Cấm vận dầu mỏ Iran: châu Âu liều lĩnh, châu Á gánh hậu quả

Theo dõi VGT trên

Việc EU quyết định cấm vận dầu mỏ Iran sẽ phản tác dụng đối với châu Âu, còn các quốc gia châu Á- nơi an ninh năng lượng trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu cho chiến lược tăng trưởng bền vững – sẽ phải chịu hậu quả nặng nề.

Cấm vận dầu mỏ Iran: châu Âu liều lĩnh, châu Á gánh hậu quả - Hình 1

Hy vọng của châu Âu

Bộ trưởng Ngoại giao các nước Liên minh châu Âu (EU) đã cấm các vụ mua dầu mới của Iran và phong tỏa những tài sản của Ngân hàng Trung ương Iran, trong một cuộc họp tại Brussels hôm qua, 23/1.

Một điểm đáng lưu ý là lệnh cấm này sẽ không thực hiện trước ngày 1/7/2012, để các quốc gia đang mua dầu thô của Iran, có thời gian chuẩn bị tìm nguồn cung cấp khác. Nhưng ngay sau tuyên bố của EU, giá dầu mỏ thế giới đã tăng mạnh, lên 100 USD/thùng vào cùng ngày 23/1.

Châu Âu bắt đầu cuộc đọ sức với Iran, và việc ngưng mua dầu thô của Iran từ đây đến Hè là nhằm mục tiêu buộc Iran từ bỏ mối đe dọa hạt nhân.

Nhưng giới phân tích phương Tây cho rằng châu Âu liều lĩnh đánh cuộc trên cấm vận dầu mỏ Iran. Cấm vận là vũ khí thương mại cuối cùng trước quốc gia sản xuất dầu mỏ thứ hai của tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC). Nhưng đó cũng là một quyết định liều lĩnh, với một chế độ không có vẻ gì là muốn thoái lui.

Nền kinh tế Iran phụ thuộc nặng nề vào lợi tức xuất khẩu dầu. EU là thị trường dầu mỏ lớn thứ hai của Iran sau Trung Quốc. Châu Âu chỉ mua khoảng 6% lượng dầu cần thiết từ Iran.

Cấm vận của châu Âu sẽ làm Iran mất đi 20% xuất khẩu của mình, trong lúc châu Âu mất 6% lượng dầu nhập. Nếu Nhật Bản và Hàn Quốc chịu theo gương châu Âu, thì Iran sẽ mất đi đến 40% nguồn ngoại tệ.

Hy vọng của châu Âu là lôi kéo thêm đồng minh, và do bị trừng phạt mạnh mẽ, Iran sẽ chấp nhận thảo luận nghiêm túc trên chương trình hạt nhân.

Thế nhưng nhiều ý kiến phân tích cho rằng căn cứ vào lịch trình hiện nay, các bên đang chạy đua với thời gian: Iran sẽ bầu lại quốc hội trong hai tháng tới đây, còn về phía Phương Tây, trên mặt chính trị, nỗ lực nhằm vào Iran có thể bị tê liệt vì Pháp và Mỹ lần lượt bước vào bầu cử tổng thống.

Mặt khác, cũng phải kể đến Italia, Tây Ban Nha và Hy Lạp, vốn bị lệ thuộc rất nhiều vào dầu mỏ Iran, cho nên đều muốn có thêm thời gian, ít ra là sáu tháng nữa, trước khi áp dụng biện pháp cấm vận. Đặc biệt là Hy Lạp đang gặp khó khăn tài chính và Iran lợi dụng tình thế này để chiêu dụ Athens: Tehran đồng ý bán dầu với một khoản tín dụng 60 ngày và không đòi bảo đảm gì cả.

Hậu quả nhìn thấy với Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản

Điểm lại những nước bị tác động của lệnh cấm trên sẽ thấy: Mỹ sẽ không bị ảnh hưởng gì, vì từ lâu nay không còn nhập dầu mỏ Iran. Tại châu Âu, thì Italia, Tây Ban Nha, Hy Lạp là những nước có thể bị ảnh hưởng, nhưng châu Âu chỉ mua khoảng 6% lượng dầu cần thiết từ Iran.

Ngược lại, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản, và nhất là Trung Quốc, Ấn Độ bị lệ thuộc nhiều hơn vào Iran, vì nhập từ 10 đến 11% nhu cầu dầu của mình. Cho nên các quốc gia này rất dè dặt.

Iran đóng vai trò quan trọng đối với Trung Quốc, Nhật Bản và Ấn Độ, khi các cường quốc đang trỗi dậy của châu Á tìm kiếm sự tăng trưởng bền vững và duy trì sự ổn định thì an ninh năng lượng đã trở thành yếu tố quan trọng hàng đầu trong địa chính trị ở khu vực.

Trung Quốc là đối tác thương mại hàng đầu của Iran, với kim ngạch thương mại song phương lên đến trên 40 tỷ USD trong năm 2011. Iran cũng là nhà cung cấp dầu mỏ lớn thứ ba của Trung Quốc.

Chuyến thăm gần đây của Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo tới Arập Xêút, Các tiểu vương quốc Arập thống nhất và Cata chủ yếu vì vấn đề bảo đảm an ninh năng lượng cho Trung Quốc. Chuyến thăm cũng diễn ra trên cơ sở đang gia tăng mối đe dọa có lệnh cấm vận xuất khẩu dầu lửa của Mỹ đối với Iran và bản thân Trung Quốc có nhu cầu bảo đảm các nguồn cung cấp dầu mỏ và khí đốt dự phòng.

Nhu cầu sử dụng dầu mỏ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 8 triệu thùng/ngày và được dự báo sẽ tăng lên 11,3 triệu thùng/ngày vào năm 2015. Ngay cả khi Mỹ và châu Âu giảm sự phụ thuộc của họ vào nguồn dầu từ Vùng Vịnh thì Trung Quốc vẫn là nước phụ thuộc một cách chiến lược vào vùng Vịnh trong vực cung cấp năng lượng cho nước này.

Video đang HOT

Cấm vận dầu mỏ Iran: châu Âu liều lĩnh, châu Á gánh hậu quả - Hình 2

Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo phản đối những biện pháp gay gắt chống Iran vì lo ngại căng thẳng lên đến cao độ có thể làm giá dầu toàn cầu gia tăng

Ấn Độ cũng vậy. Khi Cố vấn An ninh Quốc gia của Ấn Độ Shiv Shankar Menon đi thăm một loạt các nước vùng Vịnh gần đây như Arập Xêút, Cata và Côóet, mặc dù không được chú ý bằng chuyến thăm của ông Ôn Gia Bảo, nhưng lý do chính cũng là an ninh năng lượng.

Cả hai nước Trung Quốc và Ấn Độ đều mua dầu của Iran (Trung Quốc chiếm 22% tổng lượng dầu xuất khẩu của Iran) và do vậy sẽ bị ảnh hưởng từ lệnh cấm vận của EU. Do vậy, các hoạt động ngoại giao của Trung Quốc và Ấn Độ như vậy rõ ràng phản ánh mối lo ngại chung của họ về nguồn cung cấp năng lượng.

Cả Trung Quốc và Ấn Độ sẽ tìm cách gây áp lực với Mỹ về bất kỳ hành động nào chống lại Iran để không được làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế và an ninh năng lượng ở châu Á.

Còn Nhật Bản cũng đã gửi đi những thông điệp khá trái ngược nhau về việc ủng hộ biện pháp trừng phạt chưa từng thấy này.

Hiện dư luận đang nói về hai kịch bản: Thứ nhất, Trung Quốc có thể sẽ trở thành khách hàng đầu tiên đối với “dầu giảm giá” của Iran trong trường hợp EU cắt giảm việc mua dầu của Iran và các nước mua khác ở châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ sẽ hành động theo đề nghị của Mỹ.

Trung Quốc sẽ không cúi đầu trước áp lực của Mỹ và Trung Quốc sẵn sàng mua “dầu giảm giá” của Iran.

Thứ hai, nếu Arập Xêút tôn trọng cam kết bù đắp vào phần thiếu hụt dầu trên thị trường do cấm vận Iran, thì ảnh hưởng trên giá dầu sẽ hạn chế và chỉ Iran sẽ chịu hậu quả nghiêm trọng. Nhưng nếu mặt khác, Iran ngăn chận lưu thông ở eo biển Ormuz, nơi mà 35% lượng dầu mỏ chuyên chở bằng tàu biển trên thế giới đi qua, thì giá dầu sẽ tăng vọt thêm, vào lúc mà giá dầu trong tháng giêng này đã tăng cao do tình hình xã hội căng thẳng ở Nigeria một quốc gia dầu mỏ khác tại châu Phi.

Theo Dân Trí

'Quả bom Iran' chỉ nổ, không thể gỡ?

N hận định siết chặt lệnh trừng phạt đối với Iran là biện pháp có hiệu quả nhất buộc Iran thỏa hiệp, "cấm vận dầu mỏ" đối với Iran là biện pháp trừng phạt mạnh mẽ nhất, gần một tháng nay, Mỹ đã mở "cuộc chiến ngoại giao" với Iran trên toàn thế giới, cố gắng xây dựng một liên minh cấm vận dầu mỏ quốc tế nhằm cô lập và trừng phạt Iran.

"Liên minh cấm vận dầu mỏ quốc tế"

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner vừa kết thúc chuyến thăm Châu Á, thuyết phục Trung Quốc và Nhật Bản giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran.

Ngày 16/1, ông Robert Einhorn - cố vấn đặc biệt của Bộ Ngoại giao Mỹ về kiểm soát vũ khí và không phổ biến hạt nhân đã bắt đầu chuyến thăm 3 ngày đến Hàn Quốc. Trong thời gian viếng thăm, ông đã hội kiến với các quan chức cấp cao của Hàn Quốc, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cộng đồng quốc tế hợp tác giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran, hơn nữa truyền tải lập trường của chính phủ Mỹ trên các vấn đề như trừng phạt xuất khẩu dầu mỏ đối với Iran.

Quả bom Iran chỉ nổ, không thể gỡ? - Hình 1

Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Timothy Geithner

Trong thời gian ông Timothy Geithner thăm Trung Quốc và Nhật Bản, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ William Burns cũng bắt đầu chuyến thăm hai ngày đến Thổ Nhĩ Kỳ - một trong những khách hàng lớn của Iran. Được biết, ông William Burns đã đề xuất với Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu hai kiến nghị là "đóng cửa các ngân hàng của Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ""giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran".

Nhằm tăng sức nặng cho lời đề nghị, ông William Burns đã đi từ thuyết phục với nguyên nhân "các ngân hàng của Iran tại Thổ Nhĩ Kỳ giúp đỡ Iran mua nguyên liệu hạt nhân" đến hăm dọa "nếu Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục hợp tác với các ngân hàng của Iran thì sẽ mất rất nhiều đối tác hợp tác là các ngân hàng của Mỹ".

Thành công lắm, thất bại nhiều

Nhìn chung, những nỗ lực ngoại giao của Mỹ trên toàn thế giới đã đạt được hiệu quả nhất định nhưng cũng gặp phải nhiều trở ngại.

Với lời kêu gọi của Mỹ, Liên minh Châu Âu (EU) đã đồng ý áp dụng lệnh trừng phạt dầu mỏ đối với Iran. Nhật Bản cũng bày tỏ "sẽ cân nhắc vấn đề giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran".

Tuy nhiên, ông William Burns đã gặp trở ngại tại Thổ Nhĩ Kỳ. Dầu mỏ của Iran chiếm 30% số dầu mỏ nhập khẩu của Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy không trực tiếp từ chối nhưng Thổ Nhĩ Kỳ đã khước từ khéo Mỹ bằng cách bày tỏ "sẽ tuân thủ nghị quyết trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Iran, không làm theo bước đi trừng phạt của Mỹ và Châu Âu".

Được biết, trước khi ông William Burns thăm Thổ Nhĩ Kỳ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ Ahmet Davutoglu đã thăm Tehran, tuyên bố quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đang ở vào giai đoạn tốt nhất trong 400 năm trở lại đây.

Quả bom Iran chỉ nổ, không thể gỡ? - Hình 2

Ngoại trưởng Iran và Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc gặp tại Tehran

Ngoài ra, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có rất nhiều ý kiến bảo lưu đối với kế hoạch cấm vận dầu mỏ của Mỹ. Ví dụ: giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran trong bao lâu, giảm bao nhiêu...

Ông Timothy Geithner kết thúc chuyến thăm Châu Á chưa được bao lâu, Mỹ lại tuyên bố trừng phạt Công ty Chu Hải Chấn Nhung (Zhuhai Zhen Rong Company) của Trung Quốc với lý do công ty này có giao dịch thành phẩm với Iran. Ngoài công ty của Trung Quốc, lệnh trừng phạt còn được áp dụng đối với Công ty dầu Kuo của Singapore và FAL của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE).

Hiện nay, vấn đề mà hầu như tất cả các quốc gia đều đặt ra cho Mỹ là nếu cấm vận xuất khẩu dầu mỏ đối với Iran thì ai bổ sung lượng dầu mỏ thiếu hụt trên thị trường? Saudi Arabia và Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) có khả năng này không? Nếu giá dầu tăng cao vì lệnh cấm vận dầu mỏ tác động đến nền kinh tế các nước thì ai chịu trách nhiệm?

Iran: "Ăn miếng trả miếng"

Đối mặt với "liên minh cấm vận dầu mỏ quốc tế" do Mỹ dày công xây dựng, Iran đã nhanh chóng bắt tay vào cuộc chiến "ăn miếng trả miếng" trên lĩnh vực ngoại giao.

Một mặt đe dọa "phong tỏa eo biển Hormuz", thề "không cho một giọt dầu đi qua eo biển này" mặt khác, Iran cổ súy tác động của của lệnh cấm vận đến thị trường dầu mỏ quốc tế và đe dọa những nước có ý định thay thế Iran cung cấp dầu mỏ cho thế giới.

Quả bom Iran chỉ nổ, không thể gỡ? - Hình 3

Nhà máy hóa dầu của Iran tại phía nam Tehran

Ngày 15/1, khi nói đến phương tây có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Iran, ông Mohammad Ali Khatibi - đại diện Iran tại Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) tuyên bố: " Nếu các nước xung quanh phía nam Iran sử dụng dầu mỏ của nước khác thay thế dầu mỏ của Iran thì những nước khác này sẽ bị coi là đồng lõa với phương Tây".

Ông đặc biệt nhấn mạnh: "Bất cứ hành động nào nhằm thay thế xuất khẩu dầu mỏ của Iran đều có nghĩa là tham gia vào trò chơi chính trị rất nguy hiểm".

Theo báo cáo, tại Hội nghị Ngoại trưởng tổ chức vào ngày 23/1 tới đây, Liên minh Châu Âu (EU) sẽ thảo luận vấn đề có liên quan đến việc thực hiện lệnh cấm vận dầu mỏ đối với Iran. Saudi Arabia - quốc gia xuất khẩu dầu mỏ lớn nhất thế giới - từng tuyên bố nước này đã sẵn sàng bổ sung lượng dầu mỏ thiếu hụt nếu Iran bị trừng phạt.

Mỹ - Iran tiếp xúc thông qua kênh đặc biệt

Đúng lúc 3 tàu sân bay của Mỹ (tàu sân bay Carl Vinson, tàu sân bay USS John C. Stennis CVN-74 và tàu sân bay USS Abraham Lincoln CVN-72) tiến sát Iran, bóng đen chiến tranh bao trùm eo biển Hormuz, Tehran lại bất ngờ đưa tin Mỹ và Iran đang tiếp xúc thông qua kênh đặc biệt.

Ngày 15/1, chính phủ Iran tuyên bố nước này nhận được một lá thư từ chính phủ Mỹ. Được biết, bức thư này đến Iran qua 3 kênh: lần lượt thông qua Tổng thống Iraq Jalal Talabani, đại diện Iran tại Liên Hợp Quốc và đại sứ Thụy Sỹ tại Iran.

Mỹ và Iran không tiết lộ nội dung cụ thể của bức thư bí mật này, chỉ cho biết đây là thư Mỹ gửi Iran về việc Tehran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz.

Quả bom Iran chỉ nổ, không thể gỡ? - Hình 4

Bản đồ eo biển Hormuz

Đồng thời, Iran cũng gửi cho đại sứ Thụy Sỹ tại Iran bức thư nói về nhà khoa học Iran bị ám sát. Trong thư, Iran bày tỏ: "Iran có đẩy đủ chứng cứ chứng minh cái chết của nhà khoa học Iran là hành động ám sát do Cục điều tra Liên bang Mỹ thực hiện có chủ đích". Phía quân đội Iran cũng tuyên bố: "Mỹ, Anh và Israel phải chịu trách nhiệm về vụ việc này".

Trời không chịu đất...

Tuy các nước như Mỹ, Anh nhiều lần nhấn mạnh "tất cả lựa chọn chính sách đối với Iran đều đặt trên bàn, bao gồm cả chiến tranh" nhưng đối đáp ngoại giao chỉ là một chuyện, còn chính sách thực tế lại là một chuyện khác. Quan chức và các cơ quan nghiên cứu của Mỹ đều nhận định "chiến tranh không phải là lựa chọn tốt nhất, đặc biệt là trong năm tổng tuyển cử tại Mỹ".

Vấn đề đặt ra hiện nay là hình như Mỹ - Iran đã rơi vào thế lưỡng nan: trong bối cảnh đặc thù của tình hình chính trị trong nước và quốc tế, không nước nào muốn nhượng bộ.

Trong khi đó, một số chuyên gia của Mỹ bắt đầu phê bình chính sách cứng rắn của chính phủ đối với Iran. Các viện nghiên cứu chiến lược thì nhận định: "Con đường cuối cùng để giải quyết vấn đề hạt nhân của Iran vẫn là đàm phán ngoại giao".

Phía Iran cũng có những dấu hiệu tích cực. Ngày 12/1, ông Ali Larijani, Chủ tịch Quốc hội Iran tuyên bố: "Iran đồng ý khởi động lại bàn đàm phán P5 1 (5 thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc và Đức) để thảo luận về việc giải quyết hạt nhân".

Quả bom Iran chỉ nổ, không thể gỡ? - Hình 5

Mỹ và Iran: "Trời không chịu đất, đất cũng không chịu trời".

Ngày 13/1, một nhân sĩ ngoại giao cho biết Iran đã bước đầu đồng ý IAEA cử đoàn quan sát đến Iran kiểm tra vào tháng 1 này.

Ngày 18/1, tại buổi họp báo được tổ chức tại Moscow, Bộ trưởng Ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov tuyên bố: "Iran đã sẵn sàng khởi động lại đàm phán hạt nhân với sáu nước (gồm Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Trung Quốc và Đức)".

Tuy nhiên, một vấn đề khác lại xuất hiện là hai nước có thể đạt được thỏa thuận mà tất cả các nước đều có thể chấp nhận được hay không.

Trong khi đó, một chuyên gia thuộc Viện nghiên cứu Brookings của Mỹ chia sẻ: "Một số người thường cho rằng vấn đề Iran chỉ có hai lựa chọn: cho phép Iran có vũ khí hạt nhân hoặc tấn công Iran trước khi nước này có vũ khí hạt nhân. Trên thực tế, vấn đề Iran còn có một phương án giải quyết khác, cũng là phương án giải quyết hòa bình, đó là xây dựng khu vực Trung Đông không hạt nhân".

Lý lẽ của khuynh hướng thứ 3: Một trong những luận điểm chính yếu của Iran là việc Israel có sức mạnh hạt nhân cũng như việc Mỹ áp dụng tiêu chuẩn kép đối với Israel và Iran. Nếu Mỹ có thể xây dựng khu vực Trung Đông không hạt nhân thì vấn đề hạt nhân của Iran có thể được giải quyết hòa bình.

Trên thực tế, một Israel không hạt nhân chắc chắn sẽ được thế giới Arab ủng hộ nhưng có khả thi hay không lại là chuyện hoàn toàn khác, khi mà chính Mỹ đã đỡ đầu cho Israel trong tất cả những chương trình này và những thế lực thân Do Thái thì vẫn hoạt động không ngừng bên hành lang nghị viện Mỹ.

Theo VTC

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thốngÔng Trump sẽ bị tuyên án trước khi nhậm chức tổng thống
15:09:14 04/01/2025
Tai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhânTai nạn máy bay tại Hàn Quốc: Tìm thấy thi thể của tất cả 179 nạn nhân
06:26:59 05/01/2025
Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"Mật vụ biến dinh Tổng thống Hàn Quốc thành "pháo đài bất khả xâm phạm"
15:18:00 04/01/2025
Máy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việcMáy bay Mỹ lao vào tòa nhà có 200 người đang làm việc
08:10:13 04/01/2025
Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?Tại sao cảnh sát Hàn Quốc khó bắt giữ Tổng thống Yoon Suk-yeol?
14:16:29 04/01/2025
Quan chức an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chối thẩm vấn giữa căng thẳng chính trịQuan chức an ninh Tổng thống Hàn Quốc từ chối thẩm vấn giữa căng thẳng chính trị
21:38:19 04/01/2025
Những kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữNhững kịch bản tiếp theo khi Tổng thống bị luận tội Hàn Quốc chống lệnh bắt giữ
06:32:15 05/01/2025
Mỹ tổ chức Quốc tang cựu Tổng thống Jimmy CarterMỹ tổ chức Quốc tang cựu Tổng thống Jimmy Carter
22:19:12 05/01/2025

Tin đang nóng

Dàn sao Vbiz hồi hộp từng phút trận Việt Nam - Thái Lan: Trấn Thành tức 1 chuyện, Puka bầu bí vẫn cực sung!Dàn sao Vbiz hồi hộp từng phút trận Việt Nam - Thái Lan: Trấn Thành tức 1 chuyện, Puka bầu bí vẫn cực sung!
22:44:04 05/01/2025
Mỹ Tâm, Hoà Minzy cùng dàn Sao Việt vỡ oà khi Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024Mỹ Tâm, Hoà Minzy cùng dàn Sao Việt vỡ oà khi Việt Nam vô địch ASEAN Cup 2024
23:25:12 05/01/2025
Như Quỳnh 'nhường đất' để Hồ Văn Cường tỏa sáng mặc tranh cãiNhư Quỳnh 'nhường đất' để Hồ Văn Cường tỏa sáng mặc tranh cãi
22:08:32 05/01/2025
2 mối tình kết thúc buồn của Thiều Bảo Trâm: Chia tay Sơn Tùng ầm ĩ, tan vỡ bất ngờ với Matthis2 mối tình kết thúc buồn của Thiều Bảo Trâm: Chia tay Sơn Tùng ầm ĩ, tan vỡ bất ngờ với Matthis
23:45:22 05/01/2025
Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất 2024 bị bắt nạt, cắn răng chịu oan suốt 10 năm: Đến hôm nay sự thật mới sáng tỏ!Mỹ nhân Hoa ngữ đẹp nhất 2024 bị bắt nạt, cắn răng chịu oan suốt 10 năm: Đến hôm nay sự thật mới sáng tỏ!
23:09:50 05/01/2025
Khánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hìnhKhánh Thi nhắc nhở cách xưng hô của Phan Hiển trên sóng truyền hình
22:00:29 05/01/2025
Lương Bích Hữu thon thả sau giảm cân, đọ sắc cùng Lâm Khánh Chi, Diệp Lâm AnhLương Bích Hữu thon thả sau giảm cân, đọ sắc cùng Lâm Khánh Chi, Diệp Lâm Anh
22:23:02 05/01/2025
Siêu sao năm 2025 gọi tên nam diễn viên đang "quậy banh" Cbiz: Trang cá nhân tăng 1.6 triệu follow sau loạt bài bóc phốtSiêu sao năm 2025 gọi tên nam diễn viên đang "quậy banh" Cbiz: Trang cá nhân tăng 1.6 triệu follow sau loạt bài bóc phốt
23:12:10 05/01/2025

Tin mới nhất

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố bắn rơi máy bay chiến đấu MiG-29 của Ukraine

22:41:45 05/01/2025
Một số lượng lớn máy bay chiến đấu MiG-29 thời Liên Xô đã được các nước ủng hộ EU chuyển giao cho Kiev kể từ tháng 2/2022, khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt.
Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

Bộ trưởng Quốc phòng Israel ra cảnh báo gắt với Hezbollah, lệnh ngừng bắn mong manh đứng trước nguy cơ đổ vỡ

22:38:42 05/01/2025
Phát biểu trong chuyến thăm biên giới phía Bắc Israel, ông Katz cáo buộc Hezbollah vẫn chưa rút lui qua sông Litani ở Nam Lebanon như đã quy định trong thỏa thuận ngừng bắn.
Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn nếu Hezbollah không rút quân

Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn nếu Hezbollah không rút quân

22:33:40 05/01/2025
Bộ trưởng Quốc phòng Israel, ông Israel Katz, ngày 5/1 cảnh báo nếu nhóm vũ trang Hezbollah không rút toàn bộ lực lượng về phía Bắc sông Litani, Israel sẽ phá vỡ thỏa thuận ngừng bắn.
Món ăn quốc dân của Bờ Biển Ngà trở thành biểu tượng toàn cầu

Món ăn quốc dân của Bờ Biển Ngà trở thành biểu tượng toàn cầu

22:28:59 05/01/2025
Attieke có nguồn gốc từ các cộng đồng sống tại khu vực đầm phá phía nam Bờ Biển Ngà, đặc biệt là các nhóm dân tộc Adioukrou, Avikam và Ebrie. Tên gọi attieke bắt nguồn từ thuật ngữ "adjeke" trong ngôn ngữ Ebrie.
Những tấm giấy siêu mỏng của Nhật Bản thu hút khách hàng toàn cầu

Những tấm giấy siêu mỏng của Nhật Bản thu hút khách hàng toàn cầu

22:05:25 05/01/2025
Loại giấy này đặc biệt bền, chống ố vàng và đổi màu nhưng mỏng đến nỗi khi phủ lên các tài liệu, chữ viết vẫn đọc được dễ dàng. Mặc dù số lượng đơn đặt hàng thường nhỏ, Hidakawashi vẫn đáp ứng bằng các sản phẩm tùy chỉnh.
Israel nêu điều kiện duy trì lệnh ngừng bắn với Hezbollah

Israel nêu điều kiện duy trì lệnh ngừng bắn với Hezbollah

21:59:57 05/01/2025
Kể từ khi nổ ra cuộc xung đột giữa Israel và phong trào Hồi giáo Hamas ở Dải Gaza, lực lượng này tấn công tàu thuyền ở Biển Đỏ và vịnh Aden, nhằm bày tỏ sự đoàn kết với người dân Palestine.
Tiết lộ lỗ hổng phòng không khiến Anh có thể bị tên lửa tấn công từ bất cứ đâu trên thế giới

Tiết lộ lỗ hổng phòng không khiến Anh có thể bị tên lửa tấn công từ bất cứ đâu trên thế giới

21:56:31 05/01/2025
Những cảnh báo này là hết sức đáng chú ý trong bối cảnh Liên bang Nga năm 2024 đã có hai bước đi quan trọng trong lĩnh vực quốc phòng.
Tác động của vụ khủng bố ở New Orleans đối với chiến lược chống IS của ông Trump

Tác động của vụ khủng bố ở New Orleans đối với chiến lược chống IS của ông Trump

21:53:41 05/01/2025
Vụ việc cũng đặt ra câu hỏi về tác động của chính sách đối ngoại cô lập mà Tổng thống đắc cử Donald Trump theo đuổi trong cuộc chiến chống khủng bố.
Houthi nã tên lửa siêu vượt âm vào nhà máy điện của Israel

Houthi nã tên lửa siêu vượt âm vào nhà máy điện của Israel

21:52:11 05/01/2025
Gần đây, Houthi đã nhắm mục tiêu vào các nhà máy điện gần Tel Aviv và Jerusalem sau khi Israel ném bom một nhà máy điện ở thủ đô Sana'a và thành phố miền Tây Al Hudaydah của Yemen.
Nga ngừng cấp khí đốt qua Ukraine, hàng nghìn người ở Transnistria không được sưởi ấm

Nga ngừng cấp khí đốt qua Ukraine, hàng nghìn người ở Transnistria không được sưởi ấm

21:43:59 05/01/2025
Khu vực Transnistria đã rơi vào cuộc khủng hoảng năng lượng kể từ ngày đầu năm mới, khi Ukraine ngừng cho Nga trung chuyển khí đốt sang châu Âu qua lãnh thổ của mình sau khi thỏa thuận hết hạn.
Hàn Quốc: Tòa bác yêu cầu vô hiệu hóa lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

Hàn Quốc: Tòa bác yêu cầu vô hiệu hóa lệnh bắt giữ Tổng thống Yoon Suk Yeol

21:42:24 05/01/2025
Theo nhóm luật sư của Tổng thống Yoon, các thẩm phán đã áp dụng sai luật, cho rằng các quy định cấm thực hiện lệnh tại khu vực quân sự và an ninh hạn chế không được áp dụng đúng trong vụ việc này.
Nguyên nhân Honduras cảnh báo trục xuất binh sĩ Mỹ

Nguyên nhân Honduras cảnh báo trục xuất binh sĩ Mỹ

21:38:15 05/01/2025
Trong thông điệp mừng năm mới, Tổng thống Honduras Xiomara Castro cảnh cáo sẽ xem xét lại hợp tác quân sự của nước này với Mỹ nếu Tổng thống đắc cử Trump thực hiện lệnh trục xuất hàng loạt người nhập cư không giấy tờ.

Có thể bạn quan tâm

Rủ làm ăn qua mạng, 2 thanh niên lừa gần 4 tỷ đồng của người phụ nữ

Rủ làm ăn qua mạng, 2 thanh niên lừa gần 4 tỷ đồng của người phụ nữ

Pháp luật

07:15:35 06/01/2025
Phối hợp làm ăn trên mạng, rồi đưa ra thông tin gian dối rằng đã vi phạm, phải chuyển tiền để không bị bắt giữ, Nguyễn Kim Ngọc và Nguyễn Hữu Duy đã lừa của chị T gần 4 tỷ đồng.
Taeyang (BigBang) bất ngờ bị người hâm mộ BTS tấn công

Taeyang (BigBang) bất ngờ bị người hâm mộ BTS tấn công

Nhạc quốc tế

07:13:24 06/01/2025
Taeyang của BigBang đã phải chịu những cuộc tấn công trong phần bình luận trên mạng xã hội từ người hâm mộ BTS.
Mỹ nhân phim VTV mang quân hàm Thiếu tá, sống hạnh phúc bên chồng là Trung tá

Mỹ nhân phim VTV mang quân hàm Thiếu tá, sống hạnh phúc bên chồng là Trung tá

Hậu trường phim

07:08:54 06/01/2025
Trong phim Không thời gian , Huyền Sâm vào vai Đại uý Hoài Thu yêu đơn phương Trung tá Đại (Mạnh Trường). Ngoài đời, cô là Thiếu tá, có chồng là Phó Giám đốc Nhà hát Kịch nói Quân đội.
Diễn viên 'Xin hãy tin em' phong độ tuổi 51, lần đầu tiết lộ về vợ cùng nghề

Diễn viên 'Xin hãy tin em' phong độ tuổi 51, lần đầu tiết lộ về vợ cùng nghề

Sao việt

07:04:32 06/01/2025
Diễn viên Lê Vũ Long nổi tiếng với vai Phong lãng tử trong phim Xin hãy tin em 27 năm trước vẫn phong độ ở tuổi 51. Trở lại với màn ảnh, anh lần đầu chia sẻ về vợ con.
'Không thời gian' tập 24: Xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt về bộ đội

'Không thời gian' tập 24: Xuất hiện nhiều tin đồn thất thiệt về bộ đội

Phim việt

06:58:00 06/01/2025
Trong Không thời gian tập 24, nhiều kẻ lạ mặt tìm cách chống phá kế hoạch đưa người dân bản địa về khu tái định cư của bộ đội biên phòng.
Tử vi ngày mới (6/1): Top 5 con giáp "đạp trúng hũ vàng" của Thần tài, công danh rộng mở, tình yêu đong đầy

Tử vi ngày mới (6/1): Top 5 con giáp "đạp trúng hũ vàng" của Thần tài, công danh rộng mở, tình yêu đong đầy

Trắc nghiệm

06:44:07 06/01/2025
Tử vi dự báo 5 con giáp này gặp được nhiều may mắn trong ngày mới 6/1. Vận may mỉm cười với người chăm chỉ: 4 con giáp đón cơn mưa tiền bạc , lương thưởng khủng
Nữ ca sĩ Vbiz hát nhạc phim Hậu Duệ Mặt Trời hay "nổi da gà", nam thần tượng Hàn phải "há hốc"

Nữ ca sĩ Vbiz hát nhạc phim Hậu Duệ Mặt Trời hay "nổi da gà", nam thần tượng Hàn phải "há hốc"

Tv show

06:23:20 06/01/2025
Lâm Bảo Ngọc còn thể hiện khả năng phát âm tiếng Hàn tròn vành rõ chữ , ngữ điệu lẫn sự luyến láy đều không khác người bản xứ là bao.
Tài tử Squid Game và vợ cũ "Thái tử Samsung" hẹn hò nóng bỏng trên bãi biển, mặt mộc thiên kim tài phiệt gây ngỡ ngàng!

Tài tử Squid Game và vợ cũ "Thái tử Samsung" hẹn hò nóng bỏng trên bãi biển, mặt mộc thiên kim tài phiệt gây ngỡ ngàng!

Sao châu á

06:19:05 06/01/2025
Lee Jung Jae - Lim Se Ryung tận hưởng những phút giây ngọt ngào trên bãi biển ở hòn đảo Saint Barth. Được biết, cặp đôi hiện lưu trú ở khách sạn sang chảnh Eden Rock
Phim Hàn hay đến mức rating tăng 125% chỉ sau 1 tập, nam chính vừa đẹp trai vừa tinh tế ai thấy cũng mê

Phim Hàn hay đến mức rating tăng 125% chỉ sau 1 tập, nam chính vừa đẹp trai vừa tinh tế ai thấy cũng mê

Phim châu á

06:05:59 06/01/2025
Dù lên sóng vào cùng thời điểm When the Phone Rings lên sóng tập cuối, nhưng điều đó cũng không thể cản bước Love Scout bùng nổ mạnh mẽ.
Sam Asghari tiết lộ mối quan hệ với Britney Spears sau ly hôn

Sam Asghari tiết lộ mối quan hệ với Britney Spears sau ly hôn

Sao âu mỹ

06:04:01 06/01/2025
Sam Asghari thừa nhận mối tình với Britney Spears đã giúp bản thân có được bài học quý giá ở Hollywood. Anh vẫn dành tình cảm tốt đẹp cho vợ cũ và mong nữ ca sĩ sống hạnh phúc.
Cách làm thịt nướng giòn bì cực ngon

Cách làm thịt nướng giòn bì cực ngon

Ẩm thực

06:00:54 06/01/2025
Món thịt nướng với lớp bì giòn rụm, thịt mềm mượt sẽ là một sự lựa chọn tuyệt vời cho bữa ăn gia đình hoặc những dịp tụ họp bạn bè.