Camera trong trường, lớp học: Giải pháp an ninh hữu ích?
Camera giám sát trong trường lớp học đang được nhiều nhà trường triển khai nhằm hướng đến đích cuối cùng là an ninh trường học.
Song việc sử dụng ra sao cho thích hợp, tránh áp lực cho giáo viên, tăng cường hiệu quả công tác quản lý, nguồn kinh phí từ đâu để thực hiện… vẫn là những vấn đề cần quan tâm.
LTS: Sau hàng loạt vụ mất an toàn trong trường học xảy ra, có ý kiến cho rằng, để bảo đảm an toàn cho HS, ngăn chặn, xử lý kịp thời hành vi thiếu chuẩn mực của giáo viên, duy trì niềm tin của phụ huynh học sinh (PHHS) với nhà trường, nâng cao chất lượng giáo dục… cần lắp đặt camera giám sát. Tuy nhiên, bên cạnh hiệu quả vẫn còn không ít ý kiến trái chiều từ các nhà quản lý giáo dục, giáo viên. Báo GD&TĐ đi sâu, bàn luận về vấn đề này.
Việc quản lý trường lớp sẽ toàn diện hơn qua camera giám sát
Phát huy hiệu quả
Theo cô Vũ Thị Bình – Phó Hiệu trưởng Trường MN Hoa Hồng – Cầu Giấy (Hà Nội): Từ khi trường được quận bàn giao cơ sở trường lớp xây dựng mới đã lắp đặt sẵn hệ thống camera trong các lớp học và một số vị trí trong trường. Khi bắt đầu triển khai, một số giáo viên (GV) không tránh được áp lực tâm lý và có ý kiến… Tuy nhiên, sau khi Ban giám hiệu giải thích, động viên, đến nay việc lắp đặt camera trong lớp học đã được đa số GV, PHHS ủng hộ.
Cô Vũ Thị Bình khẳng định: Đây là một trong những giải pháp hiệu quả để bảo đảm an ninh, an toàn cho 1.200 HS, 24 lớp tại Trường MN Hoa Hồng. Mặt khác, PHHS dù đã gửi gắm niềm tin vào nhà trường, giáo viên… nhưng càng thêm yên tâm với sự an toàn của trẻ trong thời gian học tập.
Camera giám sát lớp học cũng góp phần giúp đội ngũ GV nâng cao ý thức giáo dục. Đặc biệt, đối với những người làm công tác quản lý, hằng ngày có trách nhiệm sát sao, chặt chẽ, bảo đảm tốt nhất an toàn cho HS… thì đây trở thành công cụ hữu ích giúp cho công việc hiệu quả, tường minh. Khi có sự phản ánh từ phía GV hay PHHS đều có căn cứ để xử lý mọi việc. Chất lượng giáo dục từ khi triển khai camera giám sát đã tăng lên đáng kể.
Nói về lợi ích của camera giám sát trường lớp học, cô Vũ Thị Bình chia sẻ: Trước đây từng xuất hiện tình trạng kẻ gian trà trộn vào PHHS đưa con vào lớp. Lợi dụng lúc GV bận rộn, chăm chú vào việc đưa HS xuống sân trường tập thể dục buổi sáng, kẻ gian lấy cắp đồ dùng, tiền trong túi của nhiều GV.
Video đang HOT
Khi trích xuất lại hình ảnh trong camera, nhà trường đã xác định ra kẻ gian. Một mặt, nhà trường rút kinh nghiệm nhắc nhở GV nâng cao cảnh giác, bảo đảm an toàn cho bản thân và HS; mặt khác trình báo với công an phường sở tại để cùng cảnh báo hiện tượng trên cho các trường học khác. Đặc biệt, bằng chứng lưu lại tại camera đã minh oan, giải tỏa tâm lý nghi ngờ cho cả đội ngũ GV.
Ảnh minh họa/ INT
Cô Lê Thị Thơm – Hiệu trưởng Trường MN Ngôi sao mới New Starkids – quận Cầu Giấy (Hà Nội) cũng cho biết: Trường lắp camera giám sát 100% trong các lớp học và một số vị trí trong trường. Đây không chỉ là giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý chất lượng giáo dục mà còn phối hợp cùng gia đình giám sát, chăm sóc trẻ tốt nhất.
Theo cô Thơm, với trẻ nhỏ 10 tháng tuổi, PHHS luôn lo lắng và có nhu cầu xem hình ảnh nhiều nhất. HS ở lứa tuổi lớn hơn sẽ giảm dần nhu cầu từ PHHS.
Tuy vậy, cô Thơm vẫn khẳng định việc lắp đặt camera giám sát lớp học không đồng nghĩa PHHS thiếu tin tưởng nhà trường. Đây chỉ là một trong những điều kiện cần thiết để nhiều trường MN ngoài công lập khẳng định uy tín chất lượng và sự minh bạch với PHHS. Lắp camra giám sát lớp học cũng không phải là giải pháp tối ưu nhất trong việc bảo đảm an ninh, an toàn cho trẻ tại trường học. Với giáo dục và nghề giáo, đặc biệt là GV MN, chuyên môn và chữ “Tâm” phải đặt lên hàng đầu. Mỗi HS phải được chăm sóc chu đáo, bảo đảm an ninh như trong chính nhà mình.
Vẫn cầm chừng và thử nghiệm
Tại Gia Lai, Sở GD&ĐT yêu cầu các Phòng GD&ĐT Pleiku, Chư Sê, An Khê tổ chức rà soát, lựa chọn danh sách 1 trường MN, 1 trường TH bảo đảm về cơ sở vật chất và sự tự nguyện của PHHS để triển khai thí điểm lắp đặt hệ thống camera có sự giám sát của PHHS.
Ngành GD-ĐT Gia Lai hy vọng, khi hệ thống camera được kết nối với toàn thể PHHS sẽ trở thành giải pháp để PHHS cùng nhà trường tham gia giám sát mọi hoạt động giảng dạy, giáo dục, đặc biệt là thái độ, tinh thần trách nhiệm của GV đối với HS. Hướng đến hiệu quả quản lý GD cao nhất tại trường học.
Theo hướng dẫn của Sở GD&ĐT Gia Lai, các trường TH, MN triển khai thí điểm sẽ tham gia trên tinh thần tự nguyện theo Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT, tự chủ về kinh phí, khuyến khích huy động từ các nguồn lực xã hội hóa (XHH). Vì vậy, để triển khai đòi hỏi các nhà trường làm tốt công tác truyền thông để PHHS hiểu rõ về lợi ích thiết thực của hệ thống camera.
Bà Nguyễn Thị Thơm – Trưởng phòng GD Mầm non (Sở GD&ĐT Lào Cai) cho biết: Hiện tại, Sở GD&ĐT Lào Cai chưa có bất kỳ chỉ đạo nào về vấn đề trên nên số trường MN lắp đặt camera rất ít. Trường nào lắp đặt camera, BGH tự thống nhất với PHHS và làm tốt công tác XHH về kinh phí. Tại Lào Cai, đa số PHHS còn khó khăn về điều kiện kinh tế nên việc đóng góp hạn chế. Khi các nhà trường không XHH được kinh phí, việc triển khai càng khó thực hiện.
Để bảo đảm an ninh, an toàn cho HS trong trường lớp, bà Nguyễn Thị Thơm cho rằng, camera chỉ là một trong những giải pháp.
Lào Cai hiện có 192 trường MN/9 huyện, thành phố (12 trường ngoài công lập), đội ngũ CBQL, GV, NV của bậc học MN là 5.428; HS là 58.072 (lứa tuổi nhà trẻ, mẫu giáo trong các trường công lập và ngoài công lập). Việc bảo đảm an ninh, an toàn cho HS bậc học MN đã và đang được các nhà trường triển khai nghiêm túc theo các văn bản, thông tư. Cùng đó, BGH, GV phối hợp chặt chẽ với PHHS, tổ dân phố, lực lượng an ninh xã, phường, y tế trong vấn đề liên quan như: Bảo đảm an ninh trường lớp học, an toàn thực phẩm trường học…
Thực tế đang cho thấy, việc lắp đặt camera giám sát trường lớp học được triển khai cơ bản ở các thành phố lớn và nhiều hơn ở các trường MN, TH ngoài công lập. Với trường MN, TH ở vùng nông thôn, các địa phương khó khăn, việc lăp đặt chỉ mang tính khuyến khích, thăm dò, làm thí điểm.
Vấn đề lắp đặt camera giám sát trường lớp học còn nhiều ý kiến trái chiều từ phía đội ngũ cán bộ quản lý GD, GV, PHHS. Đặc biệt, để triển khai được còn phụ thuộc lớn vào nguồn kinh phí XHH trong bối cảnh các nhà trường đều khó khăn ngân sách.
Đức Trí
Theo GDTĐ
Phù Ninh (Phú Thọ): Nâng cao chất lượng giáo dục, tăng cường tuyên truyền phổ biến giáo dục về ATGT
Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền, ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Phù Ninh đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn huyện.
Xác định mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ đã đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương pháp giáo dục; công tác quản lý; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất- kỹ thuật; phát triển mạng lưới trường, lớp hợp lý.
Hiện ngành GD&ĐT huyện đã triển khai đồng bộ các giải pháp đổi mới theo mục tiêu phát triển năng lực và phẩm chất học sinh, áp dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh.
Trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng của từng cấp học trong chương trình giáo dục phổ thông. Ngành đã chủ động xây dựng và thực hiện phân phối chương trình chi tiết theo khung thời gian. Đồng thời, các trường tạo điều kiện cho các tổ, nhóm chuyên môn, giáo viên được chủ động lựa chọn xây dựng các chủ đề tích hợp, liên môn trong mỗi môn học trong đó chú trọng đến giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, hiểu biết xã hội, thực hành pháp luật.
Trường Tiểu học Giấy Bãi Bằng
Cùng với việc nâng cao chất lượng giáo dục, ngành Giáo dục huyện Phù Ninh còn rất quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức về an toàn giao thông học đường.
Ngay từ đầu năm học, ngành đã bám sát kế hoạch triển khai công tác an toàn giao thông của Sở Giáo dục và Đào tạo, Ban An toàn giao thông tỉnh Phú Thọ và có công văn chỉ đạo, hướng dẫn đến các trường để triển khai thực hiện.
Đồng thời, chỉ đạo các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền dưới nhiều hình thức như: phát thanh, tờ rơi, hoạt động ngoại khóa về văn hóa văn nghệ, thể dục, thể thao; tổ chức ký cam kết chấp hành quy định về an toàn giao thông giữa nhà trường, gia đình và học sinh.
Ông Nguyễn Quang Thanh- CVP Ban ATGT tỉnh; ông Phùng Quốc Lập- Phó GĐ Sở GD&ĐT Phú Thọ; ông Hà Ngọc Yến - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phù Ninh (hình ảnh từ trái qua phải) đến dự buổi ngoại khóa về tìm hiểu pháp luật ATGT
Năm học 2019-2020, ngành phối hợp với công an huyện Phù Ninh ban hành kế hoạch tuyên truyền phổ biến giáo dục về an toàn giao thông đến tất cả các trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn toàn huyện, đồng thời tổ chức các buổi ngoại khóa, tìm hiểu giáo dục pháp luật về an toàn giao thông; tuyên truyền cho cán bộ, giáo viên, học sinh trong toàn ngành về luật an toàn giao thông góp phần nâng cao nhận thức và chấp hành tốt luật giao thông.
Mặt khác, ngành còn phối hợp với công ty Honda Bình Minh trao mũ bảo hiểm cho 2.445 học sinh lớp 1 năm học 2019-2020, đạt tỷ lệ 100%. Có thể thấy, việc phổ biến, tuyên truyền giáo dục về luật giao thông đường bộ trong trường học không chỉ nâng cao ý thức, kỹ năng tham gia giao thông an toàn cho học sinh mà còn góp phần xây dựng và hình thành văn hóa giao thông cho thế hệ trẻ ngay từ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường.
Một năm học mới đã bắt đầu, với những giải pháp đồng bộ, tin rằng chất lượng giáo dục của huyện sẽ nâng cao, diện mạo của ngành sẽ từng bước đổi thay tích cực, đáp ứng yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục huyện nhà.
Theo conglyxahoi
Vụ tố hiệu trưởng lạm thu, độc đoán: Thanh tra đột xuất trường Nguyễn Viết Xuân UBND huyện đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất trường tiểu học tại địa phương sau khi có đơn tố cáo hiệu trưởng lạm thu, độc đoán Ngày 10-10, UBND huyện Chư Pứh, tỉnh Gia Lai cho biết đã thành lập đoàn thanh tra đột xuất việc quản lý giáo dục; sử dụng ngân sách Nhà nước và các khoản thu của...