Camera phạt nguội: CSGT chẳng nhàn hơn vì…
Lực lượng chức năng sẽ áp dụng xử phạt nguội thông qua camera, nhiều CSGT tại các chốt cho rằng có camera thì CSGT cũng chẳng nhàn hơn.
Ôtô vi phạm sẽ được gửi thông tin về trung tâm thông qua màn hình để CSGT xử lý.
Hà Nội đang chạy thử nghiệm 40 camera trong việc phát hiện xe vi phạm để áp dụng xử phạt nguội. Hết tháng 12, dự kiến 450 camera sẽ được lắp tại 4 quận nội thành.
Căn cứ hình ảnh trên camera, đội điều khiển tín hiệu đèn có thể nhận biết những xe vi phạm và báo cho người làm nhiệm vụ ở điểm gần nhất để xử lý. Chẳng hạn, người lái ôtô, xe máy vượt đèn đỏ, đi sai làn đường, không đội mũ bảo hiểm… camera sẽ chụp ảnh biển số và lưu trữ. CSGT sẽ lấy đó làm căn cứ xử phạt nguội với người điều khiển phương tiện.
Ngày 15/10, PV có cuộc trao đổi với một số CSGT làm việc tại các chốt về vấn đề xử phạt nguội thông qua hệ thống camera này.
Khó nói có camera, người vi phạm bị phạt hai lần
Tuy nhiên một câu hỏi đặt ra, với việc quan sát qua camera để xử phạt nguội, có khi nào người vi phạm sẽ cùng lúc vừa bị CSGT tại chốt đó xử phạt vì vi phạm giao thông, lại vừa bị camera ghi hình rồi phạt nguội. Một CSGT làm việc tại chốt Cầu Trắng giải thích: “Không có chuyện người vi phạm bị phạt hai lần đâu, bởi mỗi người vi phạm khi bị xử phạt đều có biên lai rõ ràng, không thể nhẫm lẫn được.
Video đang HOT
Căn cứ vào biên lai đấy để xác định được người này đã bị xử phạt rồi. Có trường hợp sẽ phải lên kho bạc nộp phạt nên chốt giao thông sẽ không có biên đưa cho người vi phạm”.
CSGT này nói tiếp: “Việc lắp camera phạt nguội, Phòng CSGT đã thành lập một đội điều khiển đèn tín hiệu giao thông chuyên phụ trách vấn đề này, tuy nhiên với cá nhân tôi thì việc này rất khó.
Những giờ cao điểm, lượng phương tiện tham gia đông, chèn vạch, chen nhau…camera cũng khó mà ghi hình được. Nhưng thực hiện thì cứ thực hiện thôi. Nếu việc lắp camera giảm tải được lượng ùn tắc, giảm lượng người vi phạm thì CSGT cũng nhàn đi nhiều”.
Nói về thiết bị phá sóng, có khi nào sẽ phá được quá trình camera ghi hình không thì CSGT này thẳng thắn nói: “Không thể phá được đâu, trước có tin đồn có máy phá chống bắn tốc độ nhưng có phải thế đâu.
Máy đấy chỉ có thể biết được là đoạn nào đang bắn tốc độ để phòng tránh, còn phá được thì không thể. Kể cả hệ thống camera cũng thế, không thể phá được”.
Cùng vấn đề đó, anh N.H.P -thuộc CSGT đội 7 làm việc tại chốt Ba La lại cho rằng: “Hiện chốt này vẫn chưa có hệ thống camera ghi hình. Nhưng với ý kiến của cá nhân tôi thì việc phạt hai lần sẽ gây bức xúc cho người vi phạm, bởi có ai mà không bức xúc khi bị phạt hai lần liền. Để tránh tình trạng này theo tôi cũng khó nói.
Mặc dù trước đó dư luận có thông tin máy phá bắn tốc độ, tuy nhiên những loại máy móc không thể nào phá được hệ thống camera ghi hình”.
Anh P. thật thà nói: “Việc lắp đặt hệ thống camera phạt nguội có nghĩa là hệ thống sẽ ghi lại hình ảnh, biển số xe…rồi báo về trung tâm. Sau đó trung tâm sẽ báo đến các cơ sở, các chốt CSGT để phạt chính phương tiện đó.
Việc lắp camera tại các chốt chỉ là công cụ hỗ trợ thêm CSGT, còn CSGT vẫn phải làm nhiệm vụ bình thường như điều tiết giao thông…. Sở dĩ vậy vì camera có điều khiển được các phương tiện rẽ phải, rẽ trái đâu, vẫn phải cần có lực lượng CSGT đứng đó hỗ trợ.
Có camera, CSGT chẳng nhàn hơn…
Thật ra mà nói CSGT chẳng nhàn hơn, vì nhiều người họ tham gia giao thông không để ý đến camera, tư tưởng họ nghĩ nhiều người bị, chắc mình không bị ghi hình nên thoải mái vượt đèn đỏ, vi phạm lỗi. Phải có CSGT đứng đó thì họ nhìn thấy chấp hành”.
Đồng tình với quan điểm đó, CSGT làm việc tại chốt Văn Phú -Hà Đông nói: “Lắp camera để phạt nguội là về cơ bản là tốt, nếu người dân họ chấp hành thì sẽ rất tốt, CSGT sẽ nhàn hơn nhưng quan trọng vẫn phải phụ thuộc vào ý thức của người dân.
Họ luôn có quan niệm nhiều người đi sai thế, chắc họ không ghi hình tới mình đâu. Do vậy lực lượng CSGT vẫn phải đứng tại các chốt điều tiết giao thông những giờ cao điểm.
Còn việc người vi phạm sợ sẽ bị CSGT phạt hai lần là không có, bởi nếu người vi phạm bị CSGT tại các chốt phạt rồi, mà bị camera ghi hình lại thì khi xử phạt sẽ phải xác minh xem xe đấy đã bị phạt chưa.
Với thiết bị camera không có một loại máy nào phá được,bởi nó là công nghệ laze. Nhưng nói chung có làm được hay không phải phụ thuộc vào ý thức của người dân, có chấp hành nghiêm chỉnh hay không. Làm được thì CSGT lại nhàn hơn”.
Theo Đất Việt
TPHCM lắp camera giám sát: Coi chừng bị phạt nguội!
Sau khi TP.HCM đầu tư lắp đặt thêm loạt camera mới ở các giao lộ thì bất kỳ ai điều khiển phương tiện giao thông đi sai luật đều có thể bị phạt nguội.
Trước đó, quy trình phạt nguội người tham gia giao thông đã từng được Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67), Công an TP.HCM triển khai. Tuy nhiên, quy trình thực hiện còn nhiều bất cập, khó khăn lớn nhất chính là việc truy tìm người vi phạm để bắt họ đóng phạt. Bên cạnh đó, camera giám sát chưa thể phủ hết các tuyến đường nên không thể ghi nhận được hết mọi trường vi phạm.
Chính vì vậy, PC67 sẽ đầu tư thêm hàng trăm tỉ đồng để sắm thêm loạt camera giám sát mới. Với sự đầu tư này, PC67 hi vọng sẽ theo dõi được rộng hơn tình hình giao thông trên toàn thành phố, ghi nhận những trường hợp vi phạm và có bằng chứng xử phạt người vi phạm, thông tin từ Thượng tá Trần Thanh Trà - Trưởng phòng PC67.
Màn hình dõi tình hình giao thông qua camera giám sát (Ảnh minh họa: Người lao động)
Cũng theo Thượng tá Trà, loạt camera mới này sẽ giúp ích rất nhiều cho CSGT làm nhiệm vụ. "Nếu như ở nước ngoài, CSGT ít khi phải đứng ngoài đường chịu nắng chịu gió vì họ đã có hệ thống giám sát qua camera khá tốt, thì hệ thống này ở Việt Nam vẫn chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Nếu như chạy quá tốc độ đã có máy bắn tốc độ, chạy xe trong tình trạng say xỉn đã có máy đo độ cồn, xe quá tải đã có trạm cân thì các hành động vượt đèn đỏ, lấn tuyến, chạy ẩu,... chỉ có thể được ghi nhận bởi chính các CSGT đang đứng ngoài đường làm nhiệm vụ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp người vi phạm lại đòi CSGT cung cấp bằng chứng để chứng minh họ sai, gây khó cho CSGT".
Hiện Bộ công an đang tiến hành khảo sát trên toàn địa bàn thành phố để lên kế hoạch triển khai cụ thể. Sau khi hoàn thành lắp đặt thêm loạt camera mới cũng như hệ thống giám sát từ xa thì PC67 sẽ tiếp nhận quản lý và xử lý người vi phạm.
Bên cạnh đó, PC67 còn triển khai một số đội tuần tra với camera di động để quay lại những trường hợp đậu xe sai quy định, và có biện pháp xử lý hành chính thích hợp. Địa điểm trọng yếu đang được PC67 đặc biệt quan tâm là ở các bệnh viện, trường học,... Đây là những nơi thường có biển báo cấm đậu xe, nhưng các tài xế thường không tuân thủ.
Theo quy định tại Điểm d Khoản 7 Điều 5, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ. Theo quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều 6, Nghị định 171/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy điều khiển xe lạng lách hoặc đánh võng trên đường bộ trong, ngoài đô thị.
Theo Khampha
Tháo chạy khi thấy CSGT ghi hình Việc Phòng CSGT đường bộ - đường sắt Công an TP.HCM lập các tổ tuần tra kiểm soát sử dụng camera ghi hình di động phục vụ phạt nguội đang mang lại hiệu quả khá cao, đặc biệt có tính răn đe với tình trạng dừng, đậu xe sai quy định... Một tài xế taxi vội nhảy lên xe để tránh bị ghi...