Cảm xúc thời dịch trên đồ couture của Viktor & Rolf
Nhà mốt Hà Lan Viktor & Rolf ra mắt bộ sưu tập couture Thu Đông 2020 thể hiện cảm xúc thời dịch hôm 8/7.
Vogue đánh giá bộ phim ngắn giới thiệu bộ sưu tập của Viktor & Rolf là một trong những sản phẩm đáng chú ý nhất của Tuần thời trang cao cấp Paris lần này. Dịch khiến nhiều nhà mốt không thể tổ chức show, nhưng lại khơi gợi cách thức giới thiệu bộ sưu tập một cách sáng tạo. Với tiêu đề “Thay đổi”, phim được thực hiện trong một tiệm thời trang cao cấp. Ca sĩ Mika được mời giới thiệu trang phục bằng giọng đọc theo phong cách của phát thanh viên trên radio những năm 1950.
Bộ sưu tập chỉ gồm chín trang phục được thực hiện từ lúc dịch bắt đầu bùng phát, chia thành ba phần thể hiện xúc cảm trong đại dịch: lo lắng và buồn bã, hỗn độn, tình yêu và hy vọng. Mỗi phần được thể hiện bằng ba bộ trang phục: váy ngủ, áo choàng tắm và áo khoác quá khổ trùm kín người với chiều dài áo gần 2 m thể hiện sự cách ly xã hội.
Phần buồn bã được nhận xét thể hiện tốt nhất với gam màu tối u ám. Đầm satin họa tiết đám mây, áo choàng tắm màu xám đậm với điểm nhấn đai lưng thắt nơ, tay áo dài quá khổ.
Video đang HOT
Kết phần một là chiếc trenchcoat giả da với những gai nhọn hình nón nằm rải rác trên thân áo, truyền tải sự tức giận lên tới đỉnh điểm.
Với phần cảm xúc hỗn độn, cách phối màu vàng hoàng yến và màu hồng xuyên suốt ba trang phục thể hiện sự bối rối, hoang mang, những khoảng lặng suy nghĩ về dịch. Bộ đôi nhà thiết kế đem tới đầm satin lệch vai màu hồng nhạt mang những biểu tượng cảm xúc trái ngược.
Một thiết kế áo choàng tắm với chi tiết nơ ở cánh tay.
Áo khoác bất đối xứng gắn những hình trụ kích cỡ khác nhau.
Phần tình yêu và hy vọng được cho là ít sáng tạo nhất trong ba phần, thể hiện bằng tông trắng – đỏ và họa tiết trái tim.
Thành lập từ năm 1993, bộ đôi nhà thiết kế người Hà Lan Viktor Horsting và Rolf Snoeren tập trung phát triển làm đồ haute couture từ năm 2015. Hai nhà thiết kế cho rằng việc tung ra bốn bộ sưu tập ứng dụng một năm khiến cho sức sáng tạo của họ bị giới hạn. Viktor & Rolf được coi là một trong biểu tượng về sự sáng tạo của làng mốt, chuyên tạo ra các thiết kế avant-garde mang tính khái niệm và tiên phong. Những thiết kế từ họ có sức hút kỳ lạ, chịu ảnh hưởng từ các tác phẩm điêu khắc và kiến trúc với cấu trúc đa tầng, vặn xoắn phức tạp.
Váy chuối - sức mạnh của biểu tượng Josephine Baker
Đám đông phấn khích khi 16 quả chuối cao su buộc quanh bụng Josephine Baker rung bần bật.
Mùa hè năm 1926, tại Folies Bergère (Paris), đám đông người da trắng đổ xô đến nhà hát nổi tiếng để xem La Revue Nègre - chương trình ca nhạc đặc sắc thể hiện niềm đam mê của người dân Pháp với văn hóa jazz. Josephine Baker nhảy xuống từ một cây cọ trên sân khấu và bắt đầu nhảy múa. Nữ nghệ sĩ da màu đeo ngọc trai cùng bộ váy làm từ 16 quả chuối cao su. Baker lắc hông, đám đông reo hò.
Josephine Baker nhảy cùng váy chuối cao su năm 1926 ở Paris. Video: Youtube.
Chỉ sau một đêm, vũ điệu nóng bỏng Danse Sauvage cùng chiếc váy chuối độc nhất vô nhị tạo nên hiện tượng Josephine Baker. Hàng nghìn con búp bê mặc váy chuối được bán khắp châu Âu. Các biên tập viên làm đẹp khuyên phụ nữ nên xoa dầu óc chó lên mặt để làm tối màu da như Baker. Những tấm bưu thiếp có hình cô với trang sức đắp lên bộ ngực trần, kiểu tóc uốn nếp bóng mượt, nhảy múa trong váy chuối, được phát tán rộng rãi.
New York Times nhận định Baker đã khéo léo điều khiển trí tưởng tượng của đàn ông da trắng bằng những cú đẩy, lắc hông. Các nhà nhân học nhận xét những chuyển động của Baker và hình tượng quả chuối mang ý nghĩa ẩn dụ về tình dục học. Bằng chiếc váy cùng sức mạnh của điệu nhảy gợi tình, Baker đưa hình ảnh phụ nữ da màu lên một tầm cao mới, quyến rũ và xinh đẹp, đồng thời lột trần, lên án việc họ bị bắt làm nô lệ tình dục.
Josephine Baker luôn đưa tính hài hước vào trong các điệu nhảy. Ảnh: Wikipedia.
Theo Vogue, váy chuối của Josephine Baker là một biểu tượng văn hóa, không chỉ gây tiếng vang thời ấy mà còn ảnh hưởng sâu sắc đến thời trang thế giới ngày nay. Sau năm 1962, váy chuối được làm một phiên bản khác gắn thêm gai, gai góc hơn. Năm 2006, Beyoncé tỏ lòng tôn kính với Baker bằng cách mặc váy chuối trong buổi biểu diễn ở Fashion Rocks. Tại lễ trao giải thời trang CFDA 2014, Rihanna từng tạo nên khoảnh khắc kinh điển với váy lưới của Andam Selman đính 230.000 viên kim cương Swarovski lấy cảm hứng từ Baker. Váy chuối trở thành cảm hứng của bộ sưu tập Xuân Hè 2011 của Prada, còn kiểu tóc của cô được Marc Jacobs đưa vào phong cách làm đẹp ở show Thu Đông 2016.
Josephine Baker truyền cảm hứng cho Beyoncé (trái) và Rihanna (phải). Ảnh: Pinterest.
Josephine Baker còn chinh phục làng mốt với phong cách thời trang chịu ảnh hưởng của trào lưu Art Deco. Những bộ đầm satin bóng bẩy, sequin lấp lánh, hoa tai to bản, nhẫn cocktail, vòng cổ layer, váy lông chim mỏng tang, mái tóc vuốt keo ướt với những lọn quăn dính sát đầu... đều trở thành huyền thoại. Với sự nhạy bén, Baker cho ra đời Bakerskin - kem dưỡng làm tối màu da và sáp thơm tóc Bakerfix dành cho những phụ nữ muốn bắt chước vẻ ngoài của cô. Baker cũng là một trong những nghệ sĩ hỗ trợ vốn mạnh nhất, giúp hồi sinh ngành công nghiệp thời trang cao cấp sau Thế chiến Hai.
Ngoài biểu tượng thời trang, Baker còn được biết tới là một trong những nhà tình báo nổi tiếng nhất thế giới, nhà hoạt động xã hội tích cực đấu tranh chống phân biệt chủng tộc toàn cầu. Trong thập niên 1950, cô viết về phân biệt chủng tộc của Mỹ cho các tờ báo ở Pháp, hoạt động trong NAACP (Hiệp hội Quốc gia vì sự Tiến bộ của người da màu của Mỹ). Tổ chức này từng vinh danh cô và dành riêng ngày 20/5 là ngày Josephine Baker. Khi Baker qua đời năm 1975, khoảng 20.000 người đưa tang cô. Chính phủ Pháp bắn 21 phát đại bác vinh danh Baker, khiến cô trở thành phụ nữ người Mỹ đầu tiên được an táng ở Pháp với đầy đủ nghi lễ quân đội. Năm 1991, cuộc đời và sự nghiệp của cô được dựng thành phim truyền hình The Josephine Baker Story.
Váy chuối và kiểu tóc của Josephine Baker là cảm hứng của show Prada Xuân Hè 2011 (trái) và Marc Jacobs (phải). Ảnh: Gorunway.
Những ngày này, nhiều tờ báo nhắc đến Josephine Baker không chỉ nhân sinh nhật (1/6) của một biểu tượng thời trang và âm nhạc, mà còn để gợi nhớ một tượng đài tiêu biểu chống phân biệt chủng tộc khi vấn đề nhân quyền đang dâng cao ở Mỹ. Sinh ra và lớn lên ở khu ổ chuột tại thị trấn St. Louis, từng đi trông trẻ và bị chủ nhà đốt hai bàn tay vì lỡ lấy nhiều xà phòng khi giặt, Josephine Baker trở thành một trong những nữ nghệ sĩ da màu vĩ đại nhất thế giới. Trên CR, cây bút Courtney DeLong viết: "Josephine Baker mãi mãi được nhớ đến, biết ơn và yêu thương thật nhiều".
Đồ satin vừa mát vừa sang 'cân' cả trời nóng 'chảy mỡ' Vải lụa trước đây thường bị chê già nhưng giờ được ứng dụng với nhiều phong cách trẻ trung, sang chảnh. 1. Áo hai dây Áo hai dây là món đồ khó thiếu với các cô gái trong mùa nóng. Với chất liệu satin thoáng mát, phái đẹp tha hồ đi du lịch mà không lo bức bí mồ hôi. Kiểu áo hai...