“Cầm tay chỉ việc” giúp nông dân Tuyên Quang trồng bưởi đặc sản, nuôi cá đặc sản
Thời gian qua, các cấp Hội Nông dân tỉnh Tuyên Quang đã đẩy mạnh công tác dạy nghề, tư vấn, hướng nghiệp và hỗ trợ nông dân phát triển kinh tế.
Được Hội “cầm tay chỉ việc” hỗ trợ học nghề, nhiều nông dân nơi đây đã mạnh dạn đầu tư trồng cây ăn quả, nuôi cá chiên đặc sản… đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Thu nhập tăng sau học nghề
Anh Vũ Ngọc Đình là 1 trong 33 nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của toàn xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn, cũng từng là học sinh xuất sắc của lớp học nghề trồng cây ăn quả.
Sau học nghề, nhiều nông dân xã Phúc Ninh, huyện Yên Sơn đã đầu tư trồng bưởi cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Thu Hà
Cùng với dạy nghề, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang còn xây dựng thành công 546 mô hình trình diễn để nhân ra diện rộng. Trong đó, có 101 mô hình trồng trọt, 381 mô hình chăn nuôi, 22 mô hình nuôi trồng thủy sản, 42 mô hình dịch vụ. Nhiều hộ gia đình đã áp dụng thực hiện mô hình đạt hiệu quả, có thêm việc làm, tăng thu nhập.
Từng có kinh nghiệm lâu năm về trồng cây ăn quả, nhưng gia đình anh Đình từ lâu vẫn quen với lối canh tác cũ, vì vậy, năng suất sản lượng quả không cao.
Từ năm 2017 sau khi được tham gia lớp học nghề dạy trồng cây có múi của Hội ND huyện tổ chức, anh Đình đã biết áp dụng kiến thức, khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất.
Anh Đình cho biết: Trong 3 tháng học nghề, anh Đình cùng với các học viên nông dân ở đây đã học được rất nhiều kỹ thuật về nhân giống, cấy ghép, chiết cành, bón phân thúc cây, cách sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu…
Video đang HOT
Kết thúc lớp học anh đã áp dụng những kiến thức và kỹ thuật mới vào sản xuất, góp phần tăng năng suất cây trồng, tăng thu nhập cho gia đình.
Ông Đinh Văn Hậu – Chủ tịch Hội ND huyện Yên Sơn cho biết: Hiện nay, toàn huyện có hơn 3.000ha cây ăn quả (chủ yếu là cam, bưởi), trong đó có hơn 1.000ha cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, ổn định. Để phát triển hơn nữa thế mạnh địa phương, từ đầu năm 2019 tới nay Hội ND huyện đã kết hợp với nhiều đơn vị tổ chức mở 17 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn. 90% trong tổng số lớp là dạy nghề trồng trọt cây ăn quả…
Tương tự lớp dạy nghề trồng cây ăn quả, lớp dạy nghề chăn nuôi cá cũng được Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang mở tại thôn Minh Tân, xã Phúc Ninh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các hội viên, nông dân theo học.
Với cách học “cầm tay chỉ việc”, những học viên nông dân được đi thực hành tại khu lồng nuôi cá sông Lô. Với sự hướng dẫn của giảng viên, các học viên ai cũng háo hức thực hành cách đo lưu tốc dòng chảy, kiểm tra các chỉ số, chất lượng nước, kiểm tra, đánh giá tình hình sinh trưởng của cá…
Ông Trần Văn Lanh (thôn Minh Tân) chia sẻ, thấy mọi người nuôi cá lồng mang lại giá trị kinh tế cao, ông đầu tư nuôi 3 lồng cá, chiên đặc sản. Vì thiếu kiến thức nên chịu rủi ro lớn, cá bị chết, hay bị bệnh, chậm lớn. Được tham gia lớp học này quá bổ ích là điều mà ông mong muốn.
“Từ sự hướng dẫn, góp ý của giảng viên, tôi vỡ vạc ra nhiều vấn đề cần điều chỉnh ngay như: Chọn vị trí đặt lồng nuôi cá chiên đặc sản, vệ sinh lồng nuôi thường xuyên hạn chế dịch bệnh, khử trùng thức ăn trước khi cho cá ăn, cách phát hiện, điều trị một số bệnh thông thường trên cá, đặc biệt là việc cần bổ sung thêm vitamin C giúp tăng đề kháng, phòng bệnh xuất huyết trên cá.
Bám sát nhu cầu nông dân
Trong 5 năm qua, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang đã trực tiếp tổ chức 72 lớp dạy nghề và cấp chứng chỉ cho 2.426 học viên, trong đó có 37 lớp nghề nông nghiệp, 35 lớp nghề phi nông nghiệp. Trên 80% học viên có việc làm sau học nghề.
Trao đổi với PV, anh Lê Hoàng – Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân, Hội ND tỉnh Tuyên Quang cho biết: Căn cứ chỉ tiêu được giao, Trung tâm chủ động phối hợp cùng các cơ sở hội khảo sát nhu cầu người học, mở các lớp dạy nghề gắn với quy hoạch vùng sản xuất của địa phương, các xã xây dựng nông thôn mới hoặc duy trì nông thôn mới.
Theo anh Lên Hoàng: Đầu năm 2020, thực hiện cách ly xã hội do tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp nên 6 tháng đầu năm 2020, Trung tâm chỉ tổ chức 3 lớp dạy nghề nuôi cá, trồng cây ăn quả và sửa chữa máy nông nghiệp cho hơn 100 học viên tham gia. Dự kiến từ nay đến hết năm 2020, Trung tâm mở thêm 12 lớp dạy nghề cho nông dân.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật kiến thức, kỹ thuật mới vào để dạy nghề cho bà con, nhằm phát triển tiếp những thế mạnh của địa phương, tiếp tục mở rộng vùng chuyên canh về cây ăn quả cho giá trị kinh tế cao hoặc vùng nuôi bò, dê… theo hướng hàng hóa.
Thay vì dạy kỹ thuật đơn thuần, chúng tôi sẽ dạy nông dân cách sản xuất theo chuỗi, cách kết nối các nguồn lực từ kinh tế, vốn, kỹ thuật, tới thị trường, khách hàng, đầu mối bao tiêu… để tạo ra những sản phẩm chất lượng không chỉ đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn có thể xuất khẩu đi quốc tế” – anh Lê Hoàng cho biết.
Ì ạch tiêu thụ nông sản chủ lực
Theo đánh giá của các đơn vị thu mua, kinh doanh nông sản ở TP.HCM, hiện sức tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố còn thấp.
Mới đây, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Thị Lệ đã có chuyến khảo sát thực tế tại huyện Cần Giờ về kết quả thực hiện việc phát triển danh mục sản phẩm chủ lực ngành nông nghiệp.
Tháo gỡ khó khăn, kết nối tiêu thụ
Theo đó, đoàn đã khảo sát cơ sở nuôi và sản xuất sản phẩm tổ yến Yến Lộc (xã Tam Thôn Hiệp); mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trên hồ tròn lót bạt; mô hình nuôi cá dứa của nông dân Văn Hữu Lạc; HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai (xã An Thới Đông).
Một số thành viên HTX Nông nghiệp Cần Giờ Tương Lai cho biết, Cần Giờ giáp biển, diện tích vùng nước lợ rộng lớn nên việc nuôi tôm, cá dứa, yến... có nhiều thuận lợi. Khó khăn mà các HTX, hộ nuôi phải đối diện là thiếu vốn để đầu tư cho sản xuất, nuôi trồng quy mô lớn. Việc xây dựng các công trình phụ trợ, công trình tạm phục vụ sản xuất nông nghiệp gặp nhiều vướng mắc về thủ tục.
Tương tự, các hộ nuôi yến cũng cho biết, do quy định của thành phố về xây nhà nuôi yến chưa có, nên các hộ dân phải xin phép xây nhà ở, nhưng thực tế là xây nhà cho yến vào làm tổ. Các hộ nuôi tôm vẫn chưa làm chủ, chưa an tâm nguồn con giống. Trong khi đó, đầu ra cho sản phẩm còn nhiều hạn chế, chủ yếu dựa vào sự linh hoạt tìm kiếm khách hàng của các hộ nuôi, các HTX.
Các hộ nuôi, HTX đề nghị thành phố tạo cơ chế giúp các hộ nuôi tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi; có giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về xây dựng công trình phụ trợ trên đất nông nghiệp; thúc đẩy liên kết, kết nối nhà nông với hệ thống phân phối hiện đại, chuyên nghiệp trên địa bàn TP.HCM.
Ông Trần Bảo Minh - một nông dân nuôi bò sữa ở xã Tân Hiệp, Hóc Môn. ảnh T.T.Đ
Theo UBND huyện Cần Giờ, năm 2019, Cần Giờ có 1.715 hộ thả nuôi hơn 1 tỷ con tôm giống trên diện tích hơn 5.200ha. Sản lượng thu hoạch của huyện đạt hơn 8.500 tấn/năm, tương ứng giá trị sản xuất gần 1.800 tỷ đồng/năm, chiếm 70% tỷ trọng ngành nuôi trồng và chiếm trên 43% tỷ trọng toàn ngành thủy sản của thành phố.
Trong 5 tháng đầu năm 2020, do ảnh hưởng dịch Covid-19, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm giảm, giá tôm giảm mạnh, nên các hộ nuôi hạn chế đầu tư, hoạt động cầm chừng. Diện tích thả nuôi tôm chỉ còn 3.700ha, thu hoạch hơn 2.200 tấn.
Chủ tịch UBND huyện Cần Giờ Lê Minh Dũng kiến nghị, các sở, ngành cần đánh giá, dự báo thị trường kịp thời để khuyến cáo nông dân tổ chức sản xuất phù hợp; giới thiệu, kết nối với các doanh nghiệp lớn, có thị trường ổn định, có năng lực tổ chức chuỗi liên kết sản phẩm nông nghiệp chủ lực để nông dân an tâm sản xuất...
Trước thực trạng này, bà Lệ chỉ đạo các sở ngành liên quan ghi nhận, tổng hợp các vấn đề, từ đó đề xuất UBND thành phố có những biện pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn cho nông dân, HTX, nhất là vấn đề kết nối thị trường, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp chủ lực ở Cần Giờ.
Sức tiêu thụ còn thấp
Năm 2018, TP.HCM đã công bố sản phẩm nông nghiệp chủ lực của thành phố (2018 - 2020), gồm: Bò sữa, tôm, rau sạch, hoa lan, cá cảnh... Theo Hội Nông dân thành phố, các sản phẩm này đang có bước phát triển mạnh, nâng giá trị sản phẩm nông nghiệp tăng bình quân từ 450 triệu đồng/ha (năm 2017) lên 800 triệu đồng/ha vào năm 2020.
Ông Nguyễn Văn Tủi - Phó Giám đốc Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân TP.HCM nhận định, hiện nhóm sản phẩm nông nghiệp này chưa đáp ứng đủ nhu cầu tiêu thụ của thị trường thành phố. Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm chủ lực đang gặp những khó khăn, nhất là việc kết nối tiêu thụ.
"Các nông hộ, tổ hợp tác, HTX chỉ liên kết với nhau về kỹ thuật chứ chưa liên kết về mặt buôn bán. Việc hỗ trợ kết nối hình thành chuỗi liên kết sản xuất - phân phối các sản phẩm nông nghiệp chủ lực vẫn còn gặp nhiều khó khăn do người sản xuất chưa đảm bảo các tiêu chuẩn theo yêu cầu của nhà phân phối, quy mô sản xuất nhỏ lẻ rất khó đáp ứng nhu cầu thu mua..." - ông Tủi cho biết.
Theo ông Tsan A Sin - Phó Giám đốc Trung tâm Thương mại Bình Điền, hiện mặt hàng nông sản chủ lực của TP.HCM và chợ Bình Điền vẫn còn rất thấp so với quy mô sản xuất, nuôi trồng của thành phố, mặc dù chợ này đang hoạt động với hình thức "mở" nên nguồn hàng rất dễ tiếp cận thị trường thông qua các tiểu thương trong chợ.
Tuyên Quang: Chàng "soái ca" nhà người ta bỏ về quê nuôi ốc nhồi mà lời 1,7 tỷ mỗi năm Là giám sát thi công ngành xây dựng, nhưng anh Phạm Văn Chung, thôn 2, xã Trung Môn (huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang) cũng là người nông dân tài ba. Ở tuổi 37, anh là chủ sở hữu mô hình V-A-C, nuôi ốc nhồi với thu nhập tiền tỷ mỗi năm. Nhắc đến anh, nhiều người dân địa phương gọi bằng cái...