Cảm xúc lẫn lộn tại Myanmar sau vụ bắt Aung San Suu Kyi
Nhiều người dân đổ ra đường phố Yangon thể hiện ủng hộ tướng Min Aung Hlaing, nhưng không ít người giận dữ khi bà Suu Kyi bị bắt.
Hàng đoàn người ủng hộ tư lệnh quân đội Myanmar Min Aung Hlaing hôm nay đổ ra đường phố trung tâm Yangon, thành phố lớn nhất nước này. Họ ngồi trên các đoàn xe bán tải và vẫy quốc kỳ để ăn mừng vụ bắt Cố vấn Nhà nước Aung San Suu Kyi và nhiều quan chức cấp cao trong đảng Liên minh Quốc gia vì dân chủ (NLD) cầm quyền.
“Hôm nay là ngày mà người dân hạnh phúc”, một tu sĩ phát biểu trước đám đông ủng hộ quân đội.
Người ủng hộ tướng Min Aung Hlaing xuống đường tại Yangon hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Tuy nhiên, nhiều người dân cùng thành phố lại tỏ ra lo lắng, tức giận và chán nản. “Tôi thấy giận dữ. Tôi không muốn có thêm chính quyền quân quản. Điều này giống như thời kỳ cai trị quân sự. Tất cả đều biết người được chúng tôi bỏ phiếu”, Zizawah, doanh nhân 32 tuổi ở Yangon, cho hay.
“Chúng tôi có một cuộc bầu cử hợp pháp. Người dân bầu cho người được họ ủng hộ. Bây giờ chúng tôi không được luật pháp bảo vệ, tất cả đều thấy bất an và lo sợ”, Theinny Oo, cố vấn phát triển kinh tế, cho hay.
Thông tin về vụ quân đội bắt bà Suu Kyi đưọc công bố trên truyền thông trong bối cảnh kết nối Internet và di động khắp Myanmar ngừng hoạt động. Nhiều người dân đổ xô đi rút tiền, nhưng hàng loạt cây ATM ngừng hoạt động sau khi các ngân hàng thông báo đóng cửa vô thời hạn.
Các khu chợ chật kín người tìm mua nhu yếu phẩm để tích trữ. “Tôi đi chợ đến hai lần vào sáng nay để mua gạo và hàng tạp hóa. Tôi không biết điều gì đang diễn ra. Tôi hơi sợ”, một cư dân 19 tuổi ở quân Yankin cho hay.
Video đang HOT
Không có dấu hiệu cho thấy xuất hiện biểu tình chống quân đội ở Yangon hoặc thủ đô Naypyidaw, bất chấp tài khoản Facebook thuộc đảng NLD cho biết bà Suu Kyi kêu gọi người dân “không chấp nhận đảo chính” và xuống đường phản đối.
Một chốt kiểm soát của quân đội tại thủ đô Naypyidaw hôm 1/2. Ảnh: AFP .
Bà Suu Kyi được người dân Myanmar và thế giới ca ngợi như biểu tượng đấu tranh vì tự do khi đứng lên chống lại chính quyền quân sự dù bị quản thúc suốt 15 năm.
Việc đảng NLD của bà thắng cử vào năm 2015 đã mang tới hy vọng thay đổi đất nước. Bà Suu Kyi sau đó trở thành “lãnh đạo thực quyền” của Myanmar, song vẫn giữ chức Cố vấn Nhà nước. Đây được coi như chức danh nhằm né tránh hiến pháp Myanmar, trong đó quy định người có con hoặc vợ/chồng là công dân nước ngoài không được lên làm tổng thống. Chồng quá cố và con trai bà Suu Kyi đều mang quốc tịch Anh.
Tuy nhiên, trong những năm gần đây, danh tiếng quốc tế của bà Suu Kyi đã bị ảnh hưởng do những cáo buộc xung đột sắc tộc với cộng đồng người Rohingya theo đạo Hồi của Myanmar. Quốc gia này phủ nhận cáo buộc và tuyên bố từ lâu chỉ nhắm vào những kẻ khủng bố.
Đảng NLD giành chiến thắng với 346 trên tổng số 412 ghế quốc hội. Tuy nhiên, quân đội Myanmar tuần trước tuyên bố đã phát hiện hơn 10 triệu trường hợp gian lận cử tri và yêu cầu uỷ ban bầu cử của chính quyền công bố danh sách cử tri để kiểm tra chéo, nhưng uỷ ban không đồng ý.
Nguồn cơn khiến quân đội Myanmar bắt Aung San Suu Kyi
Quân đội Myanmar đã phát đi những tín hiệu về đảo chính từ tuần trước, sau khi cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử tháng 11/2020.
Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi và các quan chức cấp cao khác của đảng cầm quyền đã bị quân đội bắt trong một cuộc đột kích vào sáng sớm 1/2. Động thái diễn ra sau khi quân đội Myanmar ám chỉ họ có thể đảo chính vào tuần trước, sau khi đe dọa "hành động" vì cáo buộc có gian lận trong cuộc bầu cử hồi tháng 11/2020.
Lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi (trái) và Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing. Ảnh: Reuters .
Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) của bà Suu Kyi, cựu tù nhân chính trị và là người dẫn đầu cuộc đấu tranh lâu dài chống lại chế độ độc tài, đã giành được 83% số ghế trong cuộc bầu cử hôm 8/11/2020, được coi là cuộc trưng cầu dân ý về chính phủ dân chủ non trẻ của bà.
Suu Kyi, 75 tuổi, từng đoạt giải Nobel Hòa bình năm 1991, lên nắm quyền với chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2015, sau nhiều thập kỷ bị quản thúc tại gia trong cuộc đấu tranh vì dân chủ đã biến bà thành biểu tượng quốc tế.
Danh tiếng quốc tế của bà bị tổn hại sau khi hàng trăm nghìn người Rohingya tại bang Rakhine, tây Myanmar đã phải chạy trốn, tị nạn trước các chiến dịch quân đội năm 2017, nhưng bà vẫn được tín nhiệm cao ở trong nước.
Là "kiến trúc sư" của Hiến pháp năm 2008 và nền dân chủ non trẻ của Myanmar, quân đội Myanmar, được gọi là Tatmadaw, tự coi mình là bên bảo vệ sự thống nhất quốc gia và hiến pháp. Họ giữ vai trò lớn trong hệ thống chính trị.
Họ được giữ 25% số ghế trong quốc hội mà không cần qua bầu cử và kiểm soát các bộ quốc phòng, nội vụ và biên giới. Điều đó khiến cho việc họ chia sẻ quyền lực với NLD có phần khó xử, vì nhiều thành viên đảng này từng phải chịu án tù dưới thời chính quyền quân đội cũ.
Quân đội Myanmar cáo buộc có gian lận bầu cử năm 2020, nêu những điểm khác thường như trùng lặp tên trong danh sách bỏ phiếu ở một số quận và không hài lòng với cách phản ứng của ủy ban bầu cử đối với các khiếu nại của họ. Quân đội không cho biết liệu những bất thường đó có lớn đến mức có thể thay đổi kết quả bầu cử hay không.
Đảng Đoàn kết và Phát triển Liên bang Myanmar (USDP), đảng cầm quyền trước đây do quân đội thành lập trước khi chuyển giao quyền lực năm 2011, cũng đưa ra phàn nàn tương tự về cuộc bầu cử. USDP, được nhiều bên coi là đảng ủy nhiệm của quân đội, chỉ giành được 33 trong số 476 ghế tại quốc hội.
Suu Kyi chưa bình luận gì về chiến thắng của NLD cũng như khiếu nại của quân đội, nhưng NLD cho rằng các cáo buộc của quân đội là vô căn cứ và bất kỳ sai sót bầu cử nào cũng không đủ lớn để thay đổi kết quả.
Trong số hơn 90 đảng cạnh tranh trong cuộc bầu cử 2020, ít nhất 17 đảng phàn nàn về các bất thường nhỏ. Ngoại trừ USDP, tất cả là các đảng nhỏ. Các nhà quan sát bầu cử cho biết cuộc bỏ phiếu không có bất thường nghiêm trọng. Ủy ban bầu cử hôm 28/1 cũng nói rằng không có sai sót nào với quy mô đủ để bị coi là gian lận hoặc khiến cuộc bầu cử bị mất uy tín.
Tuần trước, phát ngôn viên quân đội, Chuẩn tướng Zaw Min Tun, nói rằng quân đội sẽ "hành động" và sử dụng tất cả lựa chọn sẵn có, bao gồm cả Tòa án Tối cao. Khi được hỏi liệu quân đội có hợp tác với chính phủ và cơ quan lập pháp mới hay không, ông nói với các phóng viên "hãy chờ xem". Khi được hỏi liệu ông có loại trừ khả năng xảy ra đảo chính hay không, Zaw Min Tun trả lời rằng "không thể khẳng định điều đó".
Hiến pháp Myanmar quy định rằng tổng tư lệnh chỉ có thể nắm quyền trong những trường hợp cực kỳ nghiêm trọng có thể gây ra "sự tan rã của liên bang, sự tan rã của đoàn kết dân tộc và mất chủ quyền", nhưng chỉ trong tình trạng khẩn cấp. Chỉ tổng thống dân sự có quyền tuyên bố tình trạng này.
Tổng tư lệnh, Thượng tướng Min Aung Hlaing tuần trước gây lo ngại khi nói với các quân nhân rằng hiến pháp là "luật mẹ của tất cả các luật" và nếu không được tuân thủ, nó cần được xóa bỏ. Ông dẫn chứng hiến pháp năm 1947 và 1974 từng bị các chính quyền quân sự xóa bỏ.
Hôm 30/1, quân đội Myanmar cho biết họ sẽ bảo vệ Hiến pháp năm 2008, tuân theo hiến pháp và hành động theo luật pháp, đồng thời bác tin họ sẽ xóa bỏ hiến pháp. Tuyên bố này khi đó đã xoa dịu nỗi lo của nhiều chuyên gia về nguy cơ đảo chính.
Tuy nhiên, ngày 1/2, sau khi bắt các lãnh đạo cấp cao, quân đội Myanmar ra tuyên bố rằng họ phản ứng trước cáo buộc gian lận bầu cử và quyền lực được trao cho Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing.
"Cánh cửa đến một tương lai rất khác vừa mở ra. Tôi có cảm giác rằng sẽ không ai thực sự có thể kiểm soát được điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Hãy nhớ Myanmar là một đất nước ngập trong vũ khí, với sự chia rẽ sâu sắc giữa các dòng tộc và tôn giáo, nơi hàng triệu người có thu nhập gần như không đủ sống", Thant Myint-U, nhà sử học gốc Myanmar, nói.
Quân đội Myanmar cam kết tổ chức cuộc bầu cử mới Quân đội Myanmar cho biết sẽ chuyển giao quyền lực cho bên chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử được tổ chức sau khi kết thúc tình trạng khẩn cấp. "Chúng tôi sẽ thực hiện nền dân chủ thật sự... với sự cân bằng và công bằng đầy đủ", quân đội Myanmar cho biết trong thông cáo đăng trên Facebook hôm nay. "Quyền...