Cấm vận dầu mỏ có ngăn Kim Jong-un phát triển hạt nhân?
Lệnh cấm vận dầu mỏ khắc nghiệt nhất của Liên Hợp Quốc nhiều khả năng sẽ không ngăn được Triều Tiên tiếp tục phát triển vũ khí hạt nhân, giới chuyên gia nhận định.
Người dân Triều Tiên chứng kiến cuộc diễn tập quân sự ở Wonsan.
Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hồi tuần trước áp lệnh trừng phạt nặng nề nhất nhằm vào Triều Tiên, sau khi nước này phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15.
Lệnh trừng phạt mới sẽ chặn đến 90% lượng dầu mỏ Triều Tiên nhập khẩu kể từ tháng 1 năm sau. Các công nhân Triều Tiên làm việc ở nước ngoài cũng bị buộc phải về nước trong vòng 24 tháng tới.
“Chặn nguồn cung cấp dầu cho Triều Tiên chỉ càng khiến chính quyền Bình Nhưỡng tái cân đối lại lượng nhiên liệu phục vụ cho mục đích quân sự”, Paul Musgrave, trợ lý giáo sư tại Đại học Massachusetts, Mỹ nhận định. “Điều đó có nghĩa là người dân Triều Tiên sẽ đối mặt với cuộc sống khó khăn hơn”.
Các lệnh trừng phạt trước đây đã thất bại trong việc ngăn Triều Tiên tăng cường phát triển hạt nhân và tên lửa đạn đạo. Giới phân tích cho rằng, lệnh cấm vận mới cũng không thể khuất phục Bình Nhưỡng.
Video đang HOT
Hong Kang-chel, một cựu binh Triều Tiên đào tẩu năm 2013 nói, cấm vận chỉ càng khiến Triều Tiên oán hận chính quyền Mỹ.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un vẫn có cách để tập trung nguồn lực cho chương trình phát triển vũ khí hạt nhân.
“Người Triều Tiên giờ đây phải làm việc nhiều hơn, ít phụ thuộc vào máy móc hơn, trong khi lượng nhiên liệu sử dụng cho mục đích quân sự vẫn không hề suy giảm”, ông Hong nói. “Người Triều Tiên ra nước ngoài đem đến góc nhìn khác cho những người ở quê nhà, nhưng con đường đó đang bị ngăn chặn”.
Theo nghị quyết mới, lượng dầu mỏ xuất sang Triều Tiên chỉ được giới hạn ở mức 500.000 thùng dầu/năm. Việc hồi hương lao động Triều Tiên ở nước ngoài, nếu được thực hiện chặt chẽ, có thể khiến Bình Nhưỡng mất nguồn thu ngoại tệ từ 200-500 triệu USD một năm.
Tuy vậy, con số này chỉ tương đương 10% nguồn thu xuất khẩu hàng năm của Triều Tiên.
Nghị quyết cũng nêu vấn đề rằng Triều Tiên đang lách luật bằng cách tiếp nhận lượng dầu mỏ các nước khác chuyển giao trên biển. Nhằm ngăn chặn hành động này, Liên Hợp Quốc nói các quốc gia trong khu vực có thể ngăn chặn, kiểm tra hoặc tạm giữ bất kỳ tàu nào đến cảng của họ nếu bị nghi chở theo hàng hóa bị cấm.
Tuy vậy, Mỹ sẽ không có quyền kiểm tra tàu thuyền neo tại vùng biển của nước khác, ví dụ như Nga hoặc Trung Quốc. Điều này được một số chuyên gia đánh giá là khiến cho việc thực thi pháp luật và kiềm chế Triều Tiên gặp nhiều khó khăn.
Theo Danviet
Triều Tiên lên tiếng sau khi bị Mỹ liệt vào danh sách tài trợ khủng bố
Triều Tiên hết sức giận giữ và cáo buộc Mỹ "gây hấn nghiêm trọng" sau khi Washington đưa nước này vào danh sách tài trợ khủng bố.
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Theo News.com.au, Triều tiên coi đây là "hành động gây hấn nghiêm trọng" của Mỹ và khẳng định quan điểm nước này sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Tuyên bố của Triều Tiên được đưa ra sau khi Trung Quốc phản ứng về lệnh trừng phạt bổ sung 13 công ty và tổ chức của hai nước này.
"Quân đội và nhân dân Triều Tiên giận giữ với những người dám đặt tên đất nước thiêng liêng vào danh sách khủng bố tồi tệ này", hãng thông tấn KCNA hôm 22/11 dẫn lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Triều Tiên cho hay.
Bình Nhưỡng cho rằng Washington đang cố hành xử như trọng tài quốc tế về khủng bố, hành động mà Triều Tiên cho là vô lý và nhạo báng tới hòa bình và an ninh thế giới.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un quyết theo đuổi chương trình phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa đạn đạo.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố đưa Triều Tiên quay trở lại danh sách các nước tài trợ khủng bố, đồng thời cho biết Bộ Tài chính Mỹ sẽ sớm thông báo về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Triều Tiên.
Ông Trump nói Mỹ sẽ tăng trừng phạt Triều Tiên "lên mức cao nhất" trong vòng 2 tuần tới, sau khi đưa nước này quay trở lại danh sách tài trợ khủng bố.
Triều Tiên cũng tái khẳng định lập trường phát triển lực lượng hạt nhân bất chấp hành động "gây hấn" của Mỹ.
"Chương trình hạt nhân của Triều Tiên là biện pháp ngăn chặn để bảo vệ chủ quyền. Chừng nào Mỹ còn tiếp tục chính sách thù địch chống lại Triều Tiên, chúng tôi vẫn sẽ tăng cường các biện pháp ngăn chặn này", KCNA nhấn mạnh.
Theo Danviet
Phản ứng của Triều Tiên khi bị Trung Quốc trừng phạt nặng Thất vọng trước động thái quay lưng, gia tăng trừng phạt của Trung Quốc, Triều Tiên gửi thông điệp nhắc lại vụ thử hạt nhân của đồng minh năm 1964. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ăn mừng vụ thử hạt nhân lần 6 thành công hồi tháng trước. Theo tạp chí Nikkei Asian Review (Nhật Bản), không chỉ khẩu chiến với...