Cắm trại trên đảo Gureopdo mùa cỏ cháy
Biết đến hòn đảo này qua người bạn, Đức Anh ( Hàn Quốc) quyết định đến cắm trại một mình trong 3 ngày 2 đêm.
Trước chuyến đi, chàng trai 9X phải dành đến 3 tuần để chuẩn bị.
“Dành 3 tuần để chuẩn bị trước chuyến đi và phải đợi 3 ngày mới có tàu ra đến đảo Gureopdo, đây là chuyến đi khó khăn nhất đối với tôi cho đến thời điểm này.
Như chiều lòng người, đặt chân lên đảo tôi không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh bình yên nơi đây nên đã lập tức livestream chia sẻ trên trang cá nhân – điều ít khi làm trước đây”, Lỗ Hữu Đức Anh (sinh sống tại Hàn Quốc) chia sẻ với Zing sau 3 ngày 2 đêm “trốn” trên hòn đảo chỉ có một vài hộ dân sinh sống.
Cắm trại một mình trên đảo vắng
Vô tình biết đến hòn đảo Gureopdo (Hàn Quốc) thông qua một người bạn, Đức Anh bị thu hút bởi khung cảnh bình yên, hoang sơ của nơi đây. Anh quyết định chọn hòn đảo này để thực hiện chuyến cắm trại một mình.
“Tôi lên kế hoạch đến đây khi vẫn đang trong một chuyến đi khác. Tôi muốn được tận hưởng khung cảnh yên bình của hòn đảo này vào đúng mùa cỏ cháy”, Đức Anh nói.
Là chuyến đi cắm trại một mình đầu tiên, anh mất nhiều thời gian để đặt mua và chờ giao đến tay các dụng cụ cần thiết khi đi dã ngoại như lều, bếp, bàn ghế, đèn…
Do không có bạn đồng hành, chàng trai 9X chuẩn bị cả thể lực trước ngày lên đường để có thể tự mang được toàn bộ đồ dùng trong suốt hành trình.
“Tự mình làm mọi thứ nên tôi nghĩ đây là một chuyến đi khó khăn”, Đức Anh cười và nói.
Không may mắn khi lên đường vào đúng ngày thời tiết xấu, anh phải chờ đợi đến 3 ngày ở đất liền và trên đảo Deokjeokdo mới có tàu ra Gureopdo.
Chia sẻ với Zing, Đức Anh cho biết vắng vẻ và yên tĩnh là điều anh cảm nhận được đầu tiên khi đặt chân tới đảo.
Sau khi khởi động để làm nóng cơ thể, anh bắt đầu trekking khoảng 4 km ven theo bãi biển để lên tới đỉnh núi, nơi hạ trại.
Trên hành trình này, du khách sẽ phải băng qua 2 quãng đường có cây cối rậm rạp. Đức Anh cho rằng đây là điểm khó nhất trong đoạn đường trekking. Vì anh vừa phải leo dốc, vừa phải mang balo to, nặng khiến nhiều lần bị mắc vào cây cối. Để có thể mang được toàn bộ đồ dùng lên điểm hạ trại, chàng trai 9X buộc phải chia thành 2 lần vận chuyển.
Video đang HOT
Sau một hồi chật vật với những cơn gió to trên đảo, cuối cùng Đức Anh cũng có thể dựng kịp lều trước khi hoàng hôn buông xuống. Tối hôm đó, anh tự thưởng cho mình bữa tiệc BBQ và đi ngủ sớm sau một ngày thấm mệt.
Sáng hôm sau, Đức Anh dậy sớm và đi bộ quanh đảo để tận hưởng bầu không khí trong lành. “Địa điểm cắm trại của tôi nằm kế bên “nhà” của mấy chú hươu nên sáng dậy đi bộ đã bắt gặp chúng đang gặm cỏ. Đây là lần đầu tiên tôi có cơ hội được gặp hươu mà không phải trong sở thú. Tôi có cảm giác mình như được kết nối thật gần với thiên nhiên trong chuyến đi này”, anh kể.
Trong chuyến đi trên đảo Gureopdo, Đức Anh hạ trại tại 2 điểm. Sau một ngày trên đỉnh núi, anh di chuyển xuống sát bờ biển. Vẫn như một thói quen, anh luôn dành thời gian để ngắm hoàng hôn hay bình minh tại những địa điểm mình đặt chân.
“Thủy triều rút để lộ ra vô số vỏ sò, vỏ ốc trên mặt cát. Được ánh bình minh chiếu rọi vào, chúng thực sự như những viên ngọc trai lấp lánh vậy”, Đức Anh kể.
Sau 3 ngày 2 đêm cắm trại trên đảo, chàng trai 9X như được nạp thêm nguồn năng lượng mới. Đức Anh cho biết trong những ngày trên đảo, anh được hít thở bầu không khí trong lành mà ở đất liền khó có cơ hội cởi bỏ khẩu trang để tận hưởng.
Không đặt mục tiêu cho những chuyến đi
Sinh sống tại Hàn Quốc từ giữa năm 2019, Đức Anh có đam mê phiêu lưu và khám phá những cung đường khắp xứ sở kim chi. Trong hơn 2 năm qua, anh đã đi qua nhiều điểm đến của Hàn Quốc.
“Đi du lịch là để thư giãn, tôi không đặt KPI (mục tiêu) về số lượng. Vậy nên tôi cũng không nhớ con số cụ thể về những điểm đã tới ở Hàn Quốc”, Đức Anh nói.
Không giống như nhiều người, Đức Anh thích đến những địa điểm không xuất hiện trong các tour du lịch hay những bài review có trước. Anh mong muốn có cơ hội ngắm Hàn Quốc ở một góc lạ hơn do mình tự khám phá.
Mùa thu thay vì chen chúc trong biển người ở Nami, Đức Anh lại thảnh thơi đạp xe giữa hàng cây thủy sam ở Jinan hay đi dạo tại vùng quê Damyang. Đến mùa đông, anh thích leo núi ở Deokgusan để ngắm bình minh hơn việc hòa mình vào các khu trượt tuyết.
Trong số những địa điểm đã đi qua, hòn đảo Jeju để lại trong anh nhiều ấn tượng nhất. Anh cho biết với sự xuất hiện của ngọn núi lửa Hallasan ở giữa đảo, thời tiết nơi đây luôn chia thành 2 kiểu đối lập. Nếu phía đông đảo đang mưa, phía còn lại sẽ nắng và ngược lại.
“Quay lại nơi này 4 lần nhưng dịp nào tôi cũng gặp trời mưa. Song tôi coi đây là điểm đáng nhớ khi nhắc đến hòn đảo này”, anh cười và nói.
Với mong muốn được hòa mình vào nhịp sống của người dân bản địa, điều Đức Anh tiếc nuối là chưa thể tham gia vào các lễ hội truyền thống của đất nước này do ảnh hưởng của dịch.
Hiện tại, anh mong dịch bệnh sớm được kiểm soát để có thể sắp xếp chuyến bay về Việt Nam. Đức Anh đã có kế hoạch sẽ tới Nepal để thử sức với những cung đường trekking sau khi rời Hàn Quốc.
Cắm trại 'nghìn sao' trên vách đá ở Hà Giang
Nằm ở độ cao 1.700 m, vách đá trắng trên đèo Mã Pí Lèng trở thành điểm cắm trại yêu thích của dân du lịch bụi vì có thể ngắm trọn vẻ đẹp của sông Nho Quế lẫn núi đồi trùng điệp.
Vách đá trắng tại Hà Giang là điểm trekking, cắm trại được dân du lịch bụi ưa chuộng. Ảnh: Huỳnh Lit.
Vách đá trắng nằm trên đèo Mã Pí Lèng và cách huyện Đồng Văn, Mèo Vạc khoảng 2 km. Con đường mòn men theo vách đá trắng là điểm trekking được du khách yêu mạo hiểm chinh phục khi đến Hà Giang.
Vài năm gần đây, cộng đồng du lịch bụi đã khám phá thêm một điểm cắm trại bằng phẳng, ăn sâu vào lòng vách đá trắng và được gọi với cái tên là con mắt Mã Pí Lèng.
Trekking đường ngắn
Theo người dân địa phương, con đường mòn men theo vách đá trắng là lối đi lại chính giữa huyện Đồng Văn và Mèo Vạc. Trước đây, Vua Mèo cùng đoàn tùy tùng thường đi qua và dừng chân nghỉ lại ở khoảng trống giữa vách đá.
Con đường mòn xuyên qua điểm cắm trại đã có từ lâu đời, chiều rộng chỉ vừa đủ một người. Ảnh: Nguyen Ba Bac, Hà Hiển.
Nguyễn Tiệp, hướng dẫn viên du lịch tại Hà Giang, cho biết có 3 con đường mòn nằm trên đèo Mã Pì Lèng dẫn đến điểm cắm trại, quãng đường trekking dao động 1-5 km. Trong đó, con đường có lan can sắt chạy dọc được du khách trekking nhiều nhất.
"Con đường này được nhiều du khách chọn vì có thể ngắm vẻ đẹp của cao nguyên đá từ lưng chừng núi. Vào ngày mưa, đường hơi trơn trượt nhưng cũng khá an toàn vì có bậc đá và lan can để bám", Tiệp nói.
Từng đi xuyên sương mù, vượt qua nhiều rặng cây, Hà Hiển (sống tại TP.HCM) xem hành trình trekking tại vách đá trắng là một trong những trải nghiệm thú vị nhất khi đến Hà Giang. "Khi đạt đến độ cao nhất, dòng sông Nho Quế hùng vĩ và đèo Mã Pí Lèng trở nên nhỏ bé bên dưới. Tôi thích ngắm cảnh từ góc này", nam du khách bày tỏ.
Chặng đường trekking không quá dài nhưng dễ mất sức do không khí loãng dần cộng với nhiệt độ giảm khi lên cao. Du khách nên mang theo một ít thức ăn nhẹ, thức uống bù điện giải, mặc trang phục giữ ấm tốt và dừng lại để hít thở sâu khi quá mệt.
Trải nghiệm "có một không hai" tại đây là cắm trại và ngủ lại qua đêm. Ảnh: Trần Văn Sơn.
Để đến được đường mòn, du khách lái xe theo cung đường đèo Mã Pí Lèng, nằm trên quốc lộ 4C (con đường Hạnh Phúc), sau đó đi vào đường Mã Pí Lèng B khoảng 3 km và trekking thêm khoảng 2 km.
Con đường mòn tương đối hẹp, một bên là vách núi, một bên là vực sâu. Nếu tay lái không đủ vững, du khách có thể thuê xe ôm bản địa chở đi 3 km đầu tiên hoặc gửi xe máy ở nhà người dân và trekking toàn bộ quãng đường dài 5 km.
"Hãy chọn một đôi giày thể thao chắc chắn, độ bám tốt để men theo triền núi, lên xuống những bậc đá", Hiển chia sẻ.
Chỗ ngủ view "nghìn sao"
Điểm cắm trại rộng khoảng 15-20 m2, có thể dựng được 5-6 lều đơn. Tuy nhiên, diện tích hạn chế nên chỉ có thể tập trung tối đa 10 người trong cùng thời điểm. Trước khi đến, du khách nên hỏi tình hình từ hướng dẫn viên bản địa hoặc người dân xung quanh.
Du khách có thể nhóm lửa nấu nướng, đun nước để pha thức uống. Ảnh: Đan Thanh, Nguyễn Đức Vương.
"Vượt qua đoạn đường gian nan, cái lạnh có lúc xuống 3-4 độ C nhưng tôi hạnh phúc khi đặt chân đến đây. Giống như đang cắm trại ở chốn bồng lai tiên cảnh của Hà Giang", Nguyễn Huế, du khách đến từ Hà Nội, kể lại.
Nguyễn Huế cùng nhóm bạn đã dựng 2 lều đôi, nhóm lửa đun ấm nước để pha cà phê và ngồi thưởng thức trước khung cảnh thiên nhiên hùng vỹ.
Đứng từ điểm cắm trại và phóng tầm mắt ra xa, du khách có thể ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của sông Nho Quế, những đoàn người đi phượt nối tiếp nhau trên con đường Hạnh Phúc, nếp nhà của người dân hay những ngọn núi phủ kín cây cối.
Buổi sáng, ngắm bình minh lên từ độ cao gần 1.700 m cũng là trải nghiệm đáng thử. "Khoảng 6h30 nhóm chúng tôi xếp lều. Nắng bắt đầu chiếu rọi và mây kéo đến dày đặc, khung cảnh dần chìm vào màn sương trắng mờ ảo. Con đường mòn cũng có nhiều cô gái mặc váy áo sặc sỡ để đi chợ sớm", nữ du khách miêu tả.
Tại đây không có internet và sóng điện thoại. Ảnh: Văn Chính.
Theo Nguyễn Tiệp, du khách cắm trại qua đêm cần mang theo đệm hoặc chăn lót vì nền đá lởm chởm. Nơi đây hút gió vào ban đêm, nhiệt độ chỉ khoảng 4-8 độ C nên du khách cần chuẩn bị chăn hay quần áo dày để giữ ấm cho cơ thể.
Ngoài ra, thức ăn, nước uống, những loại thuốc cơ bản và dụng cụ sơ cứu cũng phải có đủ trong hành lý. Trước khi ra về, du khách nên dọn dẹp rác để giữ lại vẻ đẹp nguyên sơ cho vách đá trắng.
Hoàng hôn núi Đá Cách trung tâm TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) khoảng 3km, núi Đá (hay còn gọi là đồi 37 pháo binh) là địa điểm ngắm hoàng hôn, cắm trại, checkin tuyệt đẹp. Buổi chiều những ngày cuối năm, gió thổi buốt lạnh cũng không ngăn những bước chân lữ hành tấp nập lên núi Đá. Họ là người Pleiku, là du khách từ phương...