Camera sẽ không bao giờ thay thế được gương chiếu hậu vì lý do này
Mặc dù công nghệ quan sát qua camera trên ô tô ngày càng tiến bộ và đã có những hãng ra mẫu xe dùng camera thay thế hoàn toàn gương chiếu hậu, nhưng trong tương lai gần vẫn khó có thể thay thế hẳn thiết bị truyền thống này.
Đó là nhận xét của Joel Stocksdale, biên tập viên của kênh Autoblog chuyên về tin tức ô tô tại Mỹ. Nhận xét này có vẻ đi ngược với xu hướng camera hóa trên ô tô ngày nay nhưng đều có nguyên nhân khá thực tế.
Theo Joel, công nghệ camera trên ô tô đã là ước mơ từ lâu của các nhà sản xuất từ nhiều thập kỷ trước và đến nay đã bùng nổ ở nhiều phân khúc ô tô. Hiện tại, đã có những mẫu xe sử dụng hoàn toàn camera thay cho gương chiếu hậu như Honda E và Audi E-Tron. Chúng cung cấp những cải tiến về khí động học và thậm chí là góc nhìn lớn hơn.
Camera gắn ngoài thay thế cho gương chiếu hậu truyền thống trên mẫu Audi E-tron
Tuy nhiên, bất chấp tất cả những ưu điểm mang tính công nghệ, nếu loại bỏ chiếc gương truyền thống sẽ là sai lầm.
Video đang HOT
Lý do thực sự khá đơn giản. Trước hết, là độ chân thực. Dù công nghệ trên camera ngày nay rất tốt, chúng vẫn không sắc nét như hình ảnh thực tế phản chiếu vào mắt người. Quan trọng nhất, hình ảnh qua gương chiếu hậu không gặp phải các vấn đề về điểm ảnh hoặc phơi sáng khi chất lượng ánh sáng kém, vốn là là nhược điểm của ống kính điện tử.
Bản thân Joel Stocksdale đã lái ô tô trong nhiều dạng thời tiết như trời mưa to và tuyết, và chúng thường xuyên làm cho camera quan sát điểm mù trở thành một mớ hỗn độn mờ mịt và hoàn toàn không thể sử dụng được. Trong bóng tối, đèn pha sáng chiếu vào camera điện tử cũng có thể gây ra lỗi.
Bên cạnh đó, camera điện tử sẽ gặp bất lợi nếu trong môi trường mặn, cặn muối và các chất bẩn khác vẫn có thể tích tụ, che lấp hình ảnh. Trong khi gương kính chỉ gặp vấn đề với nước đóng băng, nhưng dễ khắc phục với hệ thống sưởi kính, còn bụi bẩn hay mưa ướt đã có gạt nước.
Quan sát qua gương kính truyền thống có độ thật và quen thuộc hơn với các tài xế lâu năm.
Với các “tài già”, việc quan sát qua gương kính thường còn giúp họ cảm nhận được độ xa, gần của hình ảnh phản chiếu mà đôi khi camera điện tử sẽ không thể đem lại cảm giác này. Đơn giản vì qua hình ảnh hiển thị ở màn hình, chúng ta chỉ quan sát được một hình ảnh hai chiều.
Kết luận lại, Joel Stocksdale cho rằng phát triển camera quan sát trên ô tô là tốt và cần thiết, nhưng người lái nên coi đó là thứ công nghệ hỗ trợ, tăng thêm mức độ an toàn như camera 360 độ để di chuyển chỗ hẹp, camera góc mù để quan sát chướng ngại vật mà gương kính không thể soi đến. “Công nghệ mới là tốt, nhưng nó thậm chí còn tốt hơn khi kết hợp với công nghệ cũ”, Joel nói.
Không lắp đặt camera giám sát, chủ xe kinh doanh vận tải bị phạt cao nhất bao nhiêu?
Từ ngày 1/1/2022, nếu không thực hiện lắp camera giám sát hành trình, chủ phương tiện kinh doanh vận tải sẽ bị phạt nặng. Tùy theo mức độ vi phạm và đối với cá nhân, tổ chức, mức phạt cao nhất có thể lên đến 12 triệu đồng.
Cụ thể, tại Khoản 6 Điều 28 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định về X ử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ, dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ như sau: " Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với tổ chức kinh doanh vận tải, dịch vụ hỗ trợ vận tải thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
o) Sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải không lắp camera theo quy định (đối với loại xe có quy định phải lắp camera) hoặc có lắp camera nhưng không ghi, không lưu trữ được hình ảnh trên xe, người lái xe trong quá trình xe tham gia giao thông theo quy định;
p) Không thực hiện việc truyền, lưu trữ hình ảnh từ camera lắp trên xe ô tô về máy chủ của đơn vị, không cung cấp tài khoản truy cập vào máy chủ của đơn vị cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định".
Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm trên còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tước quyền sử dụng phù hiệu (biển hiệu) từ 01 tháng đến 03 tháng (nếu có hoặc đã được cấp) đối với xe vi phạm.
Không lắp camera giám sát hành trình, chủ phương tiện kinh doanh vận tải có thể sẽ bị phạt cao nhất lên tới 6 triệu đồng (đối với cá nhân) và 12 triệu đồng (đối với tổ chức).
Trước đó, ngày 17/01/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2020/NĐ-CP Quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, trong đó quy định thời hạn đối với các xe ô tô kinh doanh vận tải hàng hóa bằng công - ten - nơ, xe đầu kéo; xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên phải lắp camera đảm bảo ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trước ngày 01/7/2021 (camera giám sát).
Tuy nhiên, theo Nghị quyết 66/NQ-CP đã quy định tạm ngưng xử phạt hành chính đối với việc ô tô không lắp camera giám sát đến hết ngày 31/12/2021 do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.
Sau ngày 31/12/2021, ô tô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 09 chỗ trở lên và ô tô kinh doanh vận tải hàng hoá bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo không lắp camera giám sát sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Top 10 xe điện cỡ nhỏ tốt nhất năm 2021: Honda e góp mặt Tạp chí Auto Express vừa bầu chọn ra 10 mẫu xe điện cỡ nhỏ tốt nhất năm 2021. Trong đó có sự góp mặt của Peugeot e-208, Volkswagen ID.3, Vauxhall Corsa-e, Honda e, Volkswagen e-up... 1. Fiat 500 Electric. 2. Peugeot e-208. 3. Volkswagen ID.3. 4. Vauxhall Corsa-e. 5. Honda e. 6. Volkswagen e-up. 7. SEAT Mii Electric. 8. BMW i3. 9. MINI...