Campuchia bắt đầu khai thác dầu thô trên biển
Thủ tướng Hun Sen thông báo Campuchia đã bắt đầu khai thác dầu thô ở Vịnh Thái Lan, cột mốc mong đợi từ lâu với quốc gia này.
“Giọt dầu đầu tiên đã được khai thác. Năm 2021 sắp đến và chúng tôi đã nhận được một món quà lớn cho quốc gia mình – lượng dầu đầu tiên trên lãnh thổ của chúng tôi”, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đăng Facebook hôm nay.
Dầu thô được khai thác từ một khu vực thuộc Vịnh Thái Lan, ngoài khơi bờ biển phía tây nam tỉnh Sihanoukville. Thủ tướng Hun Sen ca ngợi việc khai thác dầu thô là “thành tựu mới cho nền kinh tế Campuchia”.
“Với nỗ lực của chính phủ và sự tham gia tích cực từ Kris Energy, công ty vận hành dự án, cho đến nay chúng tôi đã hoàn thành công việc xây dựng, lắp đặt thiết bị và cơ sở hạ tầng cần thiết để khai thác dầu mỏ”, ông Hun Sen cho biết thêm.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại cuộc họp chính phủ ở Phnom Penh hôm 15/12. Ảnh: CPP .
Vịnh Thái Lan có trữ lượng dầu mỏ đáng kể. Vào năm 2005, tập đoàn năng lượng đa quốc gia Chevron của Mỹ lần đầu tiên phát hiện mỏ dầu ngoài khơi Campuchia. Phát hiện của Chevron khiến Canpuchia được coi là quốc gia dầu khí tiềm năng tiếp theo của khu vực. Chính phủ Campuchia ước tính hàng trăm triệu thùng dầu thô nằm dưới vùng biển của nước này.
Video đang HOT
Tuy nhiên, hoạt động sản xuất bị đình trệ do chính phủ Campuchia và Chevron không đạt thỏa thuận chia sẻ doanh thu, khiến công ty phải bán cổ phần của mình cho KrisEnergy của Singapore vào năm 2014. KrisEnergy hiện nắm giữ 95% cổ phần của lô dầu được khai thác, trong khi chính phủ Campuchia nắm giữ phần còn lại.
Vị trí mỏ khai thác dầu của Campuchia trên Vịnh Thái Lan, cách Sihanoukville khoảng 160 km. Đồ họa: Google Maps .
Công ty dự kiến sản lượng khai thác cao điểm là 7.500 thùng/ngày từ giai đoạn đầu, một con số khiêm tốn so với các nước láng giềng sản xuất dầu của Campuchia là Việt Nam và Thái Lan. Tuy nhiên, doanh thu có thể rất đáng kể đối với chính phủ bởi theo ước tính năm 2017, Campuchia sẽ thu được ít nhất 500 triệu USD phí khai thác tài nguyên và thuế từ giai đoạn đầu của dự án.
Diễn biến bất thường xung quanh căn cứ Ream phía nam Biển Đông
Dù Campuchia nhiều lần lên tiếng bác bỏ nhưng cơ quan nghiên cứu ở Mỹ đã chỉ ra diễn biến bất thường tại căn cứ hải quân Ream ở tỉnh Sihanoukville (Campuchia) - vốn bị cho là đang dần có sự hiện diện của Trung Quốc.
Vị trí căn cứ hải quân Ream ĐỒ HỌA: TL
Rạng sáng 3.10 (theo giờ VN), Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố báo cáo liên quan diễn biến mới ở căn cứ hải quân Ream. Đây là căn cứ được đặt tại tỉnh Sihanoukville nằm bên bờ vịnh Thái Lan, tức phía nam Biển Đông.
Theo báo cáo của AMTI, hình chụp vệ tinh ngày 1.10 cho thấy chính phủ sở tại đã phá dỡ một cơ sở do Mỹ xây dựng tại căn cứ Ream. Phân tích các hình ảnh cũ thì việc phá dỡ được cho là có thể xảy ra sau ngày 5.9, và khả năng là vào ngày 10.9.
Cơ sở trên là một trong số các dự án do Mỹ tài trợ. Trong khi đó, các dự án do Mỹ tại trợ ở đây được cho là sẽ bị dời đi sau khi Campuchia đạt được một thỏa thuận bí mật với Trung Quốc. Chính vì thế, việc phá dỡ cơ sở trên càng làm dấy lên nghi ngờ về thỏa thuận bí mật giữa Campuchia với Trung Quốc xung quanh căn cứ Ream.
Theo nguồn tin của tờ The Wall Street Journal (WSJ), vào hôm 21-7-2019, các quan chức Mỹ nhận được một bản thảo thỏa thuận giữa Bắc Kinh và Phnom Penh được cho là đã ký kết vào mùa xuân năm nay.
Nội dung xoay quanh việc Campuchia sẽ cấp cho Trung Quốc quyền tiếp cận căn cứ hải quân ở Ream ở Vịnh Thái Lan trong 30 năm và thỏa thuận này sẽ tự động gia hạn sau mỗi 10 năm.
Tờ WSJ cho rằng nếu điều này là sự thật, Trung Quốc sẽ có thêm một căn cứ quân sự ở rất gần các khu vực nhạy cảm tại Biển Đông để bố trí lực lượng, dự trữ vũ khí và neo đậu tàu chiến.
Thủ tướng Campuchia cho rằng đó chỉ là các tin "giả" và nhấn mạnh Hiến pháp Campuchia "không cho phép bất kỳ quốc gia nào thiết lập các căn cứ quân sự" trên lãnh thổ nước này.
Vào cùng thời điểm, Bộ Quốc phòng Mỹ đã gửi thư cho Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia Tea Banh để tìm hiểu lý do tại sao Phnom Penh từ chối lời đề nghị của Washington về việc hỗ trợ sửa chữa căn cứ hải quân Ream.
Thực tế, các căn cứ ở Campuchia giữ vai trò tiền đồn quan trọng đối với khu vực phía nam Biển Đông, cũng như khu vực tiếp giáp giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương. Trong khi đó, thời gian qua Bắc Kinh liên tục phát triển hạ tầng và quân sự hóa các thực thể ở cả hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Trong đó, hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng ở các đảo nhân tạo Xu Bi, Vành Khăn và Chữ Thập đủ sức vận hành các loại chiến đấu cơ đa nhiệm và cả oanh tạc cơ hạng nặng.
Chính vì thế, nếu Trung Quốc hiện diện quân sự ở Dara Sakor và căn cứ Ream thì nước này có thể kết hợp cùng các cơ sở trên các thực thể ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nhằm hình thành một mạng lưới căn cứ trải rộng từ đảo Hải Nam đến sát Ấn Độ Dương. Mạng lưới này có thể phục vụ các loại máy bay, tàu chiến Trung Quốc, lại được hỗ trợ thêm bởi các loại tên lửa mà Bắc Kinh đang bố trí ở Hoàng Sa và Trường Sa.
Điều đó ẩn chứa rủi ro lớn cho an ninh khu vực, nhất là khi Bắc Kinh liên tục thể hiện tham vọng bá quyền trên khắp Biển Đông và vươn rộng ở khu vực tây Thái Bình Dương, cho đến cả Ấn Độ Dương.
Sơ đồ về việc Trung Quốc triển khai vũ khí ở các đảo, bãi đá trên Biển Đông ĐỒ HỌA: AMTI - HOÀNG ĐÌNH
Cuối tháng 9 vừa qua, truyền thông Campuchia đưa tin Bộ trưởng Bộ Quốc phòng nước này Tea Banh vừa có cuộc gặp với ông W.Patrick Murphy, Đại sứ Mỹ tại Campuchia. Trong cuộc gặp, ông Tea Banh được cho là đã cam kết với phía Mỹ rằng chỉ hải quân Campuchia sử dụng căn cứ hải quân Ream.
Liên quan báo cáo ngày 3.10 của AMTI, Reuters dẫn thông cáo từ Bộ Quốc phòng Mỹ nêu: "Chúng tôi quan ngại việc cơ sở của Mỹ bị san phẳng có thể nằm trong kế hoạch của Campuchia về việc cho phép tài sản, lực lượng quân đội Trung Quốc hiện diện ở căn cứ hải quân Ream". Trong khi đó, phía Campuchia chưa đưa ra phản ứng về thông tin trên.
Campuchia đặt mua vắc-xin ngừa COVID-19 cho 20% dân số Trong bài diễn văn phát trực tiếp trên Kênh truyền hình quốc gia Campuchia (TVK) sáng 15/12, Thủ tướng Campuchia Hun Sen thông báo các Bộ trưởng Y tế và Tài chính nước này đã ký thỏa thuận mua vắc-xin ngừa COVID-19 cho 20% dân số Campuchia thông qua Cơ chế COVAX. Một loại vaccine ngừa COVID-19. Ảnh minh họa: IRNA/TTXVN Cơ chế...