Cấm rượu bia sau 22 giờ: Mua rượu trước giờ cấm để uống!
“Phải cân nhắc tính khả thi của quy định, bởi cơ quan chức năng chưa đủ sức để kiểm tra 24/24 giờ nhiều địa bàn. Hơn nữa, người dân cũng có thể mua rượu bia trước giờ cấm để uống. Do vậy, quy định một cách hình thức thì luật không vào cuộc sống!”.
Trước quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ, Bộ Y tế vừa đưa ra lấy ý kiến nhân dân trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia, ngày 23/7, trao đổi với phóng viên, ông Đỗ Mạnh Hùng – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, phân tích rõ tính khả thi của quy định.
Theo ông Đỗ Mạnh Hùng trong dự thảo cũng phải quy định rõ đơn vị kiểm tra, xử lý vi phạm
Ngay khi đưa quy định cấm bán rượu bia sau 22 giờ, Bộ Y tế nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Xin ông cho biết quan điểm của mình về vấn đề này?
Đây là nội dung đang được ghi trong Dự thảo Luật Phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia. Đứng ở góc độ bảo vệ sức khỏe, góp phần bảo đảm trật tự an ninh, tôi thấy đây là quy định cần thiết. Sau 22 giờ là thời gian mọi người có quyền được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho một ngày học tập, làm việc tiếp theo. Việc quy định cấm bán rượu bia sau giờ đó cũng có tác dụng nhằm góp phần đảm bảo sức khỏe cộng đồng, đảm bảo trật tự an ninh công cộng.
Nhiều người cho rằng, quy định này thiếu thực tế vì rất khó kiểm soát các hàng quán bán rượu bia sau 22 giờ. Hơn nữa, người dân có thể mua rượu bia trước nhưng sau giờ đó mới bỏ ra uống thì cũng không thể xử lý?
Điều đáng chú ý ở đây là phải cân nhắc tính khả thi của quy định bởi hiện nay, các cơ quan chức năng của chúng ta chưa đủ sức để có thể kiểm tra 24/24 giờ ở nhiều địa bàn khác nhau. Hơn nữa, người dân hoàn toàn có thể mua rượu bia trước giờ cấm và sử dụng nó sau giờ đó. Do vậy, nếu chỉ quy định một cách hình thức thì luật không đi vào trong cuộc sống.
Video đang HOT
Sau khi nhận được nhiều ý kiến khác nhau, Bộ Y tế đã đặt ra ba phương án “mềm dẻo” hơn để lựa chọn. Thứ nhất là cấm bán rượu bia từ 22h đến 6h, nhưng chỉ cấm ở một số địa điểm nhất định và có lộ trình. Thứ hai, giao cho UBND tỉnh thành xem xét tình hình từng địa phương, có phương án phòng chống tác hại lạm dụng rượu bia. Thứ ba, là không quy định về giờ được bán rượu bia nữa mà hạn chế tác hại rượu bia bằng kiểm soát nguồn cung và các biện pháp khác. Trong những phương án đó, ông thấy phương án nào khả thi nhất?
Tôi thấy có thể quy định cấm bán rượu bia ở một số địa điểm là khả thi hơn. Thứ nhất, ta xác định địa điểm để gắn với trách nhiệm giám sát, quản lý, kiểm tra, xử lý. Thứ hai, mục đích của quy định là để bảo vệ sức khỏe, bảo vệ trật tự an ninh, cho nên nếu quy định ở một số địa điểm thì sẽ có điều kiện thực hiện hơn. Ngoài ra, luật vẫn có thể sửa đổi, bổ sung, do vậy, sau một thời gian thực hiện nếu điểm hạn chế đó thấy nó có tác dụng tốt thì có thể mở rộng ra.
Nhưng nếu như quy định không quy rõ trách nhiệm đơn vị nào chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm thì nó cũng rất dễ đi vào “vết xe đổ” như cấm hút thuốc lá nơi công cộng, cấm bán thịt sau 8 giờ giết mổ…?
Tôi nghĩ nếu đã thành chế tài thì cần phải có những quy định xử lý vi phạm. Có thể ta không ngăn ngừa được hết việc mua bán rượu bia sau 22 giờ nhưng nếu xử lý nghiêm những vi phạm thì cũng góp phần ngăn ngừa, răn đe.
Do vậy, quan điểm của tôi là có thể đưa vào trong dự thảo luật nhưng phải có chế tài để xử lý vi phạm và đồng thời phải quy định rõ hơn trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc kiểm tra, giám sát, xử lý những vi phạm.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo Dantri
Sẽ hạ tiêu chuẩn "giỏi ngoại ngữ" của thứ trưởng
Trao đổi với PV, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Trung thừa nhận tiêu chuẩn về ngoại ngữ với thứ trưởng là quá cao, song đây mới là dự thảo lần đầu, sẽ sửa ngay cho phù hợp.
Bộ Nội vụ vừa ra dự thảo nghị định về tiêu chuẩn chức danh quản lý của công chức trong các cơ quan hành chính nhà nước để xin ý kiến nhân dân. Xin ông giải thích việc dự thảo đặt ra tiêu chuẩn về ngoại ngữ rất cao. Chính Bộ trưởng GD-ĐT cũng thừa nhận dạy và học ngoại ngữ ở nước ta còn nhiều bất cập, chưa đạt chuẩn, vậy đặt ra tiêu chuẩn này có phải là "đánh đố" quá không?
Thực ra đây là dự thảo lần đầu, cho nên không khỏi còn nhiều khiếm khuyết, hoặc có điểm chưa phù hợp và đang được gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đăng trên trang tin điện tử của Bộ Nội vụ để xin ý kiến nhân dân.
Chúng tôi rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học và nhân dân để hoàn thiện dự thảo.
Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức, Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Trung. Ảnh: Lê Anh Dũng
Tiêu chuẩn về ngoại ngữ nêu ra trong dự thảo có thể là yêu cầu quá cao so với thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ cán bộ, công chức hiện nay. Chúng tôi cũng đang trao đổi với Bộ GD-ĐT để xác định mức tiêu chuẩn ngoại ngữ cho phù hợp với thực tế nhưng cũng phải bảo đảm được yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ lãnh đạo, quản lý ngày càng cao trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay và lâu dài. Chúng tôi sẽ điều chỉnh ngay cho phù hợp.
Dự thảo đưa ra những tiêu chuẩn như có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, vậy những tiêu chuẩn này sẽ được đánh giá như thế nào, dựa trên các tiêu chí nào?
Những tiêu chuẩn liên quan đến tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân là sự kế thừa quy định hiện nay đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý. Trước đây, hiện nay và trong thời gian tới, người lãnh đạo, quản lý đều phải và luôn luôn phải có tinh thần yêu nước, tận tụy phục vụ nhân dân.
Các tiêu chuẩn này phải được thể hiện thông qua các tiêu chí như: kết quả, thành tích đã đạt được, sự tận tâm, tận lực giải quyết các yêu cầu của nhân dân, như Bác Hồ đã nói: "Những gì có hại cho dân thì hết sức tránh, những gì có lợi cho dân thì hết sức làm", là không gây phiền hà, sách nhiễu, tiêu cực trong quá trình thực thi công vụ... Đó cũng chính là đạo đức công vụ.
Dự thảo nghị định cũng đặt ra các tiêu chuẩn như đang giữ ngạch chuyên viên cao cấp, có lý luận chính trị cao cấp... Xét nền hành chính của nước ta hiện nay, để đạt những tiêu chuẩn này không thể không mất thời gian, vậy có phải là trở ngại đối với những người trẻ tuổi không?
Đây là các tiêu chuẩn được xây dựng không phải chỉ để phục vụ cho việc bổ nhiệm, mà còn để các cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đào tạo, bồi dưỡng và quy hoạch nguồn cán bộ và bản thân cán bộ, công chức phấn đấu, đạt tiêu chuẩn. Qua đó, xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu cầu xây dựng một nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, năng động, minh bạch, hiệu quả, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.
Đối với những người trẻ tuổi thì sẽ không có trở ngại gì vì cơ quan có thẩm quyền quản lý phải có trách nhiệm tạo điều kiện để hoàn thành đủ các tiêu chuẩn quy định. Mặt khác, chính các quy định này còn tạo động lực cho lớp trẻ phấn đấu tự khẳng đinh mình.
Là cơ quan soạn dự thảo này, Bộ Nội vụ có liên hệ thực tế ngay trong cơ quan mình để đưa ra những tiêu chuẩn phù hợp và khả thi không?
Khi xây dựng dự thảo này, chúng tôi cũng phải tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung cũng như nghiên cứu yêu cầu của đất nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Đặc biệt, ý kiến tham gia của các bộ, ngành, địa phương và các nhà khoa học, nhà quản lý đóng góp cho dự thảo luôn được chúng tôi quan tâm nghiên cứu và tiếp thu để hoàn thiện.
Bộ Nội vụ cũng đang chuẩn bị tổ chức một số cuộc hội thảo để trao đổi, thảo luận về các vấn đề còn có ý kiến khác nhau để hoàn thiện, bảo đảm tính khả thi trước khi trình các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Chúng tôi mong muốn nhận được nhiều ý kiến phản biện của các cơ quan, tổ chức, các nhà quản lý, nhà khoa học và nhân dân để hoàn thiện dự thảo.
Theo VNN
Không có tham nhũng trong dự án triệu "đô" điện mặt trời Bộ trưởng - Chủ nhiệm UB Dân tộc Giàng Seo Phử thông tin, đã cho thanh tra dự án điện mặt trời sử dụng vốn vay ODA. Có hiện tượng cột ăng ten phơi mưa nắng nhưng không gây thất thoát, lãng phí, cũng không có tham nhũng ở đây. Chủ nhiệm UB Dân tộc là Bộ trưởng tham gia trong chương trình...