Campuchia bác tin về Thủ tướng Hun Sen trong Hồ sơ Pandora
Các luật sư chính phủ Campuchia bác thông tin được trích từ Hồ sơ Pandora nói rằng Thủ tướng Hun Sen sở hữu hộ chiếu đảo Cyprus.
“ Thủ tướng Campuchia Hun Sen chỉ có một quốc tịch, ông không có quốc tịch hay nơi cư trú nước ngoài. Ông sẽ không bao giờ từ bỏ nhân dân và đất nước Campuchia. Bài viết nói Thủ tướng Hun Sen sở hữu hộ chiếu đảo Cyprus là phóng đại và sai sự thật”, nhóm luật sư chính phủ Campuchia ra tuyên bố hôm nay.
Một số tờ báo như Guardian, Washington Post gần đây đăng tải các phát hiện trích từ Hồ sơ Pandora, trong đó cáo buộc Thủ tướng Campuchia Hun Sen sở hữu hộ chiếu đảo Cyprus.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Phnom Penh hồi tháng 11/2019. Ảnh: Reuters.
Nhóm luật sư chính phủ Campuchia kịch liệt bác bỏ bất cứ bài báo nào đăng tải thông tin họ cho là “bóp méo sự thật” này. Nhóm luật sư cáo buộc Guardian không tôn trọng đạo đức báo chí và đăng tải nội dung “vô căn cứ, sai sự thật”.
Campuchia cũng bày tỏ lo ngại thông tin này có thể bị lợi dụng, xuyên tạc để kích động gây rối, phá hoại trật tự và an ninh, hòa bình tại nước này. Tờ Khmer Times cho biết Campuchia đang xem xét kiện Guardian.
Bộ trưởng Tư pháp Camuchia Koeut Rith hôm nay cũng gửi thư cho người đồng cấp Cyprus Stephie Dracos, đề nghị hợp tác điều tra và cung cấp sự thật về thông tin Thủ tướng Hun Sen sở hữu hộ chiếu đảo Cyprus, nhằm công bố sự thật trước người dân cũng như giữ gìn danh dự cho Campuchia và Thủ tướng Hun Sen.
Với 2,94 terabyte dữ liệu, Hồ sơ Pandora được xem là đợt rò rỉ dữ liệu về công ty offshore (mô hình công ty ngoại biên, đăng ký và hoạt động ở nước ngoài) có quy mô lớn nhất lịch sử, tạo ra “cơn sóng thần” cáo buộc về nhiều tài sản bí mật ở nước ngoài của các nguyên thủ, quan chức cùng giới siêu giàu tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều lãnh đạo đã bác bỏ các cáo buộc trong Hồ sơ Pandora như Thủ tướng Czech Andrej Babis, Quốc vương Jordan Abdullah II và Tổng thống Chile Sebastian Pinera.
trong khi tầng lớp tinh hoa sử dụng mạng lưới công ty offshore tinh vi
Hồ sơ Pandora là gì?. Video: Guardian .
Thủ tướng Hun Sen quyết "sờ gáy" những ông trùm tai tiếng ở Campuchia
Thủ tướng Campuchia Hun Sen đang báo hiệu các biện pháp cứng rắn đối với những ông trùm kinh doanh được phong danh hiệu Hoàng gia sau hàng loạt vụ bê bối đáng xấu hổ, báo Asia Times nhận định.
Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: AFP).
Duong Chhay, con trai một gia đình tài phiệt và là một ông trùm kinh doanh bất động sản, đã bị bắt giữ hồi đầu năm nay khi đánh đập vợ dã man. Người vợ sau đó đã đệ đơn ly hôn và tố cáo các hành động của chồng.
Vào đầu tháng 5, tranh cãi bùng nổ khắp Campuchia khi Mean Pich Rita, một sinh viên đại học và từng là thí sinh của cuộc thi Hoa hậu Miss Grand Campuchia, bị bắt sau khi Heng Sear, một tài phiệt nổi tiếng ở nước này, cáo buộc cô về tội ăn cắp. Tuy nhiên, Pich Rita sau đó đã phát trực tiếp trên Facebook cáo buộc chính ông Heng Sear đã cưỡng hiếp cô và cô chỉ tự vệ vì bị tấn công tình dục.
Trong một vụ bê bối khác ít được chú ý hơn, người dân Campuchia trong những tháng gần đây đã chứng kiến sự sụp đổ của một công ty đầu tư theo "mô hình Ponzi". Điều gây chú ý là công ty này do một gia đình tài phiệt nổi tiếng điều hành. Các ông trùm kinh doanh cũng bị bắt vì vi phạm lệnh phong tỏa, cách ly trong đại dịch Covid-19.
Tòa phúc thẩm của Campuchia trong tháng này đã trả tự do cho doanh nhân Kith Theang - anh trai của tài phiệt quyền lực Kith Meng. Hai năm trước, doanh nhân Kith Theang đã bị kết án 4 năm tù vì tội cầm đầu một đường dây phân phối ma túy ở thủ đô Phnom Penh. Kith Theang được giảm xuống còn 2 năm trong tháng này và bất ngờ được thả tự do.
Nhiều nhà tài phiệt được chính quyền Campuchia phong danh hiệu oknha (nghĩa là quý tộc), một danh hiệu được cấp theo sắc lệnh Hoàng gia cho những thường dân đóng góp ít nhất 500.000 USD cho chính phủ.
Trong động thái được xem là báo hiệu sự cứng rắn đối các ông trùm kinh doanh được phong danh hiệu Hoàng gia, ngày 17/5, Thủ tướng Hun Sen đã ra lệnh thành lập một nhóm liên bộ thanh tra cách thức trao các danh hiệu cao quý. Theo các nguồn tin, chiến dịch này có thể sẽ diễn ra trong những tuần tới hoặc tháng tới trong bối cảnh chính phủ đang nỗ lực siết lại giới tinh hoa kinh tế.
Việc các nhà tài phiệt cư xử không phù hợp hầu như không phải là điều mới lạ ở Campuchia. Họ từng xuất hiện trên các bản tin vì ẩu đả, vướng vào những cuộc tình ngoài luồng hoặc bị buộc tội vì liên quan đến những vụ tai nạn chết người.
Asia Times cho rằng, có thể chính phủ của ông Hun Sen hiện đang bắt đầu sờ gáy những ông trùm tai tiếng trong bối cảnh người dân phải hứng chịu nhiều khó khăn do đại dịch. Hàng trăm nghìn người Campuchia đã mất kế sinh nhai và nền kinh tế suy thoái lần đầu tiên vào năm ngoái sau nhiều thập niên. Trong bối cảnh hiện tại, người dân không muốn chấp nhận chuyện người giàu không bị sờ tới.
Tuy nhiên, động thái của Thủ tướng Hun Sen cho thấy xu thế lớn hơn: các ông trùm không còn ảnh hưởng lớn đối với giới chính trị Campuchia. Asia Times cho rằng đây là sự thay đổi lớn trong mối quan hệ giữa giới chính trị và giới kinh doanh kể từ những năm 1990.
Năm 1994, chính phủ Campuchia yêu cầu bất kỳ doanh nhân nào quyên góp 100.000 USD cho nhà nước sẽ nhận được danh hiệu Hoàng gia oknha. Vào thời điểm đó, đối với giới chức chính quyền Campuchia, các tài phiệt đóng vai trò đầu tàu trong quá trình phát triển của đất nước, khi GDP của Campuchia quá thấp và chính phủ gần như hoàn toàn dựa vào viện trợ nước ngoài. Từ nguồn tiền của các nhà tài trợ quốc tế cũng như các tài phiệt trong nước, chính phủ Campuchia đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng trong những năm 2000, với nhiều trường học, bệnh viện hoặc cầu đường.
Truyền thông địa phương dẫn các nguồn tin báo cáo cho biết, trong khi vào năm 2004 chỉ có 20 oknha thì con số này tăng lên khoảng 200 vào năm 2008 và hơn 700 vào năm 2014. Ba năm sau, chính phủ ra quyết định mới: các doanh nhân phải quyên góp 500.000 USD, chứ không phải 100.000 USD, để có được danh hiệu này.
Giờ đây, động lực phát triển đã thay đổi ở Campuchia. Các tài phiệt của Campuchia không còn ảnh hưởng nhiều đến nền chính trị nước này. Thủ tướng Hun Sen giờ đây tỏ rõ sự không hài lòng đối với những hành vi không tử tế của họ. Và chính phủ Campuchia có thể tận dụng các biện pháp cứng rắn với các ông trùm tai tiếng để củng cố niềm tin của người dân - đặc biệt là khi nền kinh tế vẫn còn yếu trong đại dịch - cũng như chứng tỏ nỗ lực giải quyết nạn tham nhũng và bất bình đẳng giàu nghèo gia tăng.
Tại sao số ca Covid-19 ở Campuchia được công bố hằng ngày bất ngờ giảm sâu? Số ca nhiễm Covid-19 chính thức hằng ngày ở Campuchia giảm 76% trong một ngày sau khi Thủ tướng Hun Sen chỉ đạo giới chức dừng xét nghiệm nhanh đối với người không có triệu chứng. Cảnh lấy mẫu làm xét nghiệm PCR ở Campuchia. Ảnh CHỤP MÀN HÌNH KHMER TIMES Bộ Y tế Campuchia hôm 1.10 thông báo ghi nhận có thêm...