Cảm thương gia cảnh khách hàng bị thẩm mỹ viện ném xác xuống sông
Theo những người hàng xóm cho biết, gia đình anh Huy, chị Huyền sống hạnh phúc và chị Huyền hiện là lao động chính trong gia đình…
Bà Oanh, Tổ trưởng tổ dân phố 29 Hàng Thiếc (áo tím).
Liên quan đến vụ việc bác sỹ của Thẩm mỹ viện Cát Tường (Hà Nội) làm chết chị Lê Thị Thanh Huyền (SN 1974, ở 34 Hàng Thiếc, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) sau đó còn ném xác xuống sông Hồng phi tang.
Theo ghi nhận của chúng tôi vào chiều 22/10, tại gia đình anh Huy, chị Huyền trong ngõ 36 phố Hàng Thiếc rất đông anh chị em, họ hàng, bạn bè đã có mặt. Tuy nhiên, khi chúng tôi đề nghị được hỏi chuyện thì mọi người đều từ chối trả lời.
Một người họ hàng của gia đình cho biết, do các con của anh Huy, chị Huyền chưa biết chuyện của mẹ nên gia đình “muốn giấu để các cháu nhỏ còn học hành”.
Chị Huyền ở cùng bố mẹ chồng, chồng và 2 cậu con trai trong căn nhà nhỏ, hun hút trong ngõ ở phố cổ. “Con trai lớn học lớp 8, cháu nhỏ học lớp 3. Sáng nay chúng vẫn đi học bình thường, không hay biết chuyện của mẹ. Gia đình vẫn không muốn cho các cháu biết, đợi tìm thấy xác mẹ mới tính”, một người họ hàng của chị Huyền nói.
Ngôi nhà nơi vợ chồng anh Huy, chị Huyền sinh sống trong ngõ 34 Hàng Thiếc
Video đang HOT
Trao đổi với chúng tôi, những người hàng xóm của gia đình vẫn tỏ rõ sự bàng hoàng, đau xót trước thông tin chị Huyền tử vong và bị thẩm mỹ viện Cát Tường ném xác xuống sông Hồng phi tang.
Theo bà Vương Thị Ngọc Oanh, Tổ trưởng tổ dân phố 29, Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm, Hà Nội, dù sống cùng với bố mẹ chồng nhưng vợ chồng anh Huy, chị Huyền rất hoà thuận, hạnh phúc.
“Chị Huyền là người gốc ở Thanh Trì còn gia đình bố mẹ anh Huy đã sống ở đây từ rất lâu rồi. Bố mẹ chồng đều là cán bộ về hưu cả. Về đây làm dâu hơn chục năm nay và dù sống cùng với bố mẹ chồng nhưng gia đình chị Huyền rất hoà thuận, hạnh phúc, không có điều tiếng và chấp hành tốt các quy định.
Trong gia đình thì anh Huy làm kinh doanh tự do còn chị Huyền làm bên du lịch. Hai vợ chồng có hai con trai, đứa lớn sinh năm 2000 còn đứa nhỏ sinh 2005…”, bà Vương Thị Ngọc Oanh cho hay.
Từng tiếp xúc nhiều với chị Huyền, bà Oanh cũng nhận xét: “Chị Huyền là người hiền lành, chăm chỉ, thương bố mẹ chồng, yêu chồng, chăm con. Dù đi làm bận nhưng có các đóng góp hay các việc của khu phố, chị vẫn nhiệt tình tham gia”.
Bà Oanh cũng cho biết thêm, bà chỉ biết được thông tin về việc mất tích và sau đó đó là tử vong do bác sỹ thẩm mỹ của chị Huyền thông qua báo chí vào sáng nay (22/10) còn trước đó, khi chị Huyền mất tích từ hôm 19/10 cũng không thấy gia đình báo với tổ dân phố.
Còn ông Vũ Đình Long, Bí thư chi bộ tổ dân phố 29 và là hàng xóm của gia đình chị Huyền cũng cho hay: “Hôm 19/10, tôi có biết việc chị Huyền mất tích và mấy ngày nay gia đình có cuống cuồng đi tìm khắp nơi nhưng cụ thể việc chị Huyền tử vong bởi thẩm mỹ viện thế nào thì tôi không nắm rõ được vì gia đình vẫn giấu.
Trong cuộc sống hàng ngày thì đại gia đình anh Huy, chị Huyền sống rất hoà thuận, không có điều tiếng gì cả. Chị Huyền có thu nhập cao nhất nhà nhưng luôn yêu thương, chăm sóc bố mẹ chồng, chồng con…”, ông Long chia sẻ.
Ông Vũ Đình Long, Bí thư chi bộ tổ dân phố 29 Hàng Thiếc.
Dù cho biết chị Huyền làm tại một phòng bán vé máy bay và du lịch nhưng những người hàng xóm đều không nắm rõ địa chỉ cụ thể, công ty mà chị Huyền làm.
Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc về vụ việc này…
Theo Xahoi
Trung Quốc "cấm biên", hàng ngàn container ách tắc
Gần 400 doanh nghiệp (DN) hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu tại Móng Cái, Quảng Ninh đang có nguy cơ phá sản khi số lượng hàng hóa tạm nhập tái xuất bị tắc lại ngày càng nhiều.
Bến Lục Lầm từng sôi động nhất vùng biên nhưng giờ chìm trong yên ắng - Ảnh: P.H.S
Cửa khẩu Ka Long vốn rất đông đúc, tấp nập, bởi là nơi xuất hàng nhiều nhất TP.Móng Cái (Quảng Ninh) với 9 điểm xuất hàng. Thế nhưng lúc 9 giờ sáng ngày 23.8, trước mắt chúng tôi chỉ lác đác vài chiếc xe đông lạnh đang xuống hàng. Dưới bến sông, hàng trăm chiếc đò máy đỗ san sát im lìm. 15 giờ, đường vào bến Lục Lầm, P.Hải Hòa cũng vắng tanh vắng ngắt. Sát lối vào bến, vài chục cửu vạn, lái xe... ngồi chật các quán nước tán chuyện hoặc tụ tập chơi bài...
Tồn đọng gần 4.000 container
Bị phong tỏa tài khoản Thượng tá Ngô Minh Tuấn, Phó trưởng công an TP.Móng Cái cho biết, năm 2011, có 11 trường hợp doanh nhân người Việt bị TQ phong tỏa tài khoản mở ở ngân hàng TQ. Cơ quan chức năng phía TQ cho rằng trong quá trình điều tra về các hoạt động buôn lậu, kinh doanh trái phép... họ phát hiện dấu hiệu vi phạm pháp luật của các doanh nhân TQ. Những nghi can này có giao dịch với các doanh nhân VN thông qua một số tài khoản mở tại Đông Hưng (TQ) nên họ phong tỏa tài khoản trong 6 tháng để điều tra.
Anh Nguyễn Văn Thanh (39 tuổi), lái xe container chở hàng đông lạnh hơn 4 năm nay cho biết, chưa bao giờ tình hình xuất hàng tại bến Lục Lầm lại khó khăn như hiện tại. Bình thường, container hàng chuyển từ Hải Phòng lên đến đâu là được tháo kẹp chì, cửu vạn vận chuyển xuống đò đưa qua bên kia ngay. Kẹt lắm cũng chỉ một hai ngày là xuất được. Trong khi giờ ngày nhiều cũng chỉ được chục container, thậm chí có ngày chỉ xuất được 2 container, toàn bộ số container bị ách lại đều phải gửi vào kho bãi gần bến. Hàng ngàn cửu vạn quê Nam Định, Hưng Yên... bị thất nghiệp, không trụ nổi phải về quê.
Theo một cán bộ thuộc Tổ Hải quan Lục Lầm, Chi cục Hải quan Móng Cái, đây là thời kỳ hàng xuất qua bến ít nhất trong hàng chục năm nay. Mỗi ngày chỉ xuất được vài container. Còn theo một chủ hàng, trước đây tại Lục Lầm có ngày xuất tới hàng trăm container, toàn Móng Cái có ngày xuất tới gần 500 container hàng.
Thống kê của Hải quan Móng Cái cho thấy, đến thời điểm hiện tại, số lượng container hàng tạm nhập tái xuất tồn đọng đã lên đến gần 4.000, trong đó có hơn 1.000 container hàng đông lạnh.
Doanh nghiệp VN "nắm đằng lưỡi"
Điều mà nhiều DN làm xuất nhập khẩu ở Móng Cái lo ngại là chưa biết bao giờ tình trạng "cấm biên" của phía Trung Quốc (TQ) mới kết thúc. Trước đó, đã nhiều lần phía TQ "cấm biên" nhưng chỉ tối đa là 3 tháng, đợt "cấm biên" lần này đã kéo dài tới gần 6 tháng, nhiều DN bị ùn hàng đang có nguy cơ phá sản.
Theo một lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, việc ách tắc hàng xuất tại cửa khẩu không chỉ ảnh hưởng đến lợi ích kinh tế, gây khó khăn cho DN mà còn tác động đến đời sống của người dân vùng biên. Quan điểm của tỉnh là duy trì và thúc đẩy hoạt động tạm nhập tái xuất vì đây loại hình thức dịch vụ thương mại phong phú và đa dạng. Tỉnh và các ngành chức năng sẽ đẩy mạnh hợp tác với TQ để giao lưu hàng hóa ngày càng thông thoáng, thuận lợi cho cả hai bên, tránh gây thiệt hại cho DN tạm nhập tái xuất.
Trong khi đó, trao đổi với Thanh Niên, ông Dương Văn Cơ, Chủ tịch UBND TP.Móng Cái nhìn nhận, thành phố "không thể đề xuất gì với phía TQ mà chỉ có thể cố gắng tạo điều kiện cho các DN đầu tư xây dựng nhiều kho bãi, trạm điện, tạo thủ tục thông thoáng... để họ hoạt động".
Một DN có trụ sở tại Móng Cái tính toán, với container chứa hàng đông lạnh, tiền điện để bảo quản phải từ 1,5 đến 2 triệu đồng/ngày, tiền lưu kho bãi từ 300.000 - 500.000 đồng/ngày... Do là hàng tạm nhập rồi tái xuất qua cho phía TQ nên DN VN làm dịch vụ sẽ chi trả rồi thanh toán với chủ hàng phía TQ. Nếu thời gian lưu kho bãi kéo dài, chi phí đội lên rất cao, thậm chí lớn hơn giá trị hàng trong container dẫn đến chủ hàng TQ bỏ hàng. Khi đó, DN VN phải chịu mọi tổn thất, bởi hai bên ít khi có ràng buộc hoặc nếu có thì DN VN cũng nắm đằng lưỡi.
Theo ThanhNien
ACB đã vượt qua giai đoạn căng thẳng Chiều 26.8, ông Đỗ Minh Toàn, tân Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB - ảnh) đã có cuộc trao đổi đầu tiên với Thanh Niên về những vấn đề ngân hàng này vừa trải qua cũng như sẽ triển khai trong thời gian tới. ACB đang nghiên cứu những sản phẩm để cám ơn khách hàng đã tin tưởng gắn...