Cắm trại ở thảo nguyên Hòn Rơm
Chưa được biết nhiều như các địa danh khác ở Mũi Né, song nếu một lần đặt chân đến thảo nguyên Hòn Rơm, bạn sẽ bị quyến rũ với vẻ hoang sơ, hùng vĩ của cát trắng, biển xanh, của những ngọn đồi nhấp nhô hoa xương rồng, hàng dương xanh mát.
Chưa được biết nhiều như các địa danh khác ở Mũi Né, song nếu một lần đặt chân đến thảo nguyên Hòn Rơm, bạn sẽ bị quyến rũ với vẻ hoang sơ, hùng vĩ của cát trắng, biển xanh, của những ngọn đồi nhấp nhô hoa xương rồng, hàng dương xanh mát.
Thảo nguyên Hòn Rơm là một địa danh nhỏ thuộc Mũi Né, Bình Thuận. Để đến đây, bạn chỉ cần bắt xe khách hay xe bus tuyến Phan Thiết – Mũi Né, khi xe chạy ngang thảo nguyên thì xuống xe, tham quan và tắm biển. Nghe đơn giản nhưng vì người dân địa phương không xem đây là một địa điểm du lịch, cánh tài xế càng không, nên bạn phải nhờ dừng xe cách Mũi Né khoảng 6-7 km là vừa đẹp.
Đến vào đầu tháng 11, khi những ngọn đồi phủ xanh cỏ hòa với màu xanh của biển, của hàng dương, chấm phá bởi những dải đá cuội nhiều hình dáng, hoa xương rồng và màu vàng hung của những chú bò thong thả gặm cỏ, tôi khá ngạc nhiên về tên gọi của địa danh này. Đem thắc mắc hỏi anh bạn “thổ địa” thì được biết “vào thời điểm này trong năm, khi những cơn mưa kịp tưới ướt từng milimet đất cát, nơi đây mới xanh ngọt như thế. Còn các tháng khác, cỏ khô cháy, trông xa, những ngọn đồi như những ụn rơm hanh hao vàng nên nó có tên như thế”.
Mang vẻ đẹp của biển và thảo nguyên, Hòn Rơm mê hoặc bạn với hai vẻ đẹp đối lập. Đầu tiên là bức tranh hoang sơ tuyệt đẹp của những ngọn núi ôm gọn bãi biển, nơi có những triền cát trắng xóa, trải dài mềm mại, nước biển xanh biếc, trong veo. Từ trong bờ, phóng tầm mắt ra xa, những hòn đảo hoang sơ như tô điểm thêm vẻ đẹp ấy. Ngắm đã đã mắt, những con sóng bạc đầu nhẹ nhàng ôm triền cát còn hứa hẹn cuộc vẫy vùng với nước đầy niềm vui và tiếng cười.
Ngược với vẻ mềm mại của biển, những ngọn đồi phủ xanh cỏ, những bãi đá cuội nhiều kích cỡ, bụi cây thấp, xương rồng gai góc… không chỉ là background mà còn là đạo cụ cho những bức ảnh tyệt đẹp của bạn với bạn bè và người thân. Đây cũng là vị trí đắc địa cho những tối thả người nằm dài trên cỏ, ngắm trăng, đếm sao, nghe gió và biển vỗ về hay đêm hội trại với ánh lửa bập bùng, giọng hát mộc và tiếng ghi ta thanh mảnh.
Song thú vị nhất phải kể đến hàng dương, nơi sau khi thấm mệt với sóng, với cái nắng chói chang và những ngọn gió không ngừng thổi từ biển, bạn có thể “trốn” trong cái màu xanh mát ấy, bày thức ăn vui vẻ với bạn bè hay trải một tấm bạt nhỏ “đánh” một giấc dài không mộng mị.
Những hình ảnh thơ mộng của thảo nguyên Hòn Rơm:
Video đang HOT
Từ Sài Gòn bạn có thể đến thảo nguyên Hòn Rơm bằng cách mua vé xe tuyến Sài Gòn – Mũi Né. Giá vé xe dao động từ 130.000 – 150.000 đồng. Mua vé xe bus tuyến Phan Thiết – Mũi Né hay thuê xe máy ở Mũi Né.
Bạn có thể đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm;.
Nơi đây khá xa nhà dân nên cần mang theo thức ăn, nước uống.
Bạn có thể mang bất kỳ trang phục gì khi đến đây nhưng nhớ mang đồ tắm.
Mang kem chống nắng, áo khoác, mũ rộng vành để chống nắng.
Mang lều, mền, nồi đa dụng nếu có ý định cắm trại. Lưu ý, số người cắm trại phải ít nhất 10 người và có cả nam lẫn nữ.
Ngoài ra, bạn có thể thuê phòng tại Mũi Né. Giá phòng ở đây dao động từ 250.000. Một số nhà nghỉ có mức giá tạm ổn ở khu vực trung tâm Mũi Né là Ngọc Hiền, Ý Lai
Theo 24h
Các địa đạo nổi tiếng của Việt Nam
Nổi tiếng nhất là hai địa đạo Củ Chi và Vĩnh Mốc, tiếp đến là các địa đạo Trái Khế, Vĩnh Linh...
Địa đạo Củ Chi
Bản vẽ mô hình địa đạo Củ Chi.
Hầm chỉ cao vừa đủ một người đi lom khom.
Tái hiện hình ảnh dân quân vót chông trong địa đạo
Tái hiện hình ảnh dân quân trồi lên từ địa đạo.
Địa đạo Củ Chi cách TP.HCM 70km về hướng tây bắc. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất.
Địa đạo được xây dựng vào cuối những năm 1940, trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép". Ban đầu, cư dân trong khu vực chỉ đào hầm, địa đạo để tránh các cuộc bố ráp cũng như làm nơi trú ẩn cho bộ đội. Sau đó do nhu cầu đi lại, các hầm, địa đạo được nối liền với nhau, tạo thành một hệ thống địa đạo liên hoàn.
Về quy mô, hệ thống địa đạo có tổng chiều dài toàn tuyến trên 200km. ường hầm sâu dưới đất từ 3-8m, chiều cao chỉ đủ cho một người đi lom khom. Hệ thống địa đạo gồm 3 tầng. Tầng một cách mặt đất 3m, chống được đạn pháo và sức nặng của xe tăng, xe bọc thép. Tầng 2 cách mặt đất 5m, có thể chống được bom cỡ nhỏ. Còn tầng cuối cùng cách mặt đất 8-10m.
Trong thời gian chiến tranh, không có thương vong tại hầm, song do thiếu ánh sáng, lương thực nên chỉ còn khoảng 6.000 người sống sót.
Địa đạo Vĩnh Mốc
Bom đạn Mỹ ở địa đạo Vĩnh Mốc.
Tái hiện sinh hoạt của các gia đình trong lòng địa đạo.
Địa đạo Vĩnh Mốc thuộc thôn Vĩnh Mốc, xã Vĩnh Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Hệ thống địa đạo này tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972. Điều đặc biệt, vị chỉ huy công trình này lúc bấy giờ chỉ vừa hết bậc tiểu học.
Cấu tạo địa đạo như một ngôi làng dưới lòng đất với rất nhiều căn hộ đủ chỗ cho 3 đến 4 người ở, 3 giếng nước, hội trường với sức chứa 50 người, bệnh xá, nhà hộ sinh, trạm phẫu thuật, bếp Hoàng Cầm, kho gạo, trạm đặt máy điện thoại...
Hệ thống địa đạo gồm có 3 tầng: tầng thứ nhất sâu 12m, dùng để sinh sống, tầng thứ hai cách mặt đất 15m, được dùng làm nơi cất giữ lương thực và vũ khí hay hội họp và tầng cuối cùng sâu 23m, được dùng để tránh bom.
Địa đạo Vĩnh Mốc có 13 cửa thông ra ngoài, trong đó có 7 cửa thông ra biển, 6 cửa thông lên đồi. Tại các cửa hầm đều có lắp đặt gỗ chống sập.
Hầm có sức chứa khoảng 1.200 người. Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, không những không có bất kỳ tổn thất nào về người và còn đón thêm 17 em bé chào đời.
Hiện địa đạo Vĩnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự. Hàng ngày, nơi đây đón tiếp hàng trăm lượt khách tham quan, nhiều nhất là các cựu quân nhân từng chiến đấu ở đây.
Địa đạo Khe Trái, Thừa Thiên - Huế
Địa Đạo Khe Trái hay địa đạo Khu Ủy Trị Thiên Huế là một trong những di tích lịch sử chứng kiến quá trình chuẩn bị, chiến đấu và kết thúc chiến dịch tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân Mậu Thân 1968 của quân và dân Trị Thiên Huế.
Địa đạo nằm ở đồi 160 thuộc địa bàn phường Hương Vân, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế, có 3 cửa đều nằm trên triền dốc của đồi 160. Từ ba cửa số 1, 2, 3 đi vào bên trong là lòng địa đạo. Nơi đây có các hầm ngủ, hầm hội họp... Ngoài ra, còn có cây khô ở các vách hầm, được dùng làm trụ để mắc võng.
Hiện địa đạo đang mở cửa cho du khách tham quan. Điểm cộng là không thu tiền vé vào cửa, điểm trừ là thiếu các dịch vụ đi kèm đặc thù du lịch như hướng dẫn viên, nhà hàng, quán ăn...
Địa đạo Vĩnh Linh
Hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh được xây dựng từ năm 1966 - 1968, sau khi kẻ thù leo thang đánh phá miền Bắc với sự kiện Vịnh Bắc Bộ năm 1965. Địa đạo có tổng chiều dài hơn 40km. Ngoài ra còn có một hệ thống giao thông hào dài hơn 2.000km nối thông các làng hầm, địa đạo với nhau; cùng hệ thống hầm hào, tiểu đạo lên đến hàng chục chiếc.
Mỗi làng hầm - địa đạo là hình ảnh thu nhỏ của làng quê được kiến tạo trong lòng đất với nhiều công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt và chiến đấu. Cấu trúc của mỗi làng hầm bao gồm: một trục đường hầm chính chạy dài trong khu vực gần kề với những vị trí phòng thủ và sinh hoạt, sản xuất, hoặc xuyên qua các quả đồi nhằm đảm bảo cho sự vững chắc và thuận lợi nhất. Từ trục chính có các nhánh tỏa ra các nơi để nối với hệ thống căn hộ, kho, bếp, giếng nước, cửa ra vào, giếng thông hơi... Địa đạo có 3 tầng: tầng 1 có độ sâu từ 10 - 12m; tầng 2 có độ sâu từ 13 - 15m; tầng 3 có độ sâu từ 16 - 23m.
Tuy nhiên, dưới sự tác động của nhiều nguyên nhân, hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh phần lớn đã bị biến mất hoặc xuống cấp.
Địa đạo Nhơn Trạch
Địa đạo Nhơn Trạch (xã Long Thọ, huyện Nhơn Trach) là di tích, danh thắng của Đồng Nai. Lực lượng đào địa đạo khoảng 20 người thay phiên nhau, đào bằng dụng cụ thô sơ như: cuốc, xẻng. Công trình khởi công vào ngày 19/5/1963, nhân kỷ niệm 73 năm ngày sinh Bác Hồ. Đến cuối năm 1964 đã đào được 1,5km đường địa đạo khép kín, liên hoàn trong lòng đất, nối từ căn cứ Huyện ủy về các xã Phú Hội, Phước An, Huyện đội...
Địa đạo có kết cấu hình vòm nằm sâu dưới mặt đất từ 5 đến 7m, cao từ 1,8m đến 2m, rộng từ 1m đến 1,2m. Bên trong địa đạo có nhiều lỗ thông hơi, ngách rẽ sang hai bên, hầm bí mật, giếng nước, bếp Hoàng Cầm... Địa đạo có thể chịu đựng sức công phá của bom 250kg, chứa được từ 300 đến 500 người.
theo 24h
Scandinavia vùng đất thần tiên của Châu Âu Scandinavia là tên gọi chung để chỉ khu vực văn hóa, lịch sử và ngôn ngữ của một số nước thuộc Bắc Âu gồm Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển. Bắc Âu còn bao gồm các quốc gia và vùng lãnh thổ khác như Phần Lan, Iceland, đảo Greenland, quần đảo Faroe (thuộc Đan Mạch). Quốc kỳ các quốc gia này đặc biệt...