Cấm thi tuyển lớp 6: Thầy Văn Như Cương lo đổ cổng trường
Theo nhà giáo Văn Như Cương, nếu xét tuyển để vào lớp 6, đối với những trường có lượng học sinh đăng ký nhập học lớn gấp hàng trăm lần dễ xảy ra tình trạng phụ huynh chen lấn xô đẩy để giành suất học cho con.
Liên quan đến chỉ đạo của Bộ giáo dục và đào tạo về cấm thi tuyển các môn văn hóa đầu vào với học sinh lớp 6 phóng viên Báo điện tử Dân Trí đã có cuộc trao đổi với PGS Văn Như Cương – Chủ tịch Hội đồng quản trị trường THCS Lương Thế Vinh Hà Nội.
Ông đánh giá như thế nào về việc Bộ GD&ĐT yêu cầu cấm tổ chức việc thi tuyển các môn văn hóa đầu vào với học sinh lớp 6 ?
Phải nói thật cụ thể để mọi người cùng hiểu, từ trước đến nay vốn không có chuyện học sinh phải thi vào lớp 6. Học sinh tiểu học sau khi phổ cập hết cấp 1, vượt qua kỳ thi tốt nghiệp sẽ được chuyển lên học cấp 2. Ở Thành phố cũng vậy mà ở nông thôn cũng vậy. Như ở Hà Nội, mỗi phường, quận đều có trường THCS, không có chuyện học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 1 bị thất học hoặc phải thi.
Tuy nhiên, do tính chất đặc điểm, có một số trường THCS công lập, dân lập được gọi là “trường chuyên”, “trường điểm”, đơn cử như trường Hà Nội – Amsterdam thu hút rất nhiều học sinh muốn đến nhập học sau khi tốt nghiệp tiểu học.
Số lượng hồ sơ nộp vào trường thường gấp hàng trăm lần chỉ tiêu tuyển. Bởi vậy, các trường này bắt buộc phải thi để có thể lựa chọn ra những học sinh xứng đáng. Như trường THCS Lương Thế Vinh đã hơn 20 năm nay, năm nào cũng đều phải thi vì lượng học sinh đăng ký vào quá lớn.
Nói như vậy để mọi người có thể hiểu rằng, việc thi vào lớp 6 thực chất chỉ diễn ra ở con số hàng chục trường trên phạm vi cả nước nhằm phân loại được học sinh, lựa chọn ra những học sinh có năng lực phù hợp để vào trường chuyên, lớp chọn. Những em thi không đạt có thể về trường công lập đúng với tuyến của mình hoặc lựa chọn một trường dân lập khác theo nhu cầu. Thế nên, không cần đến mức phải ra lệnh cấm thituyển các môn văn hóa đầu vào với học sinh lớp 6.
Ông có giải pháp nào cho việc tuyển học sinh vào lớp 6 nếu Bộ GD&ĐT quyết không cho tổ chức thi đầu vào các môn văn hóa ?
Đến thời điểm này chưa có giải pháp nào, đây là một bài toán chưa có lời giải. Tôi chỉ biết trông chờ hướng dẫn của Sở giáo dục và đào tạo.
Lấy ví dụ trường THCS Lương Thế Vinh tôi đang quản lý, chỉ tiêu tuyển học sinh lớp 6 là 600 em. Nếu như không có lệnh cấm, trường có thể bán hồ sơ thoải mái, có khi lên tới 4000 học sinh đăng ký.
Hiện giờ nếu xét tuyển, cùng chỉ tiêu đó, đến ngày bán hồ sơ ai đến trước mua được trước, ai chậm chân sẽ bị mất suất học cho con. Như vậy, có khi tôi phải cho xây lại cổng để tránh việc chen lấn mua hồ sơ đăng kí học cho con em đến mức xô đổ cả cổng trường như đã từng xảy ra tại Hà Nội.
Video đang HOT
Như với trường THCS mà ông đang quản lý, khó khăn trước mắt khi Bộ GD & ĐT ra lệnh cấm thi tuyển lớp 6 là vấn đề gì ?
Chúng tôi đã ở một thế khó không có giải pháp để giải quyết vấn đề. Tôi và các thầy giáo vẫn đang họp bàn để trưng cầu ý kiến. Tuy nhiên, điều cốt lõi là Bộ GH&ĐT phải đưa ra phương án hợp lý. Nên suy xét cẩn trọng, có sự điều chỉnh cho hợp lý. Bởi lẽ, ở đâu có nguyện vọng lớn sẽ phải thi tuyển, ngay như thi công chức cũng vậy thôi.
Nhiều phụ huynh tỏ ra lo lắng khi nếu để xét tuyển vào lớp 6 sẽ dễ dẫn tới tiêu cực “chạy trường”, ông nghĩ sao về điều này ?
Nếu tổ chức thi, sẽ công bằng hơn, tất cả học sinh cùng làm bài, người chấm bài nếu công minh sẽ đưa ra được sự sàng lọc học sinh. Những em điểm số cao sẽ được vào nhập học.
Nếu xét tuyển, việc được vào nhập học sẽ phụ thuộc vào ban xét tuyển, khó tránh khỏi việc “đi đêm” lợi dụng quan hệ để xin cho con được một suất học tại trường chuyên, lớp chọn.
Bởi vậy, đối với những trường có lượng hồ sơ đăng kí nhập học lớn nhất thiết phải duy trì hình thức thi tuyển.
Xin trân trọng cám ơn ông!
Lê Tú
Theo Dantri
Học sinh đánh bạn dã man: Xu hướng "thích làm đại ca"
Theo PGS Văn Như Cương, ngày nay, một số học sinh có xu hướng thích làm anh, làm chị, làm đại ca, nổi đình nổi đám.
Mới đây, một đoạn clip được đăng tải trên mạng cho thấy, một nữ sinh trường THCS Lý Tự Trọng (TP.Trà Vinh) bị nhóm học sinh (phần đông là nữ) đánh đập dã man. Ngay khi clip này được đăng tải, rất nhiều người tỏ ra bất bình vì hành động vô tình của nhóm học sinh này.
Không hiếm
TS.Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội cho biết, học sinh đánh nhau trong lớp là hiện tượng không mới, không hiếm. Điều "lạ" trong sự việc này là không ai can ngăn nhóm học sinh đánh nhau mà thay vào đó là sự thích thú quay clip.
Ông cho rằng, người quay clip cũng phải chịu trách nhiệm vì trong giáo dục không khuyến khích, không ủng hộ lan truyền gương xấu. Ngược lại, các trường phải có hòm thư riêng để tiếp nhận phản ánh của học sinh.
Nữ sinh lớp 7 bị đánh hội đồng (Hình ảnh cắt ra từ clip)
Theo Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý giáo dục Hà Nội, sự việc này xảy ra do hiệu quả giáo dục chưa cao. Nhà trường chưa tạo cho học sinh giá trị tôn trọng, khoan dung. Học sinh chưa có kỹ năng giao tiếp ứng xử, giải quyết xung đột là thiếu sót của người lớn.
TS.Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, không nên đuổi học những học sinh đánh hội đồng mà thay vào đó nhà trường phải giáo dục, có chế tài phạt hành chính, giúp các em chịu trách nhiệm về hành vi. Trong sự việc này, gia đình liên đới phải chịu trách nhiệm. Ngoài ra, các thầy cô giáo cũng phải chịu trách nhiệm.
Đồng quan điểm, TS.Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng, hậu quả của hành động đánh hội đồng nữ sinh là lỗi của người lớn.
Bà lý giải, trẻ con đi học bây giờ không "nể" thầy cô vì phụ huynh can thiệp quá nhiều vào nhà trường. Ngày xưa học sinh rất sợ thầy cô vì bố mẹ chỉ tiếp xúc với thầy cô qua sổ liên lạc, họp phụ huynh.
Bên cạnh đó, ngày nay, phim ảnh nhiều, tạo môi trường khiến học sinh giải quyết mâu thuẫn cũng bạo lực.
"Đi ra đường, các cháu nhìn thấy vụ những vụ va chạm thì đánh nhau trong lớp cũng là chuyện bình thường", bà Hương nói.
Theo TS. Vũ Thu Hương, các trường học nên mở lớp giáo dục giới tính, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh. Bên cạnh đó, thi lên cấp nên cho trẻ thi môn giáo dục công dân. Bởi hiện tại, đây bị coi là môn phụ nên nhiều em lơ là, không trân trọng tư cách đạo đức.
"Nếu Bộ GD-ĐT yêu cầu thi môn Toán, Văn, Đạo đức, ít nhất sẽ giảm được bạo lực trong học đường", TS. Vũ Thu Hương bày tỏ.
Cũng theo nữ tiến sỹ này, không nên đuổi học nhóm học sinh đánhbạn. Nhà trường phải chỉ ra cho trẻ thấy phải có trách nhiệm với hành vi sai trái. Nếu phạt, nhà trường phải tôn trọng tuyệt đối, không nêu gương toàn trường mà có hình thức khác đơn giản, tạo dấu ấn.
TS.Vũ Thu Hương, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội cũng cho rằng, hậu quả của hành động đánh hội đồng nữ sinh là lỗi của người lớn.
Muốn nổi đình, nổi đám trong lớp
PGS. Văn Như Cương, Hiệu trưởng trường DL Lương Thế Vinh (Hà Nội) nói: "Tôi đã xem clip và rất căm phẫn, bức xúc, ngạc nhiên vì hành động đánh hội đồng của nhóm nữ sinh. Chúng mới là những đứa trẻ hơn 10 tuổi mà đã hùng hổ, dã man như thế là điều khó hiểu".
Theo ông, đánh nhau hội đồng trong lớp học bắt đầu le lói cách đây 5-7 năm. Công nghệ thông tin phát triển, học sinh sớm tiếp cận và học theo những hành động bạo lực.
Ông Cương cũng tỏ ra "khó hiểu" về vụ việc này. Bởi, sự việc đã xảy ra hơn 2 tháng mà nhà trường không hay biết.
"Một lớp học nguyên vẹn như thế, không ai can thiệp, không ai báo cáo, trường lại ỉm đi. Hơn nữa, sự việc xảy ra hơn 2 tháng mà phòng giáo dục vẫn đang xem xét là điều vô lý. Nhà trường và phòng giáo dục hoàn toàn vô trách nhiệm", PGS Văn Như Cương bức xúc.
Ông cho rằng, sự việc này, ban giám hiệu nói không biết chứng tỏ không ổn về cách quản lý học sinh. Nhà trường giáo dục học sinh không ổn. Nhà trường bịt miệng hoặc ém nhẹm thông tin là điều rất nguy hiểm.
Theo ông Cương, kỷ luật là hình thức giáo dục học sinh tốt nhất trong trường học.
"Nếu là lãnh đạo nhà trường, tôi sẽ phát clip đó cho học sinh xem và bình luận. Ngoài ra, tôi sẽ mở các buổi ngoại khóa ở từng lớp, yêu cầu học sinh phân tích cái đúng, cái sai", Hiệu trưởng trường DL Lương Thế Vinh nói.
PGS Văn Như Cương cho biết, từ xưa đến nay học sinh rất hiếu động. Đánh nhau, vật nhau, xô nhau ngã là chuyện bình thường nhưng đặc tính của những năm trước, đánh nhau xong là thôi, không có sự thù hằn, kết bè nhóm, đánh hội đồng.
Ngày nay, một số học sinh có xu hướng thích làm anh, làm chị, làm đại ca, nổi đình nổi đám ở trong trường lớp. Nếu không học giỏi thì ăn mặc đẹp, đầu tóc kiểu cách, ức hiếp người khác, ra oai mang tính chất "đại gia".
"Nếu học sinh ở trường đánh nhau, chúng tôi sẽ buộc thôi học, chuyển những học sinh này sang trường khác", PGS Văn Như Cương nói.
Theo Diệu Thu
Dân Việt
Điều kiện thi công chức Hà Nội: Quá chú trọng bằng cấp "Điều kiện thi tuyển công chức của Hà Nội vẫn mắc bệnh bằng cấp, nếu cần bằng tiến sĩ, bằng đại học để xét tuyển chỉ làm tăng lượng bằng cấp giả", PGS. Văn Như Cương bày tỏ. Như tin đã đưa, UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch thi tuyển công chức làm...