Cấm xe khách đường dài dừng đón trả khách dọc đường ở Ninh Bình
Bắt đầu từ ngày 23/7, tỉnh Ninh Bình tạm dừng xe khách đi Hà Nội và nhiều tỉnh thành trên cả nước.
Tỉnh này cũng cấm xe khách đường dài dừng đón trả khách trên địa bàn.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình, Sở GTVT Ninh Bình đã có văn bản thông báo tạm dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh từ Ninh Bình đi, đến thành phố Hà Nội, tỉnh Đắk Nông, tỉnh Gia Lai và ngược lại bắt đầu từ 0h ngày 23/7.
Sở GTVT cũng quyết định tiếp tục tạm dừng hoạt động vận tải hành khách liên tỉnh, gồm xe tuyến cố định, xe hợp đồng, xe du lịch, xe taxi từ Ninh Bình đi, đến 27 tỉnh/thành phố: TPHCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Phú Yên, Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Tiền Giang, An Giang, Đà Nẵng, Nghệ An, Hà Tĩnh, Bắc Ninh, Hưng Yên, Đồng Tháp, Bắc Giang, Long An, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tây Ninh và ngược lại.
Chốt kiểm soát dịch Covid-19 tỉnh Ninh Bình thực hiện kiểm tra xe khách, kiểm tra y tế các hành khách qua địa bàn.
Video đang HOT
Dừng toàn bộ hoạt động chở khách, xe hợp đồng từ Ninh Bình đi các tỉnh có ca nhiễm và ngược lại. Cấm các xe khách đường dài dừng đón, trả khách dọc đường tại Ninh Bình. Đối với lái xe đến giao hàng hóa, vận chuyển tại Ninh Bình phải xét nghiệm nhanh kháng nguyên.
Các trường hợp đặc biệt vì lý do công vụ, xe chở bệnh nhân, người hết hạn cách ly, xe đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp, xe vận chuyển phục vụ phòng, chống dịch được phép hoạt động phải thực hiện nghiêm quy định phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Sở GTVT Ninh Bình yêu cầu các đơn vị kinh doanh vận tải thực hiện nghiêm quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không thực hiện nghiêm việc tạm dừng các hoạt động vận chuyển hành khách đi, đến các tỉnh, thành phố trên và các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định để lây lan dịch trong cộng đồng.
Sở GTVT sẽ tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các đơn vị và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định về phòng, chống dịch Covid-19.
Cao tốc Bắc - Nam: Phải đặt vấn đề chất lượng lên đầu
Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể khẳng định dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam là công trình mẫu, không được phép sai sót, trong đó phải đặt vấn đề chất lượng lên đầu...
Ngày 22-2, Bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể trực tiếp kiểm tra hiện trường hai dự án thành phần Cao Bồ - Mai Sơn (Nam Định, Ninh Bình), Mai Sơn - quốc lộ 45 (Ninh Bình, Thanh Hóa), thuộc tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam.
Tại đây, ông Nguyễn Văn Thể một lần nữa khẳng định đây là dự án trọng điểm quốc gia, một công trình mẫu, không được phép sai sót trong quá trình thực hiện. "Trong đó phải đặt vấn đề chất lượng lên hàng đầu"- ông Thể nhấn mạnh.
Về việc xử lý nền đất yếu, người đứng đầu ngành giao thông yêu cầu Ban quản lý dự án cần làm việc chặt chẽ với tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và báo cáo kịp thời cho Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ các giải pháp để xử lý, nhằm đảm bảo đúng tiến độ.
"Ưu tiên số một là nền móng vững chắc, nếu không vững chắc sẽ gây lún sụt, liên quan đến vấn đề chất lượng"- ông Thể lưu ý
Ban Quản lý dự án Thăng Long được giao bám sát dự án, kịp thời báo cáo lãnh đạo bộ, lãnh đạo địa phương những vướng mắc trong quá trình triển khai thi công để có sự chỉ đạo thống nhất. Không vì chạy theo tiến độ thi công mà coi nhẹ, làm giảm chất lượng công trình.
"Ngoài ra, trong quá trình thi công, chủ đầu tư phải giám sát chặt chẽ việc hoàn trả đường công vụ cho địa phương sau khi dự án hoàn thành. Cạnh đó, quan tâm đến các tuyến đường gom, đường dân sinh để đảm bảo không ảnh hưởng cuộc sống của người dân hai bên dự án đi qua..."- Bộ trưởng nói.
Về công tác giải phóng mặt bằng, ông Thể đề nghị các địa phương tập trung cao độ, bàn giao mặt bằng trong tháng 3 để nhà thầu thi công. Với mục tiêu đưa dự án Cao Bồ - Mai Sơn hoàn thành trong năm 2021 và dự án Mai Sơn - quốc lộ 45 hoàn thành trong năm 2022, như Nghị quyết của Quốc hội đề ra.
Theo báo cáo của Ban Quản lý dự án Thăng Long và Sở GTVT Ninh Bình, dự án Cao Bồ - Mai Sơn đến nay phần tuyến chính (dài 7,21 km) cơ bản thi công xong phần xử lý nền đất yếu và nền đường mở rộng. Phần đường gom (khoảng 22 km) đã thi công xong phần cấp phối đá dăm phía Nam Định và đang triển khai thi công cấp phối đá dăm địa phận Ninh Bình.
Về công tác giải phóng mặt bằng, hiện chỉ còn vướng mắc tại hai vị trí trên địa bàn huyện Ý Yên (Nam Định) và huyện Yên Khánh (Ninh Bình) thuộc phạm vi đường gom, không ảnh hưởng đến việc thi công tuyến chính.
Theo lãnh đạo UBND tỉnh Ninh Bình, ngày mai (23-2), HĐND tỉnh sẽ họp và đưa ra cơ chế để giải quyết dứt điểm công tác giải phóng mặt bằng trong tháng 3.
Đối với Dự án cao tốc Mai Sơn - Quốc lộ 45, công tác bàn giao mặt bằng cho các nhà thầu thi công hiện chưa đáp ứng yêu cầu, hiện mới bàn giao được 55,64/63,37 km cho nhà thầu thi công.
Trong đó, đoạn qua tỉnh Ninh Bình mới bàn giao được 8,18/14,41 km (còn 6,23 km), đoạn qua tỉnh Thanh Hóa bàn giao được 47,46/48,96km (còn 1,5 km).
Thủ tướng phê chuẩn nhân sự ở Đà Nẵng, Tiền Giang... Thủ tướng Chính phủ vừa phê chuẩn nhân sự năm tỉnh, thành phố gồm Đà Nẵng, Quảng Bình, Ninh Bình, Long An và Tiền Giang. Tân Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh. Ảnh: TẤN VIỆT Cụ thể, đối với TP Đà Nẵng, Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng...