Cấm tiếp viên mặc hở hang ngồi trước quán ở Sài Gòn
Cả hai dự thảo nhằm tăng cường quản lý những ngành nghề nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội ở TP.HCM do các sở ngành liên quan đệ trình vừa bị Sở Tư pháp “ách lại”.
Theo Sở Tư pháp, những kiến nghị, giải pháp do các sở ngành liên quan đề xuất không phù hợp quy định và sẽ “bế tắc” khi thực hiện.
Muốn mở dịch vụ: Phải xin chủ tịch quận?
Dự thảo thứ nhất do Sở Kế hoạch và đầu tư thực hiện, đưa ra hai đề xuất và đều không được thông qua vì phát sinh thủ tục hành chính không có trong quy định.
Cụ thể, theo Sở Kế hoạch và đầu tư, cơ sở kinh doanh karaoke, vũ trường, khách sạn, quán rượu, khám chữa bệnh bằng phương pháp cổ truyền, cắt tóc gội đầu, tổ chức biểu diễn nghệ thuật… được liệt vào nhóm “ngành nghề nhạy cảm, dễ biến tướng tinh vi, dễ phát sinh tệ nạn xã hội”.
Thực tế cho thấy nhiều trường hợp lợi dụng sự thông thoáng của Luật Doanh nghiệp, khi cơ quan chức năng xử phạt hành chính thì các cơ sở vi phạm đã thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc thành lập cơ sở kinh doanh khác nhằm tránh phải đóng phạt, hoặc bị xử lý nặng hơn. Không ít cơ sở bị đình chỉ nhiều lần vẫn ngang nhiên hoạt động với giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh mới ngay tại địa điểm vi phạm.
Yêu cầu khi thành lập mới cơ sở karaoke phải nộp văn bản chấp thuận của chủ tịchUBND quận, huyện nơi đặt trụ sở không có trong các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp.
Từ thực tế trên, Sở Kế hoạch và đầu tư kiến nghị: Doanh nghiệp phải chấp hành xong quyết định xử phạt trước khi thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh hoặc giải thể; đồng thời phải chứng minh trước cơ quan chức năng về việc này thì mới được giải quyết hồ sơ.
Đề xuất thứ hai là khi thành lập mới doanh nghiệp kinh doanh các ngành nghề trên, cơ sở phải nộp thêm văn bản chấp thuận hoặc không chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện nơi đặt trụ sở cho cơ quan cấp phép. Việc thay đổi trụ sở cũng phải có ý kiến chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện nơi dời đến.
Tuy nhiên, Sở Tư pháp cho rằng những yêu cầu trên không có trong các nghị định hướng dẫn Luật Doanh nghiệp. Thành phần hồ sơ khi giải thể doanh nghiệp không có giấy tờ chứng minh đã chấp hành xong quyết định xử phạt hành chính. Luật này cũng không yêu cầu phải có văn bản chấp thuận của chủ tịch UBND quận, huyện khi thành lập doanh nghiệp hoặc thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh.
Do đó, hai kiến nghị của Sở Kế hoạch và đầu tư được xem là “không có trong quy định hiện hành”.
Video đang HOT
Sở Tư pháp đề nghị thay bằng giải pháp: Chỉ đạo UBND quận, huyện xây dựng quy hoạch các ngành nghề kinh doanh karaoke, vũ trường, xoa bóp giai đoạn 2012 – 2020. Theo đó, kiên quyết không cấp phép đối với cơ sở ngoài quy hoạch được duyệt.
Cấm tiếp viên mặc hở hang ngồi trước quán
So với dự thảo của Sở Kế hoạch và đầu tư, những đề xuất của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội còn “độc chiêu” hơn. Dự thảo “Tiêu chí xác định cơ sở kinh doanh dịch vụ nhạy cảm, dễ phát sinh tệ nạn xã hội trên địa bàn TP” của sở này đã đưa ra những dấu hiệu nhận biết khá lạ.
Ví dụ, cần phải cảnh giác với những cơ sở “bố trí người cảnh giới, đóng cửa tắt đèn khi khách đang ăn uống”…, hay với các cơ sở y học cổ truyền day ấn huyệt, xoa bóp, spa “tổ chức cho nhân viên nam massage cho nữ, nữ massage cho nam có dấu hiệu không lành mạnh”.
Đối với cơ sở karaoke, phòng thu âm là “sử dụng hai nhân viên nữ trở lên phục vụ cho khách ăn uống tại phòng”. Cơ sở cạo gió, giác hơi là “sử dụng tiếp viên nữ mặc hở hang ngồi trước cửa quán mời chào khách”…
Thẩm định dự thảo này, Sở Tư pháp cho hay các hành vi kể trên thì một số đã được quy định là vi phạm và bị xử phạt. Còn một số khác đã bị định danh sai. Chẳng hạn, nếu không có chức năng mà thực hiện thì phạt vì kinh doanh trái phép chứ không phải là “tiêu chí”. Đặc biệt, một số tiêu chí “không có cơ sở pháp lý, không rõ ràng” như cơ sở karaoke sử dụng hai nhân viên nữ phục vụ khách trong phòng bởi “một nhân viên nữ cũng có thể hoạt động mại dâm”; hoặc tiêu chí “sử dụng tiếp viên nữ mặc hở hang ngồi trước cửa”, “nhiều chậu kiểng trước cửa, cửa khép hờ” cũng khó có thể xác định được.
Từ các căn cứ đó, Sở Tư pháp không đồng ý thông qua dự thảo trên. Việc này được UBND TP đồng tình.
Theo PL HCM
Điểm mặt những cán bộ thích... đánh dân
Hàng loạt các vụ bê bối như công an đánh người, cán bộ dân phòng đánh dã man người bán hàng rong, hay Chánh thanh tra Sở Y tế bổ cuốc vào đầu một phụ nữ... đã gây xôn xao dư luận thời gian gần đây.
Phó Giám đốc Sở Tư pháp Phú Yên dùng cây đánh vào đầu dân
Trưa ngày 16/12, ông Huỳnh Xuân Phước (trú tại xã Hòa Bình, huyện Tây Hòa) cùng những người dân trong thôn phát dọn cây ven đường thì bị ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên ngăn cản. Trong lúc tranh cãi, xô xát, ông Bảo đã dùng cây đánh vào đầu ông Phước, khiến ông bất tỉnh phải đi bệnh viện cấp cứu.
Theo như thông tin mới nhất được biết, UBND tỉnh đã hoàn tất các thủ tục để qua tết Nguyên đán năm 2014 sẽ cho ông Nguyễn Ngọc Bảo, Phó giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Phú Yên, thôi việc.
Theo ông Vinh,Chánh văn phòng UBND tỉnh Phú Yên cho biết lý do UBND tỉnh Phú Yên chờ qua tết Nguyên đán 2014 cho thôi việc là lý do nhân đạo.
Ông Huỳnh Xuân Phước (63 tuổi) bị Phó Giám đốc Sở Tư pháp đánh nhập viện. Ảnh: TNO
Chánh thanh tra Y tế bổ cuốc vào đầu một phụ nữ
Trước đó ngày 25/10, tại thành phố Kon Tum xảy ra vụ xô xát trên khu đất tranh chấp giữa gia đình bà Phan Thị Uyên Trâm và bà Quýt. Con rể bà Quýt là ông Nguyễn Đức Hoàng, Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum đã lấy cuốc bổ vào đầu bà Trâm khiến nạn nhân ngất xỉu ngay tại chỗ. Vết cuốc bổ vào đầu dài khoảng 7cm, lưỡi cuốc trượt xuống làm rách nguyên mí mắt trái bà Trâm.
Ngay sau khi vụ việc này xảy ra, nhiều người dân vô cùng bức xúc lên án hành động của vị Chánh Thanh tra này.
Chánh Thanh tra Sở Y tế Kon Tum bổ cuốc vào đầu bà Trầm.
Về phía các cơ quan chức năng, lãnh đạo tỉnh Kontum đã yêu cầu Sở Y tế Kon Tum và các cá nhân liên quan trong vụ "chánh thanh tra bổ cuốc vào đầu một phụ nữ" giải trình, báo cáo sự việc lên UBND tỉnh để có cơ sở xử lý sự việc.
Trước vụ việc trên, Bà Nguyễn Thị Ven - giám đốc Sở Y tế Kon Tum cho biết trước mắt đơn vị này sẽ chỉ xử lý ông Hoàng ở góc độ hành vi đạo đức công chức, đảng viên, bởi theo bà, hành động của ông Hoàng không phải là cố ý và việc xô xát của ông Hoàng là với tư cách người dân, không liên quan đến chức vụ. Bà cũng nhấn mạnh, sau khi xem xét kỹ các hình ảnh trong clip ghi lại, kết hợp kết luận của cơ quan công an, Sở sẽ có hình thức xử lý phù hợp hơn.
Dân phòng còng tay, đánh dã man người bán hàng rong
Vụ việc xảy ra vào chiều ngày 6/12 vừa qua tại một khu chợ tự phát nằm trên đường D1 thuộc phường 25, quận Bình Thạnh, TP.HCM. Nạn nhân là anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá, tạm trú tỉnh Bình Dương), là người bán rau củ quả dạo.
Theo người dân phản ánh, một nhóm khoảng 10 người thuộc lực lượng dân phòng, trật tự đô thị cùng bảo vệ dân phố lao vào đánh ngất xỉu, còng tay một người bán hàng rong khi anh này không chịu đưa xe hàng về trụ sở UBND phường. Nhiều người chạy lại can ngăn thì lực lượng này hù dọa bắt luôn về đồn.
Hàng trăm người dân đã bức xúc trước sự việc tổ trật tự đô thị phường gây tai nạn cho người bán hàng rong rồi bỏ chạy. Lực lượng công an phường không những không giải quyết vụ việc mà còn dùng công cụ hỗ trợ đánh trả nạn nhân.
Người bán hàng rong bị đánh bất tỉnh nằm dưới đất
Trước sức ép của dư luận và chỉ đạo của các cấp lãnh đạo, thông qua báo chí ông Nguyễn Văn Quý - chủ tịch UBND P.25 đã nhận sai, đồng thời ngày 13/12, UBND P.25 đã ra quyết định cho thôi việc đối với ông Trần Duy Nhất (28 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, bảo vệ dân phố KP.4) và ông Tân Quậy Hưng (27 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh, nhân viên trật tự đô thị P.25).
Sau đó, ngày 18/12 UBND, P.25 đã mời anh Trịnh Xuân Tình (34 tuổi, quê Thanh Hoá) - người bán hàng rong lên xin lỗi, nhận sai và hỗ trợ 7,8 triệu đồng chi phí thuốc men, thiệt hại về hàng hóa hư hỏng, công lao động do phải nghỉ làm...
Trung úy công an đánh trọng thương nam thanh niên
Mới đây, Đại tá Phan Lang, Phó giám đốc Công an tỉnh Gia Lai đã ra quyết định giáng cấp trung úy xuống thiếu úy đối với ông Bùi Văn Duy về hành vi đánh người trọng thương.
Trước đó, tối ngày 16/4 nhóm công an gồm có trung úy Bùi Văn Duy, thượng sĩ Phan Đức Linh, các chiến sĩ nghĩa vụ Nguyễn Văn Cầu, Nguyễn Hữu Thắng, Trần Hữu Lý đã đuổi đánh người anh Nguyễn Thế Chung ( 17 tuổi, xã Kim Tân, huyện Ia Pa) thương tích đến 4%.
Theo đại úy Trịnh Văn Đạt - phó trưởng Công an huyện Ia Pa, ngoài việc xử lý kỷ luật, đơn vị cũng yêu cầu các cán bộ này bồi thường chi phí điều trị, thuốc men cho người bị đánh.
Trước hàng loạt những vụ việc ấy, nhiều người dân không khỏi lo ngại và đặt ra những câu hỏi về những người thi hành công vụ. Họ là "công bộc" của dân, vì lợi ích nhân dân phục vụ. Thế nhưng, nhìn lại những vụ việc trên, liệu rằng người dân có còn đủ niềm tin đối với những người cán bộ như vậy?
Theo Đời Sống & Pháp Luật
Công ty không biển hiệu của người nước ngoài Ngày 6-12, Phòng An ninh chính trị nội bộ CATP Hà Nội phối hợp cùng Thanh tra Sở Y tế Hà Nội kiểm tra đột xuất Công ty TNHH đầu tư thương mại NANO NATURE Hà Nội, địa chỉ tại phố Tô Hiệu, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy. Công ty này do ông KIM IL SEOP, quốc tịch Hàn Quốc làm giám...