Cấm thú nuôi, trượt patin ở phố đi bộ Nguyễn Huệ
Để đảm bảo mỹ quan khu vực có nhiều người vui chơi nhất hiện nay, TP HCM cấm các hành vi trượt patin, trải bạt, dẫn súc vật… vào phố đi bộ Nguyễn Huệ.
UBND TP yêu cầu các cơ quan chức năng quản lý nghiêm khu vực Công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ, không để xả rác bừa bãi, không để người dân dẫn súc vật vào đường Nguyễn Huệ; nghiêm cấm kinh doanh cà phê, trượt patin và trải bạt ngồi trên đường.
Đồng thời, thành phố cũng yêu cầu cán bộ hướng dẫn khách đến dâng hoa và tham quan tại khu vực tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và đường Nguyễn Huệ phải có thái độ giao tiếp nhiệt tình, ân cần, hòa nhã.
Sở Giao thông vận tải, UBND quận 1 và lực lượng Thanh niên xung phong phối hợp bố trí giữ xe cho khách đến liên hệ công tác tại trụ sở HĐND và UBND TP, đảm bảo mỹ quan và an ninh trật tự, an toàn giao thông.
Trước khi có lệnh cấm, nhiều người đưa thú nuôi dạo phố đi bộ Nguyễn Huệ. Ảnh:Duy Trần.
Liên quan đến phố đi bộ Nguyễn Huệ, UBND TP vừa chấp thuận đề nghị của Tổng Công ty du lịch Sài Gòn TNHH MTV về tổ chức Đường hoa và trang trí ánh sáng nghệ thuật chào mừng Tết Dương lịch và Tết Bính Thân 2016 tại đường Nguyễn Huệ.
Công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ có tổng kinh phí 430 tỷ đồng, dài 670 m, rộng 64 m được đưa vào vận hành hôm 29/4. Toàn bộ trục đường từ trụ sở UBND thành phố đến Bến Bạch Đằng được lát đá granite với 2 đài phun nước và hệ thống cây xanh. Dưới quảng trưởng có hệ thống ngầm gồm trung tâm theo dõi, trung tâm điều khiển nhạc nước, ánh sáng, hệ thống nhà vệ sinh hiện đại… Mỗi ngày có hàng nghìn lượt người đến tham quan, vui chơi, chụp ảnh.
Video đang HOT
Ngày 17/5, tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh – điểm nhấn cho toàn bộ công trình quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ được khánh thành mừng kỷ niệm 125 ngày sinh Bác Hồ. Tượng đài Bác đặt tại trung tâm hành chính của thành phố, nơi có vị trí trang trọng nhất và thuận lợi để nhân dân mọi miền đất nước, bạn bè quốc tế được chiêm ngưỡng.
Giữa tháng 6, 20 chiếc ghế đầu tiên làm từ gỗ cây dầu cổ thụ đốn hạ trước nhà hát thành phố khi thi công ga ngầm tuyến metro số 1 được gắn hai bên quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ, dưới các gốc cây lộc vừng để phục vụ người dân nghỉ ngơi sau khi tản bộ hoặc ngồi hóng mát, vui chơi. Theo kế hoạch, số ghế còn lại trong tổng số 160 chiếc sẽ được lắp đặt vào thời gian tới.
Trung Sơn
Theo VNE
Nhạc nước nhiều màu sắc giữa đêm ở phố đi bộ Sài Gòn
Nhiều người dân TP.HCM kéo đến thưởng thức và chụp hình đài phun nước kết hợp âm nhạc, màu sắc trên phố đi bộ Nguyễn Huệ.
Tối 20/4, đơn vị thi công phố đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1, TP HCM) cho vận hành thử đài phun nước kết hợp màu sắc và âm nhạc. Nhiều người dân kéo đến để chiêm ngưỡng cảnh đẹp lung linh này. Quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ rộng 64 m, dài 670 m kéo dài từ UBND TP HCM đến bến Bạch Đằng.
Em Bùi Đăng Minh (11 tuổi, ngụ quận Thủ Đức) cùng em trai được bố mẹ chở lên xem nhạc nước. Minh cho biết: "Lần đầu tiên em được thấy đài phun nước nhiều màu sắc và đẹp như thế này".
Sau khi công trình được đưa vào sử dụng, trên trục đường Nguyễn Huệ sẽ được tổ chức các chuyên đề nhạc nước, nghệ thuật 3D.
Nhóm công nhân đang thi công phố đi bộ quay lại cảnh đài phun nước nhiều màu sắc.
Nhiều người đi ngang cũng nán lại vài phút để xem nhạc nước.
Du khách nước ngoài thích thú chụp hình kỷ niệm.
Đài phun nước được lắp đặt kết hợp màu sắc và âm thanh, nước phun lên sẽ thay đổi màu sắc như đỏ, xanh...
Dòng nước phun lên được điều khiển bằng hệ thống điện tử bên cạnh.
Một công nhân đi trong làn nước để sửa chữa những lỗi cuối cùng. Theo kế hoạch, phố đi bộ hoàn thành vào 20/4, nhưng hiện nhiều công đoạn chưa xong, nên chủ đầu tư dời ngày khánh thành trong tuần này.
Theo Tri Thức
Phó chủ tịch TP.HCM thị sát phố đi bộ trước ngày khánh thành "Đài phun nước phải đảm bảo không để nước phun vào khách tham quan, các thùng rác bố trí hợp lý không gây mất mỹ quan, nhà vệ sinh phải thoáng, sạch sẽ và nhà vệ sinh nam nhiều hơn nhà vệ sinh nữ...", đó là những chỉ đạo của Phó Chủ tịch UBND TP.HCM trong buổi thị sát, kiểm tra quảng trường,...