đã tử vong.
Giới chức đang trưng dụng trường học, nhà hàng tiệc cưới làm bệnh viện dã chiến nhằm giảm áp lực cho bệnh viện và hệ thống y tế Campuchia. Thủ tướng Hun Sen có thời điểm phải cảnh báo đất nước “bên bờ vực tử thần” vì Covid-19 và kêu gọi người dân tuân thủ khuyến cáo y tế.
Được giải cứu từ Trung Quốc nhờ cầu xin Thủ tướng Hun Sen
Giới chức Campuchia đã giải cứu một công dân ở Trung Quốc sau khi người này cầu xin Thủ tướng Hun Sen giúp đỡ qua Facebook.
Sem Srey Pech, 26 tuổi, quê ở tỉnh Kampong Cham, đã lên mạng cầu cứu Thủ tướng Hunsen vì bị chủ lao động ngược đãi. Cô cho biết bị đưa sang Trung Quốc làm việc và đã ở đây hai năm.
"Tôi rất khổ. Tôi không có điện thoại để liên hệ với bố mẹ. Tôi muốn lấy lại điện thoại và quay về Campuchia. Tôi không muốn làm việc ở đây nữa", Sem nói.
Cô gái lên mạng cầu xin Thủ tướng Hun Sen giúp đỡ. Ảnh: Cảnh sát Campuchia
Bộ Ngoại giao Campuchia hôm 12/10 cho biết Tổng lãnh sự quán ở Thượng Hải đã làm việc với các nhà chức trách Trung Quốc để giải cứu cô gái.
Chiv Phally, giám đốc Cục Bảo vệ Vị thành niên và Chống buôn người thuộc lực lượng Cảnh sát Quốc gia Campuchia, hôm 14/10 cho biết "giới chức đã liên lạc với một tài khoản Facebook có tên Rina Rina, hỏi thông tin về nơi cô đang ở và cách liên hệ với người thân tại Campuchia".
Sem Srey Pech sẽ ở lại Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Thượng Hải trước khi hồi hương cuối tháng này.
Tổng lãnh sự quán Campuchia tại Thượng Hải chưa đưa ra bình luận.
Cảnh sát Campuchia răn đe tiểu thương ở 'vùng đỏ' Cảnh sát Campuchia mang súng trường giám sát việc tiểu thương tuân thủ các biện pháp phòng chống Covid-19 tại những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao. Một nhóm cảnh sát Phnom Penh hôm 3/5 đem theo súng trường tuần tra ở Boeng Salang, quận Toul Kork, nơi được coi là "vùng đỏ" với nguy cơ lây nhiễm cao ở thủ đô....