Camping núi Hàm Lợn – Lost in the pines
Thời tiết hợp ý quá nên cuối tuần cùng bạn bè làm một chuyến picnic ở núi Hàm Lợn, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Hà Nội” này là đủ chill
Nếu chỉ có 1 ngày cuối tuần, bạn chọn đi đâu? Chắc hẳn không thể là những chuyến đi thật xa được và một gợi ý cho dân Hà Thành đó là đi du lịch ngay trong thành phố. Cô bạn Nguyễn Hoàng Anh Minh đã có một lựa chọn tuyệt vời với chuyến camping tới núi Hàm Lợn, nơi được mệnh danh là “nóc nhà Hà Nội” với hội bạn. Hãy cùng khám phá hành trình của cô gái này nhé!
Núi Hàm Lợn? Hồ Hàm Lợn?
Núi Hàm Lợn (cao 462m) nằm trên dãy núi Độc Tôn thuộc địa phận Sóc Sơn (Hà Nội), dưới chân núi là hồ Hàm Lợn. Hồ này rất rộng, có một số nhóm đang cắm trại ở đó rồi nhưng mình cảm thấy ăn ngủ trên những bãi đất trống hoác không có cây cối gì trông rất là oi và thiếu màu sắc ấy, nên bọn mình di chuyển lên núi.
Nằm rải rác từ hồ lên núi sẽ có rất nhiều rừng thông kèm theo các khu cắm trại do nhà dân ở đấy họ kinh doanh. Có nhiều đường mòn và ngõ ngách, mình phải tìm mãi mới thấy nhóm của mình mà nghe kể lại thì các anh em cũng đi nhầm vào cái đường gì nhiều bùn đất lắm.
Đường lên núi khó khăn thế này đây
Đi thế nào?
Các bạn google map “Khu du lịch Hàm Lợn” hoặc “hồ Hàm Lợn” mà đi nha. Từ Hà Nội các bạn di chuyển theo hướng cao tốc Thăng Long – Nội Bài, đến ngã tư giao quốc lộ 2 thì rẽ trái về hướng Vĩnh Phúc. Trên đường đi có các biển chỉ đường cứ theo đó là được.
Có rất nhiều con đường mòn lên núi, chẳng biết đường nào là đúng cả. Tốt nhất là nếu đã đến được hồ/núi Hàm Lợn rồi mà vẫn không google map ra được khu cắm trại thì hỏi người dân họ chỉ cho nha.
Núi Hàm Lợn xinh đẹp đang đợi các bạn đây
Nếu không đi xe máy thì các bạn có thể đi bus/ô tô tùy ý nhưng bị chia thành nhiều chặng đi còn khó hơn ấy nên tốt nhất là xe máy cho linh động.
Chơi gì bây giờ đây?
Nếu Fansipan là “nóc nhà Đông Dương” mà bạn đi Sapa nhất định phải đến thì “nóc nhà Hà Nội” chính là núi Hàm Lợn đó. Nếu có nhiều thời gian hơn thì Hàm Lợn hãy thực hiện những hoạt động sau nhé:
- Cắm trại qua đêm cùng bạn bè.
- Tổ chức tiệc nướng.
- Trekking chinh phục đỉnh Hàm Lợn (nhớ đảm bảo sức khỏe và trang bị đầy đủ các vật dụng cần thiết).
- Tắm hồ Núi Bàu
Vì chỉ có 1 ngày nên cô bạn không được trải nghiệm nhiều như mong muốn
Nhưng không khí camping cũng đủ vui rồi
Sáng thơ thẩn vào rừng nhặt quả thông là một cảm giác rất thần tiên
Có xích đu lên ảnh cũng xinh xẻo
Ăn – ở thế nào?
Tất nhiên là cắm trại và tự nấu nướng với nhau rồi. Nếu cắm trại qua đêm, nhất định phải chuẩn bị những thứ sau, tất cả đều có thể thuê ngay tại nhà dân nơi quản lí cái khu mà bạn cắm trại:
- Lều trại.
- Bạt ngủ/túi ngủ/đệm ngủ/… Các bạn sẽ không muốn nằm lên sỏi đá đâu đúng không?
- Hệ thống đèn chiếu sáng. Thủ sẵn đèn pin nữa nhé.
- Nhớ chuẩn bị bông băng y tế, thuốc chống côn trùng vì rừng rú thì nhiều muỗi mà.
Về ăn uống, nếu các bạn muốn ăn nhà hàng thì thôi chọn chỗ khác mà đi. Đã đi cắm trại thì cứ phải thiết kế cái bếp nướng, dụng cụ nướng và thịt, thịt, thịt nhé. Các bạn sẽ không quên được cảm giác ngồi cạnh bếp nướng thịt thơm nức mũi đâu.
Đồ ăn bọn mình chuẩn bị mang từ nhà đi có thịt lợn rừng, gà, cá bò, hoa quả, trà sữa, bia,… còn các dụng cụ nướng thì thuê, giá cả trung bình dưới 200k.
Chuẩn bị đủ đồ ăn cho bữa xế và bữa thịt chính nha
Tổng chi phí chỉ khoảng 200k/người (bình thường 200k – 500k/người đi càng đông càng rẻ). Đây là một địa điểm cắm trại quen thuộc của dân Hà Nội nên cuối tuần cứ cùng gia đình, bạn bè làm một chuyến camping nhẹ nhàng nhé.
Điểm đến của khá nhiều gia đình cho trẻ nhỏ
Bạn đã sẵn sàng xách balo lên và đi
7 địa điểm du lịch gần hà nội kèm hướng dẫn di chuyển chi tiết
1. Núi Hàm Lợn
Núi Hàm Lợn nằm ở đâu ?
Núi Hàm Lợn thuộc địa phận huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Nơi đây được mệnh danh là "nóc nhà của Thủ đô" với độ cao là 462m. Xung quanh khu vực núi có nhiều thắng cảnh đẹp cho du khách chiêm ngưỡng, khám phá. Dưới chân núi Hàm Lợn có hồ Núi Bàu (Hồ Hàm Lợn) rất rộng, nước trong, sạch. Quang cảnh xung hồ hồ đẹp nhất là vào buổi sáng, khi sương mù giăng phủ cả mặt hồ như những làn khói lãng đãng. Khi hoàng hôn buông xuống, cả mặt trời to tròn nằm thu gọn giữa mặt hồ, yên ả và lặng yên.
Video đang HOT
Hàm Lợn cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40km theo hướng cao tốc Bắc Thăng Long - Nội Bài nên bạn có thể dễ dàng tìm đến. Vì quãng đường di chuyển đến đây không mấy khó khăn nên bạn hoàn có có thể đi bằng phương tiện cá nhân như xe máy. Bạn sẽ mất 1h cho khoảng thời gian di chuyển từ trung tâm Hà Nội Núi Hàm Lợn. Dưới đây là hướng dẫn các bạn di chuyển tới Hàm Lợn:
Hướng dẫn đi Núi Hàm Lợn
Đi Hàm Lợn bằng xe máy, oto:
Trung tâm Hà Nội Cầu Thăng Long (Cầu Nhật Tân) Ngã Tư Nội Bài Quốc Lộ 2 cũ (hướng về Vĩnh Phúc) Đi thẳng rồi rẽ phải khi gặp biển số 1(Xem hình) Tỉnh Lộ 35 Đi thẳng 7k là tới.
Đi Hàm Lợn bằng xe Bus:
Xe buýt số 64 (KCN Bắc Thăng Long - Phố Nỉ): Bạn hỏi thăm điểm dừng Hồ Hàm Lợn hoặc điểm Đền Rõm xuống xe và đi bộ khoảng 01 km.
Lưu ý: Từ trung tâm Hà Nội các bạn có thể bắt một trong các tuyến xe buýt sau để đến điểm bắt xe 64 gồm:
Tuyến 07: Cầu Giấy - Nội Bài.Tuyến 35B: Nam Thăng Long - Thanh Lâm (Mê Linh).Tuyến 58: Yên Phụ - Thạch Đà (Mê Linh).Tuyến 46: Mỹ Đình - Đông Anh.Tuyến 53: Hoàng Quốc Việt - Đông Anh.Tuyến 53B : Mỹ Đình - KCN Quang Minh (Mê Linh)Tuyến 61: Nam Thăng Long - Vân Hà.Tuyến 56: Nam Thăng Long - Núi Đôi (Sóc Sơn)Tuyến 60B: Nước Ngầm - Bệnh Viện Nhiệt Đới TW cơ sở 2Tuyến 95: BX Nam Thăng Long - Xuân Hòa
Để giúp du lịch Núi Hàm Lợn an toàn, thuận lợi bạn nên hạn chế mang những đồ cồng kềnh như lều, bạt. Vì khi tới núi Hàm Lợn có rất nhiều điểm gửi xe máy cho thuê lều cắm trại, bạt, lò nướng và các đồ phục vụ cắm trại. Lịch trình du lịch khám phá Hàm Lợn thường sẽ như sau:
Leo(hiking) Núi Hàm Lợn.
Cắm trại tại Hồ Hàm Lợn(Hồ Suối Bàu) và qua đêm luôn tại đây.
Nếu đi leo núi Hàm Lợn bạn có thể lựa chọn 1 trong 2 đường sau:
Leo núi Hàm Lợn bằng đường mòn: Là con đường an toàn, ít bụi rậm, được nhiều người hay đi để tiết kiệm thời gian leo lên đỉnh núi. Từ chân núi xuất phát bạn sẽ mất khoảng thời gian từ 2 tiếng đến 2 tiếng rưỡi để lên tới đỉnh núi.Leo núi Hàm Lợn bằng đường rừng, suối: Con đường thích hợp với những ai thích phiêu lưu mạo hiểm. Bạn sẽ phải mất thời gian gấp đôi so với đường mòn, khoảng 3 - 4 tiếng đi men theo các con suối và leo qua các bụi rậm, vách núi nhỏ, mấp mô để lên tới đỉnh núi.
Lưu ý: Mặc dù con đường leo núi này khá nguy hiểm, nhưng được được thu hút được rất nhiều bạn trẻ muốn chinh phục đỉnh núi qua đường rừng, suối này nhé. Tuy nhiên, con đường này chỉ thích hợp với mùa khô, không nên đi vào mùa mưa, ẩm ướt, đường rừng, đá trơn trượt rất nguy hiểm.
Cắm trại qua đêm Hồ Hàm Lợn(Hồ Suối Bàu)
Hồ Suối Bàu là hồ nước rộng đẹp, là nơi thoáng đãng, không khí trong lành rất thích hợp cho việc cắm trại ngủ, nghỉ qua đêm. Với khoảng không gian rộng rãi, bạn có thể thoải thích chơi đùa, cắm trại và đốt lửa trại, nướng đồ ăn tại đây.
Đặc biệt, bạn còn có thể tắm tại nước hồ và yên tâm rằng nước rất trong và sạch sẽ nhé.
2. Núi Trầm
Núi Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (đi từ bờ hồ là khoảng 25km - coi như là đi trong phố). Chùa Trầm ở chân núi Trầm, gần đó có chùa Trăm gian (cách chùa trầm khoảng 3km).
Hướng dẫn đi Núi Trầm
Mình di chuyển bằng xe máy. Nhưng theo như khi đi mình quan sát thì các bạn hoàn toàn có thể đánh xe ô tô đi đến đây với đường đi rất thuận lợi (chủ yếu là quốc lộ, cao tốc). Phù hợp cho các bạn mới lái muốn đưa gia đình, bạn gái đi chơi cuối tuần tiện thể luyện tay lái luôn.
- Đường đi/về: Các bạn có thể search google với keyword "Núi Trầm" để có đường dẫn chi tiết. Về cơ bản có 2 đường đến nơi: Quốc lộ 6 và Đại lộ Thăng Long. Các bạn đều có thể đi/về theo 2 đường này. Như mình chọn thì mình lúc đi mình đi Lê Văn Lương - Tố Hữu vì mình có lượn qua làng lụa Vạn Phúc trên đường (mình không đưa vào bài viết vì không có ấn tượng gì nhiều với mình), sau đó chạy ra Đê Yên Nghĩa ra QL6. Mọi con đường đê đều thơ mộng đối với mình. Khi ra QL6 bạn đi thẳng, khi nào thấy Huyện ủy Chương Mỹ (bên trái) thì rẽ phải ở ngõ đối diện và đi thẳng vào làng. Khi về mình chạy loanh quanh huyện Chương Mỹ, qua chùa Trăm Gian và ra về đường Đại lộ Thăng Long (cũng qua một con đê nữa).
Lịch trình đi Núi Trầm
- Mình đi tầm 9 giờ ở nhà, ưỡn ẹo ăn sáng check in các kiểu mà tầm 10g15 mình đã đang gửi xe trong chùa Trầm rồi. Tuy nhiên mình khuyên các bạn nên đi thật sớm để tránh nắng trên núi buổi trưa khi leo.
- Sau khi đến nơi, các bạn đi thẳng vào chùa Trầm (qua 1 cây đa rất to giữa đường) gửi xe trong sân chùa hoặc vài quán ngay trước mặt. Giá tiền luôn chỉ là 5.000đồng/xe nhưng mình khuyên là nên gửi bên ngoài vì giá vẫn thế, mà lại được các anh/chị dân làng giúp đỡ rất nhiệt tình, cộng với ngày xưa ba mẹ mình dạy không được phóng xe vào chùa.
- Chùa Trầm gồm 3 khu chính: 1 khu đền thờ mẫu phía tay phải, một hang thờ Phật với nhiều bức tượng điêu khắc đá trong hang rất huyền ảo phía trước và gian thờ phía bên trái có sân rộng. Chùa đông vào các dịp rằm tháng Giêng, 2/2, 3/3, 20/8 âm lịch, nhưng các bạn yêu tâm mình đã hỏi sư ở đây, như hôm mình đi thuộc dạng đông gần nhất mà vẫn rất thoáng đãng, yên tĩnh phù hợp cho việc đi chùa.
Chùa Trầm trước tiên là một di tích lịch sử, khi lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến lần đầu tiên được phát ra từ đây. Ngoài ra khu hang cũng rất thú vị, với các tác phẩm điêu khắc, nắng xiên v.v... các bạn có thể xem thêm ở ảnh của mình. Rất thú vị. Vào chùa mình có cảm giác cực kỳ thoải mái.
- Sau đó các bạn ra quần thể Núi Trầm, gồm khoảng 6-7 quả (ngôn ngữ dân ở đây). Thành tích leo núi ở đây tính bằng "quả" vì khi xuống ai cũng sẽ hỏi bạn được mấy "quả". Ngọn núi không cao, nếu các bạn thường xuyên luyên tập thì có khi không cần thở dốc. Cái thú vị ở đây đó là có nhiều con đường để lên một quả, không có đường mòn, leo phải bám đu rồi kéo đỡ nhau rất vui. Khi leo đến đỉnh thì sau lưng là đồng ruộng, trước mặt là núi như cao nguyên trong phim Mỹ tuyệt vời. Có nhiều mỏm đá, nhiều ngọn đỉnh để các bạn chụp ảnh không thể đẹp hơn
Mình lên đỉnh núi ăn đồ chuẩn bị trước khi đi (và 1 lon bia, of course rất phê). Nhưng có nhiều nhóm bạn chuẩn bị đồ và bếp nướng có rất nhiều chỗ để ăn. Nhiều hốc đá trốn nắng nướng BBQ rất lãng mạn. Khu vực này đặc biệt không có rác, không có biển chỉ dẫn, không có kinh doanh nên dù đông người nhưng cảm giác rất thoải mái, hoang sơ. Leo núi nhưng không yêu cầu quá nhiều thể lực lại chụp ảnh rất đẹp.
Mình xuống ngồi quán nước chỗ gửi xe nghỉ ngơi chém gió, tiện thể hỏi về khu vực. Giá cả rất hợp lý, không hề chặt chém, anh/chị chủ quán mình lại rất thân thiện nên mình rất thích.
- Sau đó mình đi đến chùa Trăm Gian (cách đó tầm 3km). Khi đến quán cơm Hương Trình thì rẽ vào gửi xe (5.000/xe). Khu này mình ấn tượng vì quần thể rộng, rừng thông đẹp tuyệt như ở châu âu, hồ nước, rồi sân chùa,... nói chung rất nhiều góc đẹp. Mình đi ở đây nhanh vì giữa trưa không có nhiều người.
- Trên đường ra Đại lộ Thăng Long mình rẽ qua xã Tân Hòa (chuyên làm thúng nón...), rồi lượn qua các làng trong đó rất thú vị. Nói chung là đi kiểu không sợ lạc nếu bạn lượn lờ.
- Lên đường Đại lộ Thăng Long ra về
3. Vườn Quốc Gia Ba Vì
Với khoảng cách 50 km về phía Tây nên anh em chỉ mất khoảng 2 giờ đồng hồ là có thể đã đặt chân đến Vườn Quốc gia Ba Vì. Thích là nhích ngay mà không cần nghĩ ngợi nhiều. Thời điểm này là thích hợp nhất để tham quan và chụp ảnh, tầm này là lúc mà hoa dã quỳ "trong truyền thuyết" nở rộ tha hồ cho anh em sống ảo.
Giá vé vào cửa cho người lớn là 60k, sinh viên thì chỉ 20k.
Để có thể ngắm và tận hưởng hết những điều thích thú suốt quãng đường thì tốt nhất là anh em đi xe máy, 2 bên cây cối rợp bóng, không khí mát mẻ, thực sự là rất dễ chịu.
PS: Nếu bạn đi ô tô thì sử dụng tối đa xe 29s nhé
Hướng dẫn đi rừng quốc gia Ba Vì
Điểm đầu tiên chúng tớ dừng chân là đồi thông, khi ấy là vào sáng sớm tầm 9h00, mặt trời bắt đầu chiếu xuống những tia nắng dịu dàng, 2 anh em tớ thỏa sức sống ảo với những thước video chất chơi và những con ảnh deep sì.
Sau khi quẩy chán chê ở đồi thông chúng tớ lại tiếp tục chuyến hành trình khám phá, càng lên cao đường đi càng khúc khuỷu và không khí thì có vẻ lạnh hơn. Chúng tớ dừng ở vườn sương rồng, nghe nói ở đây trồng tới 1.200 giống xương rồng, đúng là nhiều thật, và anh em nào manh động bẻ nhầm 1 nhánh xương rồng là phạt 200k nhé.
Địa điểm tiếp theo anh em tớ dừng chân là đền thờ cổ, nơi chúng tớ mong ngóng nhất vì thấy và nghe đến nhiều rồi mà chưa có dịp đặt chân đến, trước khi vào đền phải lên 1 con dốc phải gọi là rất rất dốc, anh em để ý nhé. Vừa vào đến đền thì không khí đầu tiên mà anh em tớ cảm nhận là có gì đó hơi rợn tóc gáy, xung quanh yên tĩnh và hơi chút âm u, đúng cổ và xưa thật, nhưng không kém phần thú vị.
Và cuối cùng là Đền Thượng, nơi mà được coi là một thử thách khá thú vị. Đền Thượng tọa lạc tại đỉnh núi Ba Vì với độ cao 1.227 m, nếu muốn đến với đền Thượng, anh em phải leo khoảng 500 bậc thang. Nhưng mà anh em yên tâm, cảnh tượng trên cao sẽ không làm anh em thất vọng. Sắc xanh của rừng núi hòa lẫn với màu xanh của bầu trời, màu xanh của sông hồ ẩn hiện sau những áng mây trắng bay, nói chung là quá đẹp.
Ngoài ra nếu bạn có thời gian và sức khỏe bạn chinh phục đền thờ Bác Hồ view tương tự, cảnh sắc như trên nhé
Đó là hành trình của anh em tớ tại Vườn Quốc Gia Ba Vì
4. Làng gốm Bát Tràng
Làng gốm Bát Tràng là một trong những điểm vui chơi thú vị ngày cuối tuần đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ. Việc di chuyển, ăn uống, vui chơi tại đây sẽ trở thành chuyện nhỏ khi bạn bỏ túi kinh nghiệm du lịch làng gốm Bát Tràng 1 ngày cực Chill dưới đây của dulichlive. Nào cùng nhau khám phá!
Làng gốm bát tràng nằm ở đâu ?
Bát Tràng hiện nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, xã Bát Tràng, huyện Gia Lâm, ngoại thành Hà Nội, làng gốm Bát Tràng là làng nghề truyền thống nổi tiếng và lâu đời nhất ở Việt Nam về các sản phẩm từ gốm sứ.
Hướng Dẫn Đi Bát Tràng
Tới Bát Tràng bằng xe bus
Đối với các bạn sinh viên hay thích di chuyển bằng xe bus thì việc đi tới Bát Tràng bằng xe bus là sự lựa chọn hoàn hảo nhất vừa rẻ lại vừa không ngại mưa nắng. Từ Hà Nội đi tới Bát Tràng bạn thì bạn tới Long Biên đi xe 47 chỉ cần 35 phút là bạn có mặt ngay tại Bát Tràng với thông tin cụ thể. Thời gian hoạt động: 5h14 - 19h42 ( Long Biên); 5h53 - 20h21 (Kim Lan)/ CN: 5h16-19h58 ( Long Biên); 5h41-20h56 ( Kim Lan)
Giá vé: 7000đ/lượt
Số chuyến: 3 - 4 xe chuyến/ngày
Thời gian kế hoạch 1 lượt: 45 phút
Đi xe máy tới Bát Tràng
Hướng đi Bát Tràng từ các quận Long Biên, Tây Hồ, Hoàn Kiếm: Bạn chay qua cầu Chương Dương rồi rẽ phải xuống đê và đi thẳng thêm chừng 8km là đến Bát Tràng. Gần tới làng gốm là có biển chỉ dẫn rất to nên bạn yên tâm không sợ lạc đường nhé.
Hướng đi Bát Tràng từ các quận Đống Đa, Hai Bà Trưng: Bạn di chuyển theo hướng cầu Vĩnh Tuy sau đó cũng rẽ lên đê và đi thêm khoảng 6km nữa là tới.
Hướng đi Bát Tràng từ các quận Nam, Bắc Từ Liêm, Hoàng Mai, Thanh Xuân: Bạn chạy theo hướng cầu Thanh Trì sau đó rẽ xuống đường đi khu đô thị Ecopark sau khi thấy ngã tư đường Đa Tốn thì rẽ phải và hướng lên đê chạy thẳng là tới ngay Bát Tràng.
Hướng đi Bát Tràng bằng đường sông
Hiện có nhiều công ty du lịch cung cấp tour cuối tuần du lịch Sông Hồng và đi qua các điểm tham quan chính như Bát Tràng, đền Chử Đồng Tử với mức giá khoáng 400k/người nên bạn có thể cân nhắc loại hình này nhé.
Làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội là một nơi có truyền thống lâu đời trong việc sản xuất các sản phẩm từ gốm sứ. Theo kinh nghiệm đi Bát Tràng thì bạn nên tới đây vào ngày 8 - 13/2 âm lịch hàng năm để kết hợp với tham quan đình Vạn Phúc. Ngoài ra bạn còn có thể tham gia các hoạt động lễ hội thú vị khác như: cờ người, đánh cờ tướng, chọi gà, kéo co, bịt mắt đập niêu...
Đi Bát Tràng dạo chợ gốm
Trải nghiệm đầu tiên khi tới với Bát Tràng mà bạn không thể bỏ qua chính là đi dạo chợ. Trước mắt bạn sẽ là bạt ngàn những gian hàng với hàng trăm, hàng ngàn món hàng thủ công làm từ gốm nào là bình hoa, bát ăn cơm, đèn xông tinh dầu...cho tới những chiếc vòng, chiếc thắt lưng làm bằng gốm độc đáo.
Dạo một vòng quanh chợ ngắm nhìn mọi vật làm bằng gốm chắc chắn trong lòng mình sẽ trào dâng những cảm xúc thực sự lạ và thú vị.
Đi Bát Tràng nặn gốm
Theo kinh nghiệm du lịch Bát Tràng 1 ngày thì tới làng Bát Tràng mà không chơi nặn gốm thì coi như bạn chưa tới đây nhé. Việc tự tay biến một cục đất vô tri thành những sản phẩm có hồn như bát, bình hoa do chính tay mình làm nên thì còn gì thú vị bằng. Chi phí cho một lần nặn gốm dao động khoảng 30k tới 50k cho một lần làm. Sau khi làm xong bạn cũng có thể hong khô và sơn màu rồi mang về trang trí.
Đi Bát Tràng uống cà phê
Việc thưởng thức những ly cà phê thơm ngon bên một quán quen với những thiết kế đặc trưng như gạch nung, bát đĩa sứ...chắc chắn sẽ là cung bậc cảm xúc của bạn thêm phần thăng hoa.
Những món ngon ở Bát Tràng bạn không nên bỏ qua gồm:
Bánh khoai cốt dừa, bánh khoai tím, bánh khoai vàng Trứng nướng, gà ta luộc, gà ta nướng trên bếp than hoa Nước mía 10k, nước dừa 30k, Bánh tẻ, bánh giò có vị thơm ngậy, không béo ăn nhiều thực sự không ngán. Nhân của bánh từ mộc nhĩ, hành khô quyện với bột gạo, lá dong tạo nên hương vị khó quên. Giá bán của những chiếc bánh này lại vô cùng rẻ chỉ khoảng 4k/1 chiếc và 30k/chục.
Người phụ nữ Nepal lập kỷ lục về tốc độ chinh phục "nóc nhà thế giới" Phunjo Lama ở độ tuổi 30, đã hoàn thành mục tiêu trong 14 giờ 31 phút, qua đó phá vỡ kỷ lục thế giới ghi nhận năm 2021 của nhà leo núi Ada Tsang Yin-hung đến từ Hong Kong với 25 giờ 50 phút Ngày 23/5, nhà leo núi người Nepal, Phunjo Lama đã trở thành người phụ nữ chinh phục đỉnh Everest,...