Cảm xúc của đệ nhất phu nhân Mỹ – Trung – Nga
Nhiều bình luận cho rằng bà Michelle ít nhất cũng phải có lời giải thích, nhưng đáng lẽ không nên vắng mặt trong buổi gặp gỡ với Đệ nhất phu nhân Trung Quốc nhân chuyến thăm hai ngày của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Mỹ.
Giới quan chức đảng Cộng sản Trung Quốc đã xem cuộc gặp thượng đỉnh tại khu nghỉ mát Sunnylands, California từ 7-8/6 là cơ hội vàng để chứng tỏ vẻ đẹp quyến rũ của đệ nhất phu nhân Bành Lệ Viên trên chính trường thế giới trong một nỗ lực nhằm tăng thiện cảm đối với các lãnh đạo Trung Quốc.
Đệ nhất phu nhân Mỹ Michelle Obama không gặp bà Bành Lệ Viên
Nhiều người dân Trung Quốc kỳ vọng sẽ được thấy cảnh Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viên gặp gỡ với Đệ nhất Phu nhân Michelle Obama nhân chuyến viếng thăm của đoàn Trung Quốc tại bang California (Mỹ), theo Reuters.
Tuy nhiên, bà Michelle Obama đã quyết định ở lại Washington với con gái, chứ không gặp gỡ vợ chồng ông Tập Cận Bình.
Phía Mỹ cho biết đã có thông báo rõ với phía Trung Quốc từ trước rằng vì có khúc mắc trong lịch trình nên Đệ nhất Phu nhân Mỹ đã không thể có mặt tại cuộc họp ở California.
Bản thân bà Obama được cho là cũng đã lên tiếng giải thích với Đệ nhất Phu nhân Trung Quốc.
“Bà Obama đã viết một lá thư cho Quý bà Bành để hoan nghênh việc bà Bành đến nước Mỹ. Đệ nhất Phu nhân Mỹ cho biết lấy làm tiếc vì vắng mặt vào cuối tuần này, nhưng hy vọng sẽ có dịp thăm Trung Quốc và gặp gỡ Quý bà Bành một ngày gần đây”, Reuters dẫn lời một quan chức Nhà Trắng cho hay.
Dẫu vậy, sự vắng mặt của bà Obama đã gây ra những lời đồn thổi, giận dữ, chỉ trích và châm biếm từ cộng đồng mạng và một số tờ báo tại Trung Quốc.
Zhang Ming, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Renmin của Trung Quốc, dự đoán rằng sự vắng mặt của bà Michelle sẽ không được hoan nghênh tại Bắc Kinh.
“Ngoại giao đệ nhất phu nhân cũng rất quan trọng nhưng phía Mỹ không hợp tác”, ông Zhang nói. “Theo nghi thức ngoại giao thông thường, điều này rất lạ. Đáng lẽ ra không nên như vậy”.
Video đang HOT
Cheng Li, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc từ Viện Brookings tại Washington, nói với tờ New York Times rằng Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận các nghĩa vụ gia đình của bà Michelle, nhưng quyết định vắng mặt của bà “chắc chắn cần vài lời giải thích”. Người Trung Quốc “đặc biệt nhạy cảm”, ông Cheng nói.
Trên tờ China News Service, hãng tin lớn thứ hai của Trung Quốc, đã cho đăng một bài bình luận nhận định việc bà Michelle Obama không gặp bà Bành là một “màn trình diễn ngạo mạn về nỗi sợ mình thấp kém hơn” và là một sự sỉ nhục đối với người dân Trung Quốc, Reuters cho hay.
Bài bình luận này sau đó đã bị xóa khỏi trang web của China News Service, nhưng nó vẫn tiếp tục được lan truyền trên trang mạng xã hội Sina Weibo (Trung Quốc).
Nhiều lời bình luận trên Sina Weibo cho rằng Đệ nhất Phu nhân Mỹ đã tỏ ra không tôn trọng lãnh đạo Trung Quốc…
“Có thể bà Michelle Obama không thích ông Tập Cận Bình, hoặc có thể đơn giản là bà ấy bận”, Zhang Ming, từ Đại học Renmin, nhận định. “Nhưng bận rộn không nên là lý do cho sự vắng mặt trong một sự kiện như thế này”.
Vợ chính khách: Trong héo ngoài tươi Cuộc ly hôn của vợ chồng Vladimir Putin được tuyên bố sau 30 năm chung sống khiến không ít người tiếc nuối. Cuộc sống vốn kín tiếng của cả hai người càng khiến dư luận tò mò.
Người phát ngôn của Tổng thống (TT) Vladimir Putin, ông Dmitry Peskov, tuyên bố ông không biết bà Lyudmila Putina sẽ làm gì sau khi ly hôn với TT Nga; đồng thời, ông kêu gọi dư luận không nên tọc mạch đời tư của bà.
“Chính bà đã nói rằng bà cảm ơn TT Putin vì họ có mối quan hệ tình người tuyệt vời và vì TT sẽ tiếp tục quan tâm đến bà cũng như con cái” – ông Peskov nói thêm.
Báo Moskovsky Komsomolets đã đăng tải những lời tâm sự hiếm hoi bà Putina. Bà chia sẻ: “Vợ các chính khách hạnh phúc khi một nửa của họ thành công trong sự nghiệp… Nhưng cần phải chịu đựng biết là bao nhiêu để có được điều đó?! Vợ các chính khách cũng là những kẻ rất bất hạnh. Họ hiếm khi gặp mặt chồng, tự do thì chẳng có, lúc nào vệ sĩ cũng bám theo như cái đuôi, trong héo nhưng ngoài phải tươi… Nói chung, nếu như phải cân đong tất cả những điểm cộng và trừ trong cuộc đời vợ chính khách, theo tôi, điểm trừ bao giờ cũng nhiều hơn”.
Theo lời kể của Putina, từ khi quen nhau Putin đã bắt đầu thử thách người vợ tương lai của mình. Hẹn hò ông đến trễ 1 giờ rưỡi, Lyudmila chỉ biết khóc vì giận. Nhưng, các kỳ “sát hạch” không hề kết thúc. Cho đến lúc đám cưới diễn ra, khi sinh con đầu lòng, người mẹ trẻ không được ai giúp đỡ (Putin lúc đó phải đi học ở Moscow).
Bà đã trở thành một người vợ lý tưởng. Một tay bà lo chuyện nhà, chồng con và cả khách khứa của chồng đến chơi hằng tuần. Sau này, khi đã trở thành đệ nhất phu nhân, Putina vẫn tin như trước đây rằng các thử thách còn đang tiếp diễn.
Bà tâm sự: “Hoàn toàn chính xác rằng Vladimir thử thách tôi trong suốt cả cuộc sống chung. Tôi luôn luôn cảm thấy rằng lúc nào ông cũng đều quan sát tôi”. Tuy nhiên, bà coi tất cả điều đó như là lẽ đương nhiên: “Có một câu danh ngôn: Đừng khen ngợi phụ nữ để không làm hư cô ta”. Ngoài ra, bà còn bộc bạch quan niệm của mình về tình yêu: “Tình yêu, đó là sự hỗ trợ, sự kính trọng và chịu đựng trong mọi chuyện”.
Phu nhân Lyudmila đã không xuất hiện trước công chúng cùng phu quân kể từ sau khi TT Putin nhậm chức vào ngày 7/5/2012 cho đến tận lúc 2 ông bà tuyên bố quyết định ly hôn hôm tối 6/6 vừa qua.
Theo vietbao
Cát xê 6000 USD: Thuế của dân không phải để mua vui
Xung quanh vụ lùm xùm chuyện cát sê 6000 USD của ca sĩ Mỹ Tâm và UBND TP Đà Nẵng, TS. Vũ Thế Long nhận định ca sĩ hét giá cao là bình thường nhưng không nên lấy tiền thuế của người dân đi mua vui.
Không lấy tiền thuế của nhân dân đi mua vui
Chuyện cát sê "khủng" của ca sĩ một lần nữa lại gây ồn ào khi UBND TP Đà Nẵng và ca sĩ Mỹ Tâm chỉ trích nhau về 6000 USD hát trong đêm Lễ Hội pháo hoa Quốc tế 2013. Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Văn Hữu Chiến đã quyết định cắt bỏ tiết mục của ba ca sĩ: Mỹ Tâm, Kasim Hoàng Vũ và Bùi Anh Tuấn ra khỏi chương trình nghệ thuật trong khuôn khổ Lễ hội Pháo hoa quốc tế (DIFC) 2013 do giá cát-sê quá cao.
Cụ thể, sự việc được khơi nguồn từ phát ngôn của Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, Văn Hữu Chiến: "Việc ca sĩ Mỹ Tâm "đòi" cát sê lên đến 6.000 USD trong khi mỗi đêm chỉ hát một bài, sau đó tính tròn là 110 triệu đồng và yêu cầu phía Đà Nẵng phải trả thêm 10% thuế VAT là quá vô lý". Ông Văn Hữu Chiến cho rằng, ca sĩ thiếu sự chia sẻ với TP trong thời điểm tình hình chung kinh tế đang gặp khó khăn.
Trong khi đó, ca sĩ Mỹ Tâm cho biết cô chưa hề ký hợp đồng nào 6.000 USD, cũng không có việc làm tròn giá 110 triệu đồng và cũng không có chuyện buộc TP phải chịu luôn cả tiền thuế VAT 10%.
Đại diện Công ty Sơn Lâm bà Nguyễn Thị Thanh Hải, Phó GĐ Cty Sơn Lâm (đơn vị thực hiện chương trình nghệ thuật chính trong hai đêm diễn ra DIFC) cũng cho báo chí biết: "Quản lý của ca sĩ Mỹ Tâm đưa ra giá 6.000 USD. Khi chúng tôi nói đây là hát cho Đà Nẵng, chương trình có thương hiệu rất lớn, được truyền hình trực tiếp thì họ bớt xuống còn 5.500 USD (tương đương 110 triệu). Nhưng chúng tôi chỉ thỏa thuận miệng, chưa chính thức ký hợp đồng với phía Mỹ Tâm".
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho rằng Mỹ Tâm đòi cát sê 6000USD trong khi cô ca sĩ khẳng định không có chuyện này
Trao đổi với PV về vấn đề này TS Vũ Thế Long cho rằng, không nên lấy tiền thuế của nhân dân để tổ chức các lễ hội linh đình, tốn phí.
"Việc lãnh đạo Đà Nẵng cắt bỏ những tiết mục ca hát tốn kém là việc làm đúng. Người lãnh đạo phải biết ứng xử đúng. Khi dân đói nghèo, hạn hán tràn lan thì không bao giờ khuyến khích tổ chức các lễ hội linh đình, tốn phí. Phải dành tiền để lo cho dân. Các vua chúa xưa nay vẫn làm vậy. Đấy là cái đức, cái tâm và cả cái tầm của người có hiểu biết và có tư cách".
Nói về việc cát sê ca sĩ hiện nay quá cao so với thu nhập bình quân của người dân, TS Vũ Thế Long cho rằng, không nên phản đối chuyện trả cát sê cao cho những nghệ sỹ danh tiếng. Quan trọng nhất ở đây là ai trả tiền, nếu ca sĩ hát cho cả thành phố nghe, lấy tiền thuế của dân ra trả là chuyện đáng phải suy ngẫm, còn nếu biểu diễn ở sân khấu có bán vé lại là chuyện khác.
TS Vũ Thế Long: Không nên lấy tiền thuế của dân đi mua vui
"Kinh tế thị trường là vậy. Cung và cầu là hai mặt luôn hài hòa. Có cung thì có cầu. Trả cao hay trả thấp là do công chúng định đọat. Nếu đặt giá quá cao sẽ không có người mua vé . Thấp quá thì lỗ. Vấn đề là ở chỗ ai trả tiền? Một ca sỹ hát cho cả thành phố và thiên hạ xem và người thay mặt cho dân chúng lấy tiền thuế của dân để trả tiền là một chuyện. Nếu ca sỹ ấy hát trong nhà hát và ai thích thì bỏ tiền ra mà mua vé lại là chuyện khác. Không thể nhân danh nhà nước để thuê ca sỹ với giá cao ngất ngưởng và bắt tòan dân phải trả . Đấy là chuyện không thể được dù rằng họ phải nộp thuế cho nhà nước. Tôi không bỏ phiếu cho các vị chức sắc thuê những nguời mà tôi không muốn nghe hoặc rất muốn nghe nhưng vượt quá cái khả năng đóng góp của tôi. Tiêu một xu của dân cũng cần suy nghĩ", TS Vũ Thế Long nhấn mạnh.
Miễn là làm giàu chính đáng
Liên quan đến vấn đề này, trao đổi với PV, PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp, Trưởng khoa Nhân học, trường Đại học KHXH&NV TP HCM cho rằng, thu nhập của ca sĩ cao thì nhà nước nên dùng chính sách thuế để điều tiết. Bất cập lớn nhất ở nước ta là ở quản lý và chính sách kinh tế.
"Nhân sự kiện này, nhớ tới thời kỳ bao cấp, có những ca sĩ nổi danh nhưng sau buổi hát chỉ được chiêu đãi một bát phở 5 đồng để bù lại sức. Tài năng không được hưởng thụ tương xứng. Đấy là chuyện của thời bao cấp. Còn bây giờ là thời buổi kinh tế thị trường, của nào tiền nấy theo hợp đồng hẳn hoi, dù là cá nhân với nhau hay với cơ quan nhà nước. Sự sòng phẳng là ở chỗ đó. Kinh tế thị trường tự thân nó tạo nên sự phân hóa giàu nghèo mà ai cũng biết và phải chấp nhận để phát triển, miễn là sự làm giàu một cách chính đáng có sự thỏa thuận theo hợp đồng", PGS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.
PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp giải thích: "Trên sân khấu ca nhạc giải trí hiện nay có nhiều ca sĩ thu nhập quá cao. Đó là điều ai cũng biết và họ cũng có khi công khai điều đó vì không có gì phải dấu diếm. Vấn đề là ở chỗ, trong sân chơi của kinh tế thị trường thì Việt Nam mới tập làm quen, từ một số quan chức cho đến người dân còn rất ngỡ ngàng vì nó quá xa lạ với thời bao cấp mà mọi người đã từng sống. Sự thay đổi đột ngột ấy tạo ra cú sốc tâm lý trong đời sống xã hội.
Thực ra không chỉ ở Việt Nam hiện nay, ở nhiều nước phát triển các ca sĩ thành danh không ai nghèo khổ cả. Họ đáng được sống sung sướng với tài năng của họ. Sự bất cập ở nước ta là ở quản lý và chính sách kinh tế".
PGS.TS Nguyễn Văn Tiệp: Sự bất cập ở cấp quản lý và chính sách kinh tế
"Thu nhập cao của nhiều người, kể cả ca sĩ, là chuyện bình thường. Nhà nước nên dùng chính sách thuế để điều tiết. Chẳng hạn nên đánh thuế theo lũy tiến, thu nhập càng cao đánh thuế càng nặng để phân phối lại cho toàn xã hội thì sẽ tạo sự công bằng, minh bạch và không được cho họ trốn thuế. Trong kinh tế thị trường, con người sống hướng tới duy lợi vì thế ca sĩ có quyền đòi cát sê cao. Còn việc chấp thuận hay không thì phải theo hợp đồng. Đã có hợp đồng thì anh có quyền công bố. Đằng này sự việc chưa đâu vào đâu, giới truyền thông làm ầm ỹ lên, nhiều người ném đá theo. Đó là hành vi thiếu văn hóa, không tôn trọng nhân cách ca sĩ"
"Đời ca sĩ không mấy ai hát hay và hát được lâu như Mỹ Tâm. Đó là trời phú cho. Đa phần ca sĩ chỉ hành nghề chục năm hơn là xuống dốc chứ không giống với những nghề nghiệp khác có thể làm việc liên tục 40-50 năm với thu nhập khá ổn định. Ca sĩ cần tiền để sống trong cả cuộc đời. Phát biểu của ông chủ tịch Đà Nẵng như thế là thiếu sự cẩn trọng của một quan chức lớn, có thể xúc phạm đến danh dự cá nhân. Mỹ Tâm có quyền đòi giá cát sê cao ngất ngưởng mà cũng có thể làm từ thiện không công. Đó là quyền của cô ca sĩ này, miễn là không vi phạm đạo lý và pháp lý". PGS. TS Nguyễn Văn Tiệp nhận định.
Theo vietbao
Vì sao ông Kim Jong-un đột ngột 'biến mất'? Nguồn tin tình báo của Hàn Quốc vừa bác bỏ những tin đồn có đảo chính ở Triều Tiên chống nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un của nước này sau khi ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng khoảng 2 tuần qua. Truyền thông của Hàn Quốc cho biết, ông Kim Jong-un đã không xuất hiện trước công chúng kể...