Cấm xe máy lưu thông cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ
Ông Nguyễn Xuân Tân, Phó Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, để giảm tải ùn tắc và tai nạn giao thông, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Sở Giao thông Vận tải Hà Nội chiều 22/9 về vấn đề phân làn trên đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ và đi đến kết luận sẽ tách dòng phương tiện.
Cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ sẽ thực hiện cấm xe máy trong thời gian tới. (Ảnh: Internet)
Theo đó, thời gian tới xe máy và xe thô sơ sẽ bị cấm lưu thông trên tuyến đường cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ tạo thuận lợi cho công tác quản lý, duy tu bão dưỡng.
Video đang HOT
Cụ thể, xe máy đang được lưu thông trên Quốc lộ 1B (đoạn Pháp Vân-Cầu Giẽ) thì thời gian tới có thể sẽ phải chuyển vào lưu thông trong đường Quốc lộ 1A, còn ôtô vẫn được lưu thông trên Quốc lộ 1B như bình thường.
Bộ Giao thông Vận tải giao cho Sở Giao thông Vận tải chủ trì việc phân làn này và yêu cầu từ nay đến 15/10, phải lập xong phương án chốt trực, cắm biểm báo, lên phương án hướng dẫn luồng tuyến cụ thể để trình Bộ.
Ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó chánh thanh tra Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, Sở sẽ có phương án báo cáo Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội và Bộ Giao thông Vận tải.
“Nếu được thông qua, bắt đầu từ tháng 11 tới, việc phân luồng cho xe máy từ cao tốc Pháp Vân-Cầu Giẽ đi vào Quốc lộ 1A cũ sẽ được thực hiện,” ông Cường cho biết./.
Theo TTXVN
"Giờ không xe máy": Lợi chung có hơn hại riêng?
"Tôi nghĩ rằng áp dụng giải pháp cấm hoàn toàn xe máy chắc chắn sẽ giảm ùn tắc giao thông, tuy nhiên sẽ gây ra nhiều hệ lụy và tác động đến số đông người dân. Do đó, biện pháp này phải được tiến hành dần dần và hãy để xe máy giảm dần một cách tự nhiên", bạn Đỗ Việt Hùng tranh luận về đề xuất "Giờ không xe máy".
Tiếp tục diễn đàn về sáng kiến hạn chế xe cá nhân ở Hà Nội để giải quyết nạn tắc đường. Sau khi VnMedia đăng bài "Đề xuất cấm xe máy trong nội thành giờ cao điểm" và "Cấm xe máy trong nội thành: Tranh cãi nảy lửa", tòa soạn tiếp tục nhận được hàng chục ý kiến tranh luận của bạn đọc; trong đó bạn Đỗ Việt Hùng (Hà Nội), đề xuất sáng kiến khá thú vị để giải quyết ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố. VnMedia giới thiệu sáng kiến của bạn Hùng.
Theo bạn Hùng, giải pháp cấm hoàn toàn xe máy nếu đem ra áp dụng chắc chắn sẽ giảm ùn tắc giao thông, tuy nhiên sẽ gây ra nhiều hệ lụy và tác động đến số đông người dân. Do vậy, mặt "lợi" thu được cho xã hội không chắc đã hơn mặt "hại" với mỗi cá nhân gộp lại.
Theo bạn Hùng, nếu phải hạn chế xe cá nhân thì vẫn nên hạn chế xe máy.
Ảnh: Tùng Nguyễn
Giải pháp trong ngắn hạn (có thể áp dụng ngay) để giảm vấn nạn tắc đường ở Thủ đô, trước hết cần xác định mục tiêu thực tế trước mắt là hạn chế và giảm dần phương tiện cá nhân, mà chủ yếu là xe máy, tăng dần các phương tiện công cộng để bù đắp. Vậy cần giải quyết 2 vấn đề song song:
Thứ nhất, phải hạn chế xe máy: Với mục tiêu là hạn chế nên giải pháp sẽ là giảm dần chứ không cấm hẳn. Để giảm dần 1 cách tự nguyện cần làm cho người đi xe máy cảm thấy bất tiện và tự mình sẽ chuyển sang phương tiện công cộng (tất nhiên phải thuận tiện hơn). Vậy để xe máy thấy bất tiện có thể có 1 số giải pháp:
Lập các giải phân cách cứng trên đường để phân luồng xe máy: Hiện nay trên các đường phố đều có phân cách luồng nhưng là phân cách mềm, sau nhiều lần thực hiện thí điểm trên 1 số tuyến phố đều thất bại do xe máy luôn lấn sang các làn của các phương tiện khác, dần dần lại như lúc chưa phân luồng.
Vì vậy, mặc dù đường nhỏ và sẽ tốn diện tích mặt đường nhưng nhất thiết sử dụng hệ thống dải phân cách cứng cho xe máy (và diện tích đường dành cho xe máy chỉ khoảng tối đa 1/3 bề mặt đường bao gồm cả diện tích dành cho giải phân cách) làn xe máy sẽ rất đông và có thể thường xuyên bị tắc bất tiện.
Cấm ở 1 số tuyến đường xe máy phải đi đường vòng xa hơn tốn xăng dầu, thời gian và bất tiện.
Sử dụng giải pháp biển số chẵn, lẻ bất tiện (tuy nhiên, giải pháp này chỉ có thể thực hiện trong ngắn hạn, dài hạn thì người dân sẽ lập tức mua thêm xe, mượn xe... lãng phí xã hội)
Bạn Hùng đề xuất phương án không nên cấm toàn bộ xe máy ngay
mà nên cấm dần dần. Ảnh: Tùng Nguyễn
Thứ hai, tăng mức độ thuận tiện khi sử dụng phương tiện công cộng. Phương tiện công cộng duy nhất ở Hà Nội hiện nay là xe buýt và trong tương lai gần (5 năm tới) chắc chắn chưa thể bổ sung được phương tiện khác. Tôi đi xe buýt nhiều lần thấy rất bất tiện: chờ xe rất lâu, xe bỏ bến, đông người, chậm giờ làm.....Để giải quyết các vấn đề này, cần thực hiện đồng bộ các giải pháp:
Tăng số đầu xe và rút ngắn thời gian giữa mỗi chuyến, đặc biệt là trong giờ cao điểm, nên quy định tần suất xe chạy 10phút /chuyến, tiến tới 5 phút/chuyến (hiện nay theo qui định thường là 15 phút /chuyến nhưng vào những giờ cao điểm thường là 30 phút /chuyến, thậm chí có lúc tới 2h/chuyến.
Đồng thời, tăng giá vé xe buýt (có thể có ưu đãi cho sinh viên, người nghèo, đối tượng chính sách...) để giảm áp lực bù lỗ và có kinh phí để đầu tư thêm số lượng xe.
Ngoài ra, cần có chế độ vệ sinh sạch sẽ cho xe buýt. Nghiên cứu hợp lý hóa kích cỡ xe cho phù hợp với khổ đường. Hiện nay, nhiều xe buýt rất to lại lưu thông trên những tuyến đường nhỏ là nguyên nhân gây ùn tắc.
Thứ ba, cần xem xét lại giờ làm việc để giảm tải giao thông: Thành phố cần đưa ra qui định về thời gian làm việc thống nhất, áp dụng cho từng khối cơ quan, doanh nghiệp, trường học đóng trên địa bàn với thời gian làm việc cách nhau từ 1h - 1h30. Cụ thể: Cơ quan nhà nước, doanh nghiệp, các trường tiểu học, trung học cơ sở: 7h30 - 8h. Các trường Trung học phổ thông và Đại học: 9h - 9h30
Giải pháp trong trung và dài hạn. Chuyển ngay các trường Đại học ra ngoại thành. Đầu năm 2011, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã chỉ đạo về việc nhanh chóng chuyển 12 trường ĐH trên địa bàn Hà Nội ra ngoại thành. Đến nay vẫn chưa chuyển được trường nào. Vậy cần kiên quyết thực hiện chủ trương này và thực hiện ngay. Sang năm 2012, chậm nhất đến 2015 phải chuyển được 100% các trường ĐH ra ngoại thành.
Phân bố lại các cơ quan nhà nước: Cần có phân bố hợp lý các cơ quan nhà nuớc từ TW đến địa phương để phân tán các luồng giao thông ra ngoại thành, giảm tải cho nội thành. Đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án giao thông công cộng: đường sắt trên cao, tàu điện ngầm... để giải tỏa ùn tắc.
Theo VNMedia