Cấm toàn bộ phương tiện đi đoạn Xuân Thuỷ-Cầu Giấy, dân đi đường nào?
Từ ngày 28/6 – 25/8, Sở GTVT Hà Nội cấm toàn bộ các loại phương tiện đi qua đoạn đường thi công đường sắt Nhổn – Ga Hà Nội khu vực đường Xuân Thuỷ – Cầu Giấy để thi công nhà ga S6.
Theo thông báo của Sở GTVT Hà Nội phân luồng phục vụ thi công đổ bê tông bệ đỡ ray và cẩu thiết bị thang máy tại các nhà ga trên đường Xuân Thủy, Cầu Giấy (đoạn Nhổn – Ga Hà Nội).
Nhà ga trên đường Cầu Giấy. (Ảnh: Thế Anh)
Sở GTVT Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội và nhà thầu thi công trước và trong quá trình triển khai phải phối hợp với liên ngành để chốt trực tại ngã ba, ngã tư và khu vực thi công để chốt trực, phân luồng đảm bảo an toàn thi công, giao thông khu vực.
Nếu Ban Quản lý dự án và nhà thầu không thực hiện đầy đủ các biện pháp, gây mất ATGT, công trình sẽ bị đình chỉ thi công.
Cấm phương tiện đi qua khu vực thi công trên đường Cấu Giấy. (Ảnh: Thế Anh)
Việc cấm các phương tiện là để thực hiện thi công đối với ga S6 trên đường Xuân Thủy (trước cống Trường đại học Sư phạm) sẽ cấm toàn bộ các phương tiện đi qua ngã tư Mai Dịch đến đầu ngõ 181 đường Xuân Thủy theo chiều từ ngã tư Mai Dịch đi Cầu Giấy.
Các phương tiện có nhu cầu đi hướng Cầu Giấy đi theo đường Phạm Văn Đồng – Trần Quốc Hoàn. Hướng từ Cầu Giấy đi Mai Dịch các phương tiện lưu thông bình thường.
Video đang HOT
Dự án Nhốn – Ga Hà Nội đi qua đường Cầu Giấy. (Ảnh: Thế Anh)
Đối với ga S7 trên đường Cầu Giấy (gần ngã ba đường cầu Giấy – Chùa Hà) sẽ cấm toàn bộ các phương tiện đi qua đường Cầu Giấy trên đoạn từ ngã ba Cầu Giấy – Chùa Hà đến ngã tư Cầu Giấy – Trần Đăng Ninh theo hướng từ Cầu Giấy đi Mai Dịch.
Các phương tiện có nhu cầu đi hướng Cầu Giấy đi theo đường Chùa Hà – Nguyễn Khánh Toàn để đi hướng Mai Dịch. Hướng từ Mai Dịch đi Cầu Giấy, các phương tiện lưu thông bình thường.
Dự án đi qua khu vực đường Xuân Thuỷ trước khi cấm đường. (Ảnh: Thế Anh)
Hiện, dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn – ga Hà Nội có chiều dài 12,5km; với 8,5km đi trên cao và 4km đi ngầm. Dự án có tổng mức đầu tư 1.176 triệu euro (khoảng 32.910 tỷ đồng), thời gian thực hiện dự kiến từ năm 2009-2022. Dự án đã đạt gần 50% khối lượng thi công.
Theo Danviet
Ảnh: Công nhân xuyên đêm lắp đặt dầm U nặng 150 tấn cuối cùng trên tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội
Rạng sáng 23/12, phiến dầm U cuối cùng chính thức được lắp đặt thành công tại nhịp P334-P335 bên phải tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội số 110 Cầu Giấy.
Dự án tuyến đường sắt đô thị Nhổn - Ga Hà Nội dài 12,5 km (gồm 8,5km trên cao, 4km ngầm) với 8 ga trên cao và 4 ga ngầm, đi qua quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm, Cầu Giấy, Ba Đình, Đống Đa, Hoàn Kiếm.
Được khởi công từ tháng 9/2010, công trình dự kiến hoàn thành vào tháng 9/2017. Tuy nhiên, đầu năm 2017, TP Hà Nội xin lùi tiến độ đến sau năm 2021. Tổng mức đầu tư dự án sau hai lần tăng, đến nay lên đến gần 36.000 tỷ đồng.
Khởi công xây dựng từ năm 2010, Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị thí điểm đầu tiên của Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2021. Hiện nay, trên công trường dự án bắt đầu vào giai đoạn lắp dầm cuối cùng cho phần đoạn tuyến trên cao và chuẩn bị thi công các ga ngầm.
Rạng sáng 23/12, phiến dầm U cuối cùng chính thức được lắp đặt thành công tại nhịp P334-P335 bên phải tuyến tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nộ số 110 Cầy Giấy.
Phiến dầm dài 25m, nặng 150 tấn được vận chuyển bằng xe chuyên dụng kéo rơ moóc 23 hàng bánh được vận chuyển từ Hà Nam lên Hà Nội do công ty CP Sông Đà - Việt Đức thi công.
Từ 0h, công tác chuẩn bị cẩu dầm được triển khai rất tỷ mỷ.
Công nhân lót thêm cát để giữ thăng bằng cho xe cẩu trong quá trình đưa phiến dầm lên vị trí lắp đặt. Mỗi vị trí quanh khu vực thi công đều được các chuyên gia, kỹ sư đánh dấu và kiểm tra kỹ càng về mọi mặt.
Ông Lee In Sang, Đại diện nhà thầu chính Daelim, Hàn Quốc cho biết, với việc lắp dầm U cuối cùng cho nhịp hợp long cuối cùng có nghĩa là nhà thầu CP1 đã hoàn thành tuyến trên cao với 8,5 Km của mình.
2 tay cẩu 300 tấn đang nâng dầm lên vị trí lắp đặt. Toàn bộ quá trình từ khi dầm U vào đến dưới chân trụ cho tới khi lắp đặt, nghiệm thu xong chỉ diễn ra trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Đến 4h ngày 23/12, việc lắp đặt dầm u thành công.
HỮU DÁNH
Theo VTC
Sông Tô Lịch cạn đáy, nổi váng đen kịt bất chấp máy lọc công nghệ Nano hoạt động hết công suất Sau khoảng một tháng thử nghiệm, đoạn thượng lưu sông Tô Lịch cạn đáy, nổi váng, vẫn bốc mùi hôi thối, mặc cho máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano hoạt động hết công suất. Thời gian gần đây, một vài chiếc máy xử lý nước thải ô nhiễm bằng công nghệ Nano - Bioreactor Nhật Bản được đặt...