Cấm xe qua cầu Nguyễn Hữu Cảnh gần 6 tháng
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, quận Bình Thạnh, cấm xe từ ngày 3/10 đến 29/3/2021 để phục vụ việc chống ngập, sửa chữa tuyến đường cùng tên dài 3,2 km.
Để tổ chức hướng đi mới, dải phân cách ngăn hai phần làn ôtô trên đường Điện Biên Phủ, đoạn qua giao lộ đường Nguyễn Văn Thương, sẽ được tháo dỡ để tạo điểm quay đầu.
Cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh (làn bên phải) cấm xe từ 3/10 đến hết 29/3/2021. Ảnh: Gia Minh.
Cầu chỉ cho xe chạy một chiều nên lộ trình mới cho ôtô khi đi qua đây: cầu Sài Gòn – đường Điện Biên Phủ (quay đầu tại giao lộ Điện Biên Phủ – Nguyễn Văn Thương) – Điện Biên Phủ – đường bên hông cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh – Nguyễn Hữu Cảnh.
Video đang HOT
Lộ trình cho xe máy: cầu Sài Gòn – đường Điện Biên Phủ – quay đầu tại ngã tư Hàng Xanh – Điện Biên Phủ – hẻm 602 Điện Biên Phủ (Nguyễn Văn Thương nối dài) – Nguyễn Hữu Cảnh.
Triển khai tháng 10 năm ngoái với tổng đầu tư gần 473 tỷ đồng, dự án sửa đường Nguyễn Hữu Cảnh qua địa bàn quận 1 và Bình Thạnh giúp giải quyết ngập úng cho khu vực. Hiện 1,2 km trong tổng chiều dài 3,2 km cần sửa chữa đã xong. Nhà thầu thi công cuốn chiếu, xong đoạn nào tái lập đoạn đó. Dự kiến toàn bộ dự án sửa chữa hoàn thành trước 30/4/2021.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh đưa vào sử dụng năm 2002, là tuyến huyết mạch kết nối cửa ngõ phía Đông với trung tâm TP HCM. Tuyến đường sau thời gian khai thác bị lún sâu, thường xuyên ngập nặng. Ngoài dự án cải tạo, TP HCM phải thuê máy bơm để chống ngập cho tuyến đường.
TP Hồ Chí Minh vẫn còn 22 tuyến đường bị ngập nặng
Năm 2018 TP Hồ Chí Minh có 126 điểm ngập thì đến nay tình trạng ngập đã giảm, tuy nhiên vào mùa mưa TP vẫn còn 22 tuyến đường bị ngập nặng.
Tại buổi họp cung cấp thông tin về tình hình chống ngập trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ngày 9/6, ông Vũ Văn Điệp - Giám đốc Trung tâm Quản lý hạ tầng kỹ thuật thuộc Sở Xây dựng TP cho biết, từ đầu năm 2020 đến nay, TP xảy ra 3 trận mưa lớn diễn ra vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6 gây ngập nặng ở 22 tuyến đường.
TP Hồ Chí Minh đầu tư rất nhiều tiền của để giải quyết bài toán chống ngập nhưng kết quả còn rất hạn chế, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của người dân
Cũng theo ông Điệp, có nhiều nguyên nhân gây ngập cho TP. Cụ thể, với một đô thị lớn, đông dân, tốc độ phát triển đô thị nhanh như TP Hồ Chí Minh thì trong quá trình phát triển, vào thời điểm gặp điều kiện thời tiết cực đoan như những trận mưa lớn vũ lượng cao, thời gian mưa ngắn, chưa thể tránh khỏi ngập một số tuyến đường, một số điểm trong khu đô thị.
Trong khi đó, hệ thống hạ tầng kỹ thuật nói chung cũng như công tác thoát nước nói riêng đã được đầu tư quá lâu, duy trì cho tới bây giờ nên thiết kế không đủ đáp ứng được năng lực tiêu thoát thời điểm hiện nay. Các trận mưa lũ lượng lớn vượt quá thiết kế gây quá tải hệ thống thoát nước.
Tuy nhiên, so với những năm trước (2008), với cường độ mưa 112,3mm, TP đã giảm 105 điểm ngập. Thời gian ngập được rút ngắn chỉ còn 15 - 40 phút sau mưa, chiều sâu ngập cũng chỉ duy trì 0,1 - 0,3m.
Hiện nay, TP đã đầu tư hoàn thành nhiều dự án chống ngập, tình trạng ngập đã được kéo giảm về số tuyến đường ngập, chiều sâu ngập và thời gian ngập; đặc biệt khu vực trung tâm.
Với dự án 10.000 tỷ đồng giải quyết ngập do triều khu vực TP có xét đến biến đổi khí hậu giai đoạn 1, hiện chủ đầu tư cam kết sẽ hoàn thành trong tháng 10/2020. Dự án này hoàn thành sẽ giải quyết cơ bản tình trạng ngập do triều và ngập do mưa kết hợp với triều cường cho khu vực trung tâm, các quận 7,8 và huyện Nhà Bè.
TP hiện nay đang sử dụng hệ thống bơm có công suất từ 27.000m/giờ đến 96.000m/giờ để tăng cường khả năng thoát nước. Đồng thời, triển khai thi công dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (khởi công từ tháng 10/2019).
Theo báo cáo, trong 5 năm triển khai chương trình giảm ngập nước giai đoạn 2016 - 2020, TP Hồ Chí Minh đã giải quyết 25/36 tuyến đường trục chính bị ngập, đạt 69% chỉ tiêu trong giai đoạn.
Ngân sách TP đầu tư cho hoạt động chống ngập thấp nhất là 796 tỷ đồng năm 2016, cao nhất là khoảng 2.222 tỷ đồng vào năm 2020; các dự án giải quyết ngập theo hình thức PPP là 9.927 tỷ đồng; dự án cải thiện môi trường nước giai đoạn 2 là 9.024 tỷ đồng. Tổng cộng toàn bộ kinh phí đã đầu tư cho công tác chống ngập là 25.998 tỷ đồng.
Mưa như trút, nước cuồn cuộn như suối ở Sài Gòn TP. HCM có mưa lớn trên diện rộng, kéo dài hàng giờ vào chiều nay (24/9) khiến nhiều tuyến đường ở quận Thủ Đức, Bình Thạnh, quận 9... ngập nặng. Tại quận Thủ Đức, nhiều tuyến đường ngập sâu như: Kha Vạn Cân, Võ Văn Ngân, Lê Văn Ninh, Dương Văn Cam... Hai tuyến đường Võ Văn Ngân, Kha Vạn Cân có địa...