“Cấm” thanh tra quá 1 lần/năm và sự quyết liệt của Thủ tướng
Suốt 2 thập kỷ qua, các doanh nghiệp vẫn bị “vấn nạn” thanh, kiểm tra “hành hạ”. Có doanh nghiệp mỗi tháng thanh tra 3 lần, một năm thanh, kiểm tra 12 lần.
Ngay sau Hội nghị Thủ tướng với doanh nghiệp năm 2017 diễn ra sáng 17.5, 13h chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc ký Chỉ thị 20/CT-TTg yêu cầu chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp.
Động thái này đã làm nức lòng nhiều doanh nhân bởi quan điểm chủ đạo: Không thanh, kiểm tra, kiểm toán doanh nghiệp một năm quá một lần và thanh tra đột xuất khi vi phạm thì không được mở rộng.
Đây là một bước đi cần thiết trong nền kinh tế thị trường, một cánh cửa mở cho các doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh lành mạnh.
Nhiều năm qua, các doanh nghiệp luôn phải “ngửa mặt kêu trời” vì bị thanh, kiểm tra với tần suất quá nhiều, ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Tình trạng thanh, kiểm tra chồng chéo đã trở thành “vấn nạn”, gây bức xúc cho doanh nghiệp, khi báo cáo của VCCI cho hay, có doanh nghiệp một năm phải chịu 6-7 cuộc kiểm tra trùng lắp, thậm chí có doanh nghiệp bị thanh, kiểm tra tới 11-12 lần/năm. Việc bị thanh, kiểm tra nhiều không chỉ gây tốn kém tiền của cho các doanh nghiệp mà còn tạo những tác động xấu về thương hiệu, hình ảnh doanh nghiệp cho dù chưa biết kết quả thanh tra ra sao.
Hào hứng đón nhận Chỉ thị 20 của Thủ tướng ngay sau khi được công bố, lãnh đạo một Tập đoàn kinh tế lớn chia sẻ: Chỉ thị 20 cho thấy nỗ lực của Chính phủ trong mong muốn hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, cũng là sự đồng hành và trách nhiệm của Chính phủ đối với doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp.
Doanh nghiệp sẽ không bị thanh tra quá 1 lần/năm
Vị lãnh đạo Tập đoàn kinh tế này cho biết, khi có nhiều đoàn thanh kiểm tra, kiểm toán, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian tiếp đón rồi còn mất nhiều thời gian để cung cấp hồ sơ, báo cáo, giải trình… Do đó, mất đi sự tập trung cho sản xuất kinh doanh của đội ngũ quản lý doanh nghiệp.
Video đang HOT
Việc nhiều đoàn thanh, kiểm tra, kiểm toán chồng chéo còn gây tâm lý không tốt trong đội ngũ quản lý doanh nghiệp, không loại trừ sự hiểu lầm, dẫn đến chia rẽ, mất đoàn kết nội bộ doanh nghiệp.
Việc doanh nghiệp phải đón nhiều đoàn thanh, kiểm tra cũng sẽ tác động tâm lý không tốt tới khách hàng, ảnh hưởng xấu đến các giao dịch của doanh nghiệp, làm giảm hiệu quả kinh doanh.
Trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thị trường quốc tế, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày một gay gắt, khốc liệt, càng đòi hỏi đội ngũ quản lý doanh nghiệp phải tập trung cao độ sức lực, trí tuệ và thời gian cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán không được chấn chỉnh, sẽ ảnh hưởng rất xấu tới hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gây thiệt hại cho nền kinh tế.
Vì thế, Chỉ thị 20 ra đời là một chỉ dấu tốt cho doanh nghiệp. Các quy định của Chỉ thị sẽ khắc phục tình trạng nhiều cấp, ngành, đơn vị tùy tiện cho mình quyền gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thấy được tôn trọng hơn, để yên tâm sản xuất kinh doanh thay vì luôn canh cánh nỗi lo đối phó với “cơn bão” thanh, kiểm tra bất cứ lúc nào.
Khi giảm được gánh nặng chi phí do các đoàn thanh, kiểm tra “thăm viếng”, doanh nghiệp sẽ có điều kiện giảm giá thành, đầu tư trang thiết bị, máy móc, tập trung thời gian cho sản xuất kinh doanh, thêm sức cạnh tranh trên thị trường, từ đó chăm lo cải thiện đời sống người lao động.
Trong nỗ lực xóa bỏ mọi rào cản với kinh tế tư nhân, mở cửa cho các doanh nghiệp phát triển, việc hạn chế thanh, kiểm tra sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp, ngăn chặn lợi ích nhóm và cạnh tranh không lành mạnh trong sản xuất kinh doanh.
19 năm trước, nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký nghị định số 61/1998/NĐ-CP về công tác thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp, với quy định: “Việc thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp chỉ được thực hiện khi có quyết định của thủ trưởng cơ quan Nhà nước có thẩm quyền; không được tiến hành trùng lặp, không quá một lần về cùng một nội dung trong một năm đối với một doanh nghiệp (trừ trường hợp bất thường)”.
Thế nhưng, bất chấp các quy định này, suốt 2 thập kỷ qua, các doanh nghiệp vẫn bị “vấn nạn” thanh, kiểm tra “hành hạ”.
Do đó, để bảo vệ các doanh nghiệp, Chỉ thị 20 còn nêu rõ trách nhiệm của các đơn vị, cấp, ngành; trách nhiệm của UBND các tỉnh, thành phố trong việc phê duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp từ đầu năm. Đặc biệt, khi các cơ quan phát hiện có thanh, kiểm tra chồng chéo thì báo cáo cơ quan có thẩm quyền giải quyết như Chủ tịch UBND tỉnh. Nếu người có trách nhiệm không giải quyết mà doanh nghiệp kiến nghị lên cấp cao hơn thì phải chịu trách nhiệm trước Thủ tướng.
Với những quan điểm rất rõ ràng, Chỉ thị 20 không chỉ gỡ khó và tạo điểm tựa cho các doanh nghiệp chân chính, mà còn “buộc” được trách nhiệm của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương trong vấn đề cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển. Những quy định cụ thể của Chỉ thị 20 đòi hỏi các quan chức địa phương và các bộ ngành không thể đứng ngoài cuộc, mà phải tiếp thu chỉ đạo của Thủ tướng, chấn chỉnh các cơ quan chức năng liên quan thuộc quyền quản lý thực hiện đúng quy định của pháp luật và đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng trong công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán đối với doanh nghiệp. Đặc biệt phải xác định mục đích của công tác thanh, kiểm tra, kiểm toán là hướng dẫn, uốn nắn tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình theo quy định của Nhà nước, của địa phương trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Với “tinh thần đồng hành” của Chính phủ và các ngành, địa phương, sự giám sát việc thực thi của doanh nghiệp và người dân, tôi tin “vấn nạn” thanh, kiểm tra chồng chéo ở các doanh nghiệp sẽ chấm dứt, để Việt Nam có một môi trường sản xuất kinh doanh tốt, đủ sức níu kéo các doanh nghiệp nội phát triển và thu hút các doanh nghiệp ngoại đến đầu tư. Một đất nước chỉ có thể giàu có khi các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát triển.
Theo Danviet
Thủ tướng nên trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội giữa kỳ
Sáng nay, 17.5, Uỷ ban Thường vụ Quốc đã hội họp cho ý kiến về một số vấn đề về chuẩn bị kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV.
Tại phiên họp Quốc hội giữa kỳ, sau khi các Phó Thủ tướng trả lời, Thủ tướng cũng sẽ lên trình bày những câu hỏi mà đại biểu trực tiếp hỏi. Ảnh: Zing.vn
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, ngày 20.4, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đã gửi văn bản xin ý kiến các vị đại biểu Quốc hội và các cơ quan hữu quan về dự kiến nội dung, chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV. Tổng thư ký Quốc hội đã nhận được ý kiến đóng góp của một số Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội và một số cơ quan hữu quan. Các ý kiến nhất trí với dự kiến chương trình, đồng thời góp ý về một số vấn đề cụ thể.
Về thời gian chất vấn, kỳ họp lần này sẽ dành 3 ngày. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng nên giảm xuống còn 2,5 ngày như các kỳ họp trước.
Về vấn đề này, ông Phùng Quốc Hiển, Phó Chủ tịch Quốc hội, cho rằng các kỳ trước thời gian chất vấn chỉ có 2,5 ngày, kỳ này mới bắt đầu thực hiện 3 ngày. "Kỳ này vừa nâng lên 3 ngày lại yêu cầu giảm, chưa làm thử đã giảm. Chúng ta cứ làm thử đã", ông Phùng Quốc Hiển nói.
Chốt lại vấn đề này, bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cho biết, thời gian chất vấn sẽ vẫn giữ 3 ngày. "Thời gian chất vấn 2,5 ngày trước đây bị cho là ngắn nên rất nhiều đại biểu và cử tri yêu cầu tăng thời gian chất vấn vì đây là nội dung cử tri rất quan tâm".
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, theo luật giám sát, người được chất vấn phải trực tiếp trả lời không được ủy quyền. Nhưng thông lệ từ trước tới nay, kỳ họp cuối năm thì Thủ tướng sẽ trực tiếp trả lời, kỳ họp giữa năm thì ủy quyền cho 1 Phó Thủ tướng, thường là Phó Thủ tướng thường trực thay mặt trả lời.
"Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi trực tiếp với tôi là đề nghị cho giữ thông lệ này. Không phải Thủ tướng ngại trả lời nhưng công việc của Thủ tướng rất nhiều, do đó giữ thông lệ này là để vừa đảm bảo thực hiện đúng luật giám sát và giảm bớt những áp lực trong công tác điều hành quản lý của Chính phủ", Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Chủ tịch Quốc hội cho biết thêm, theo Thủ tướng, các Phó Thủ tướng cũng phải trả lời chất vấn để thể hiện bản lĩnh nghị trường của mình, thể hiện khả năng điều hành quản lý các lĩnh vực được phân công hay ngoài lĩnh vực được phân công, khả năng bao quát công việc chung của Chính phủ.
"Theo đó, Thủ tướng nói mỗi một kỳ họp giữa năm sẽ phân công 1 Phó Thủ tướng thay mặt Chính phủ trả lời chất vấn chứ không chỉ 1 Phó Thủ tướng thường trực, lần lượt năm nay là Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, năm sau là Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, năm sau nữa là Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, tiếp nữa là Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.
Sau khi các Phó Thủ tướng trả lời chất vấn, Thủ tướng vẫn sẽ lên trình bày những câu hỏi mà đại biểu trực tiếp hỏi Thủ tướng bằng văn bản và sau đó Thủ tướng cho ý kiến thêm những vấn đề các Phó Thủ tướng đã trình bày nếu chưa rõ.
"Có nghĩa, Thủ tướng vẫn xuất hiện ở nghị trường và ít nhất các đại biểu Quốc hội có thể hỏi từ 5 - 7 câu hỏi trong kỳ họp", Chủ tịch Quốc hội giải thích thêm.
"Trước đó, trả lời chất vấn phiên đầu tiên trên cương vị Thủ tướng của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rất được nhân dân, cử tri và đại biểu Quốc hội đồng tình, khen ngợi. Việc Thủ tướng trực tiếp trả lời chất vấn gần một buổi đã tạo nên không khí mới trong nghị trường. Đề nghị lần này Chính phủ tiếp tục tinh thần đổi mới tăng tính đối thoại và trực diện những vấn đề mà cử tri quan tâm", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu ý kiến.
Ngoài ra, Uỷ ban thường vụ Quốc hội cũng họp bàn thêm nội dung cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với ông Võ Kim Cự, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Tĩnh.
Cũng trong phiên họp sáng nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cũng họp cho ý kiến (lần 2) về dự thảo Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng và sẽ trình Quốc hội về dự thảo này. Nghị quyết về xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng sẽ trình Quốc hội thông qua hai kỳ họp. Theo chương trình, chiều nay, Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thành Tiểu dự án để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành; dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam. Riêng dự án đường bộ cao tốc Bắc Nam sẽ cân nhắc có nên cho thêm vào chương trình kỳ họp lần này không vì chưa đủ hồ sơ để trình ra Quốc hội.
Theo Danviet
Thủ tướng: Chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu chấn chỉnh công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp và giải quyết trùng lắp trong hoạt động thanh tra, kiểm toán. Ảnh minh họa Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác thanh tra, kiểm...