Cam Ranh, Việt Nam với “ván cờ siêu cường“

Theo dõi VGT trên

Vịnh Cam Ranh sẽ có thể trở thành phương tiện tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và tạo điều kiện cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á như là đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Vịnh Cam Ranh có vai trò hoàn hảo với chiến lược “địa điểm chứ không phải căn cứ quân sự” của Lầu Năm Góc…

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 1

Quân cảng Cam Ranh của Việt Nam

Chuyên gia Mỹ “định vị” Việt Nam trong ván cờ siêu cường

Việt Nam bị buộc phải theo nhà Hán vào năm 111 TCN. Từ đó trở đi, Việt Nam luôn bị phương bắc đô hộ hoặc ở trong tình trạng chư hầu trong gần 1.000 năm. Sau đó, các triều đại Việt như Lý, Trần, Lê đã chiến đấu chống lại sự kiểm soát từ phương bắc, đẩy lùi quân xâm lược đông hơn gấp nhiều lần. “Ảnh hưởng của Trung Hoa tới Việt Nam thể hiện trong mọi lĩnh vực văn hóa, xã hội và chính quyền, từ đôi đũa của người nông dân đến cây bút lông của các chí sĩ và quan lại”, Keith Weller Taylor của Đại học Cornell đã viết như vậy trong cuốn The Birth of Vietnam (tạm dịch: Sự ra đời của nước Việt Nam) năm 1983.

Quả thực, văn học Việt Nam thấm đẫm các di sản cổ điển Trung Hoa: Chữ Hán từng là ngôn ngữ của tầng lớp trí thức Việt Nam, cũng giống như châu Âu từng dùng tiếng Latin. Tuy nhiên trải qua tất cả những điều đó, văn hóa dân gian Việt Nam vẫn giữ được sự độc đáo hơn so với văn học bác học. Theo như chuyên gia Victor Lieberman từ Đại học Michigan Đông Nam Á giải thích: “Trong giới trí thức bấy giờ, các quy tắc của Trung Hoa được áp dụng phổ biến đến mức những nguồn gốc lạ lẫm trở nên không thích hợp”.

Mong muốn mãnh liệt của người Việt Nam được độc lập với Trung Quốc được tăng cường hơn trong quá trình tiếp xúc với người Chăm và người Khmer ở phía nam, những dân tộc chịu ảnh hưởng bởi văn hóa Ấn Độ thay vì nền văn minh Trung Hoa. Mặc dù có sự tương đồng khá lớn với Trung Quốc, người Việt Nam vẫn giữ sự kiêu hãnh về những khác biệt nho nhỏ và điều này khiến các sự kiện từ quá khứ trở nên mạnh mẽ, sâu sắc hơn.

“Những chiến thắng trước Trung Quốc và người Chăm ở phía nam đã giúp Việt Nam xây dựng một bản sắc riêng – một quá trình dài mà Trung Quốc không lúc nào để Việt Nam được yên, cho đến tận thời kỳ hiện đại. Năm 1946, Quốc Dân Đảng đã cấu kết với thực dân Pháp để quân Tưởng Giới Thạch xuống thay thế quân Pháp ở miền bắc Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình “không bao giờ chịu hết cừu hận Việt Nam”, học giả Templer đã viết như vậy. Ngoài việc xua 100.000 quân tấn công Việt Nam năm 1979, Đặng Tiểu Bình còn thực thi chính sách thâm hiểm khiến Việt Nam “c.hảy m.áu” bằng cách đẩy Việt Nam vào cuộc chiến du kích ở Campuchia.

Nhưng hiện nay, khi vấn đề đường biên giới trên bộ – nguyên nhân của các cuộc xung đột- đã phần lớn được giải quyết thì cuộc tranh giành mang đậm chủ nghĩa dân tộc ở châu Á lại chuyển sang diễn ra trên Biển Đông. Với gần 2.000 dặm đường bờ biển ở Biển Đông, Việt Nam bỗng nhiên rơi vào giữa vở kịch lịch sử và địa chính trị có thể sẽ bi tráng tương đương với những cuộc chiến tranh trên bộ vào cuối thế kỷ XX.

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 2

Đá Chữ Thập sau khi được cải tạo thành đảo nhân tạo có diện tích lớn nhất Trường Sa với một đường băng dài 3km và các nhà chứa máy bay

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 3

Cận cảnh một phần Đá Chữ Thập đã bị Trung Quốc bồi lấp, xây đảo nhân tạo trái phép

Video đang HOT

Biển Đông nối liền Ấn Độ Dương với Tây Thái Bình Dương, kết nối các tuyến đường biển quốc tế qua các eo biển Malacca, Sunda, Lombok và Makassar. Hơn một nửa lượng hàng hóa vận chuyển hàng năm trên thế giới và giao thông hàng hải toàn cầu đi qua những điểm huyết mạch này. Lượng dầu vận chuyển từ Ấn Độ Dương qua eo biển Malacca, trên đường đến Đông Á đi qua Biển Đông gấp 3 lần lượng dầu vận chuyển qua kênh đào Suyez và gấp 15 lần lượng dầu vận chuyển qua kênh đào Panama. 2/3 nguồn cung cấp năng lượng cho Hàn Quốc, gần 60% nguồn cung cấp năng lượng cho Nhật Bản và Đài Loan và khoảng 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông. Biển Đông cũng có lượng tích trữ lên đến 7 tỷ thùng dầu và khoảng 900 nghìn tỷ feet khối khí đốt tự nhiên. Nếu tính toán của Trung Quốc rằng Biển Đông có trữ lượng 130 tỷ thùng dầu là chính xác thì Biển Đông sẽ có trữ lượng dầu lớn hơn bất kỳ nơi nào trừ Ả rập Xê út.

Biển Đông có hơn 200 đảo nhỏ, bãi đá và rặng san hô, trong số đó chỉ hơn 30 thực thể địa lý nổi trên mặt nước. Đây đều là đối tượng của những tranh chấp lãnh thổ địa chính trị gay gắt và phức tạp với số lượng ngày càng tăng lên. Vào giữa năm 2010, Trung Quốc khuấy động cả khu vực khi gọi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”. Trung Quốc đã yêu sách toàn bộ những gì nằm trong khu vực mà nước này coi là “đường lịch sử” và đ.ánh dấu trên bản đồ bằng cái gọi là “đường chín đoạn” ngang ngược – một đường vòng cung hình lưỡi bò bao trọn tất cả các đảo từ đảo Hải Nam cách Trung Quốc 1.200 dặm về phía nam đến gần Singapore và Malaysia. Đây là trung tâm của toàn bộ Biển Đông. Kết quả của tuyên bố bành trướng hung hăng này là tất cả các quốc gia ven biển đều chống lại Trung Quốc. Họ cũng ngày càng quay sang Mỹ để giành lấy sự ủng hộ về mặt quân sự và ngoại giao.

“Đường biên giới trên bộ không còn là vấn đề quan trọng với chúng tôi nữa khi so sánh với Biển Đông”, ông Nguyễn Duy Chiến, Phó Chủ tịch Ủy ban Biên giới quốc gia khi đó cho hay. Khi chúng tôi gặp ông ở văn phòng bày trí hết sức giản dị của ông, ông Chiến đang vận bộ complet màu xám và tiếp đón tôi theo phong cách đặc trưng của người Việt Nam khiến tôi nhớ tới ấn tượng của chính khách Singapore Lý Quang Diệu, về các nhà lãnh đạo Việt Nam những năm 1970 là vô cùng nghiêm túc và trọng Nho giáo. Cuộc gặp bắt đầu và kết thúc rất đúng giờ. Ông Chiến cho chúng tôi xem một bài thuyết trình hết sức chi tiết, phê phán tham vọng bành trướng ở Biển Đông từ mọi góc độ.

Ông Chiến cho hay 1/3 dân số Việt Nam sống ở ven biển và lĩnh vực biển chiếm 50% GDP của đất nước. Việt Nam có chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý trên Biển Đông. Đây chính là vùng đặc quyền kinh tế được Công ước của Liên Hợp quốc về Luật Biển công nhận. Ông Chiến giải thích rằng Việt Nam và Trung Quốc đã giải quyết được phần lớn các vấn đề ở Vịnh Bắc Bộ bằng cách chia đôi khu vực vịnh. Ông Chiến quả quyết: “Nhưng chúng tôi không thể chấp nhận “đường lưỡi bò”. Trung Quốc nói rằng khu vực này đang trong tranh chấp. Chúng tôi không công nhận điều đó. “Đường lưỡi bò” đã xâm phạm đến chủ quyền của 5 quốc gia”.

Sau đó ông Chiến cho tôi xem một loạt các bản đồ trên máy tính của ông và kể lại lịch sử lâu đời của dân tộc: “Khi quân Minh xâm lược Việt Nam vào thế kỷ XV, họ không chiếm đóng trên quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Nếu những quần đảo này thuộc về Trung Quốc, tại sao nhà Minh không vẽ trên bản đồ? Vào đầu thế kỷ XX, nếu như hai quần đảo này thuộc về Trung Quốc thì tại sao nhà Thanh lại lờ chúng đi ?”.

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 4

Trung Quốc đã triển khai trái phép các công trình quân sự và chiến đấu cơ J-11B tới đảo Phú Lâm trên quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam

Vào năm 1933, Pháp đưa quân đến quản lý hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, ông Chiến nêu rõ rằng những quần đảo này thuộc về Đông Dương thuộc Pháp, do đó bây giờ chúng phải thuộc về Việt Nam. Ông cũng bổ sung rằng vào năm 1956 và năm 1988, Trung Quốc sử dụng vũ lực để chiếm lấy các đảo đá trong quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền của Việt Nam). Cuối cùng, ông Chiến cho tôi xem một slide hình ảnh nhà thờ Santa Maria del Monte ở Italy đang giữ một ghi chép địa lý từ năm 1850 với một trang rưỡi giải thích quần đảo Hoàng Sa thuộc về Việt Nam ra sao.

Người Việt Nam nhắc đi nhắc lại với tôi rằng Biển Đông không chỉ là khu vực tranh chấp lãnh thổ, nó còn là nơi giao nhau của thương mại hàng hải toàn cầu, là khu vực hết sức quan trọng đối với nhu cầu năng lượng của Hàn Quốc và Nhật Bản và là nơi mà một ngày nào đó Trung Quốc có thể kiểm tra sức mạnh của Mỹ ở châu Á. Việt Nam thực sự nằm ở trung tâm lịch sử và văn hóa của khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương – cái tên mà các nhà hoạch định chính sách của chính quyền Obama gọi khu vực Ấn Độ và Đông Á.

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 5

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta từng đến thăm Cam Ranh

Không gì minh họa mong muốn của Việt Nam trở thành một nhân tố lớn trong khu vực hơn việc nước này gần đây đã mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo tuyệt tác. Một chuyên gia quốc phòng phương Tây ở Hà Nội nói với tôi rằng thương vụ tương đối tốn kém với Việt Nam khi phải bỏ ra một khoản kinh phí không nhỏ để duy trì những tàu ngầm này. Quan trọng hơn, chuyên gia cho rằng người Việt Nam sẽ phải huấn luyện các thủy thủ để sử dụng chúng – một công việc phải đào tạo cả một thế hệ mới. “Để đối phó với tàu ngầm đối thủ, họ nên tập trung vào tác chiến chống tàu ngầm và bảo vệ ven biển”. Rõ ràng người Việt Nam đã mua những chiếc tàu ngầm này để khẳng định rằng “Chúng tôi đang rất nghiêm túc”.

Thỏa thuận tàu ngầm trị giá nhiều tỷ USD với Nga này bao gồm cả 200 triệu USD chi phí xây dựng cơ sở bảo dưỡng, nâng cấp cảng Cam Rang – một trong những cảng nước sâu tốt nhất Đông Nam Á, khống chế các tuyến đường hàng hải ở Biển Đông và từng là một căn cứ vận hành lớn của quân đội Mỹ trong cuộc chiến tranh Việt – Mỹ. Người Việt Nam đã tuyên bố mục đích của họ là để Vịnh Cam Ranh luôn sẵn sàng chào đón hải quân các nước ghé thăm.

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 6

Việt Nam đã khai trương cảng quốc tế Cam Ranh và tiếp đón tàu hải quân nhiều nước ghé thăm

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 7

Tàu ngầm Kilo và chiến hạm Gepard của hải quân Việt Nam trên vịnh Cam Ranh

Cam Ranh, Việt Nam với ván cờ siêu cường - Hình 8

Tàu ngầm Kilo của hải quân Việt Nam

Ian Storey, một nhà nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Đông Nam Á ở Singapore đã nhận định Vịnh Cam Ranh sẽ có thể trở thành phương tiện tăng cường hợp tác quốc phòng với Mỹ và tạo điều kiện cho sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đông Nam Á như đối trọng với một Trung Quốc đang trỗi dậy. Vịnh Cam Ranh có vai trò hoàn hảo với chiến lược “địa điểm chứ không phải căn cứ quân sự” của Lầu Năm Góc. Theo đó các tàu bè và máy bay Mỹ có thể thường xuyên ghé thăm các t.iền đồn quân sự nước ngoài để sữa chữa và tiếp tế mà không cần sự sắp xếp chính thức và nhạy cảm về mặt chính trị.

Quan hệ đối tác chiến lược Việt – Mỹ trên thực tế đã được tuyên bố vào tháng 7/2010 tại Diễn đàn khu vực Đông Nam Á họp tại Hà Nội, khi Ngoại trưởng Hillary Clinton đã tuyên bố rằng Mỹ có lợi ích quốc gia ở Biển Đông và Mỹ sẵn sàng tham gia vào các nỗ lực đa phương để giải quyết các tranh chấp lãnh thổ tại đây. Theo bà Hillary, các yêu sách lãnh hải phải dựa trên cơ sở các thực thể trên mặt đất, khái niệm thềm lục địa đã bị cái gọi là “đường lịch sử” của Trung Quốc xâm phạm. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì khi ấy đã gọi bài phát biểu của bà Hillary “thực sự là một cuộc tấn công Trung Quốc”. Thế nhưng các quan chức Mỹ đã nhún vai trước lời bình luận của ông Dương Khiết Trì.

Theo Viettimes

Mỹ tiếp tục kêu gọi tuân thủ phán quyết từ PCA

Ngoại trưởng Mỹ cho rằng, phán quyết từ PCA là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines.

Reuters ngày 31/8 đưa tin, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã lên tiếng kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS 1982) và nói rằng, sẽ không có giải pháp quân sự cho tranh chấp ở Biển Đông.

Mỹ tiếp tục kêu gọi tuân thủ phán quyết từ PCA - Hình 1

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry.

Tuyên bố của Ngoại trưởng Mỹ được đưa ra khi ông đang có chuyến thăm kéo dài 3 ngày tới Ấn Độ và đồng chủ trì Đối thoại Thương mại và Chiến lược giữa hai nước.

Ngày 12/7, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển đã ra phán quyết cho rằng, Trung Quốc không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào để tuyên bố "quyền lịch sử" đối với những tài nguyên biển trong cái gọi là "đường lưỡi bò" do Bắc Kinh đơn phương vẽ ra ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Mỹ nói với các sinh viên ở New Delhi: "Mỹ tiếp tục kêu gọi Trung Quốc và Philippines tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế - đó là phán quyết cuối cùng có tính ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả hai bên".

Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với gần như toàn bộ diện tích ở Biển Đông - nơi có tuyến đường giao thương hàng hải "bận rộn" bậc nhất trên thế giới.

Bắc Kinh thậm chí còn đe dọa sẽ tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tuyên bố chủ quyền phi pháp của họ ở Biển Đông và rằng, những hành động mà họ tiến hành ở Biển Đông, bao gồm cả việc cải tạo đảo quy mô lớn là vì mục đích hòa bình.

Trung Quốc cũng đổ lỗi cho Mỹ và các đồng minh trong khu vực, chẳng hạn như Nhật Bản và Australia đang "đổ thêm dầu vào lửa" làm căng thẳng trong khu vực gia tăng.

Mỹ và Nhật Bản không ít lần tuyên bố rằng, họ không có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, không đứng về bên nào trong tranh chấp nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế và ưu tiên hàng đầu là bảo đảm tự do hàng hải ở Biển Đông.

Trong tuyên bố được đưa ra khi có mặt ở Ấn Độ, Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục khẳng định sự ủng hộ đối với các nỗ lực ngoại giao để giải quyết tranh chấp lãnh thổ.

"Chúng tôi quan tâm đến việc không thổi bùng ngọn lửa xung đột mà thay vào đó khuyến khích các bên giải quyết tranh chấp cũng như yêu sách của mình dựa trên khuôn khổ luật pháp quốc tế và thông qua con đường ngoại giao", ông Kerry nói.

Trước đó, trong tuyên bố chung Mỹ - Ấn Độ được công bố ngày 30/8 sau các cuộc hội đàm về an ninh giữa quan chức của hai nước, Mỹ và Ấn Độ tái khẳng định tầm quan trọng của việc đảm bảo tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông.

Tuyên bố nhấn mạnh rằng, các quốc gia nên giải quyết tranh chấp thông qua các biện pháp hòa bình, kiềm chế và tự kiềm chế trong việc tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm tình hình hoặc leo thang căng thẳng, ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định trong khu vực./.

Theo VOV

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Thị trấn 'đẹp như tranh vẽ' bán đất với giá chỉ bằng một cốc cà phê
04:27:22 01/07/2024
Máy bay rơi xuống đường cao tốc ở Pháp
14:38:18 01/07/2024
Bài học từ hình mẫu đối phó với tình trạng suy giảm dân số ở Trung Quốc
20:20:26 02/07/2024
Pakistan: 18 người bị thương trong vụ nổ tại lễ cưới
04:55:03 01/07/2024
Chuyến thăm Kiev đầu tiên của Thủ tướng Hungary kể từ xung đột Nga - Ukraine
16:32:38 02/07/2024
Chuyên gia pháp lý: Ông Trump 'vẫn chiến thắng' dù có được quyền miễn trừ của tổng thống hay không
06:42:43 02/07/2024
Nhật Bản ra mắt mũ bảo hiểm được làm từ vỏ sò và nhựa tái chế
22:02:09 01/07/2024
Báo Mỹ giải mã 'cơn sốt' cà phê muối Việt Nam trên toàn thế giới
19:41:08 02/07/2024

Tin đang nóng

Vụ nữ tài xế say xỉn: mất 5 giây khiến 2 người ra đi, lộ tình tiết gây bức xúc
16:38:23 02/07/2024
Chồng thiếu gia "mê" Midu đến nỗi không rời vợ nửa giây, trước mặt mọi người mà đôi tay vô thức làm hành động này
16:54:45 02/07/2024
Chồng đại gia của Minh Hằng là ai và tại sao được vợ giấu kín?
16:57:21 02/07/2024
Phương Lê bênh vực Vũ Luân, phản pháo phía con gái Vũ Linh và chị Ni?
16:21:42 02/07/2024
Giọt nước mắt của Ronaldo và luật bất thành văn của tuyển Bồ Đào Nha
19:02:29 02/07/2024
Choi Tae Joon: Mỹ nam khiến Park Shin Hye mê mệt lấy làm chồng, bạn thân Seungri
16:05:02 02/07/2024
Diệp mất tích giống Phanh nè hậu bị Chưa Biết tung ghi âm thừa nhận ngoại tình
17:01:49 02/07/2024
Sếp nhờ đến nhà lấy tài liệu, vừa đến cửa tôi c.hết sững khi thấy con sếp y đúc con mình, biết được sự thật phía sau mà ngã ngửa
16:30:40 02/07/2024

Tin mới nhất

Kinh tế Eurozone ghi nhận dấu hiệu tích cực

21:31:32 02/07/2024
Con số này cho thấy lạm phát đang tiến gần đến mục tiêu 2% - mức mà Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) coi là lý tưởng để vừa đảm bảo tăng trưởng kinh tế, vừa ổn định giá cả.

Hai quốc gia Đông Nam Á sẵn sàng cử lực lượng gìn giữ hòa bình đến Gaza

21:07:23 02/07/2024
Malaysia và Indonesia đã tham gia tích cực vào các nỗ lực gìn giữ hòa bình. Tính đến cuối tháng 4, Malaysia có 862 nhân sự tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của LHQ. Trong khi đó, Indonesia có 2.715 nhân sự.

Lý do một thành viên NATO đột nhiên muốn gia nhập BRICS

21:00:55 02/07/2024
Vấn đề này cũng đã được thảo luận trong cuộc họp của các bộ trưởng ngoại giao BRICS tại Nizhny Novgorod, có sự tham dự của nhà ngoại giao hành đầu Thổ Nhĩ Kỳ. Mong muốn gia nhập BRICS của Thổ Nhĩ Kỳ không hoàn toàn mới.

Ra mắt pin xe điện chỉ cần 5 phút để sạc gần đầy

20:26:14 02/07/2024
Đối với các mẫu xe điện hiện có trên thị trường, thời gian sạc lâu là nhược điểm lớn. Điều này kéo dài thời gian di chuyển của các chuyến đi và gây bất tiện cho những chủ xe chưa thể sạc đủ pin ô tô tại nhà.

Australia trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới cấm đá nhân tạo

20:14:00 02/07/2024
Ông Zack Smith - Thư ký Quốc gia của Liên minh Công nhân Xây dựng, Lâm nghiệp và Hàng hải (CFMEU) - ca ngợi quyết định này của chính phủ, cho rằng lệnh cấm sẽ cứu mạng sống của các công nhân xây dựng tại Australia.

Giới chức Australia lo ngại giới trẻ bị cực đoan hóa do môi trường trực tuyến

20:01:37 02/07/2024
Tại Australia, hiện có nhiều chương trình hỗ trợ của các tổ chức nhằm giúp các gia đình ứng phó với những thanh thiếu niên và người trưởng thành quan tâm đến chủ nghĩa cực đoan bạo lực.

Dịch cúm gia cầm gây thiếu hụt trứng gà tại Australia

19:48:41 02/07/2024
Gần 10% số gà mái đẻ trứng ở Australia đã chịu ảnh hưởng của dịch này. Chính quyền khẳng định đã ngăn chặn virus thành công, song một số nhà bán lẻ đã đặt ra giới hạn về số lượng trứng khách hàng có thể mua.

Các hãng xe điện Trung Quốc để mắt đến thị trường Đông Nam Á

19:45:18 02/07/2024
Tại triển lãm ô tô ở Jakarta vào tháng 5, các hãng ô tô điện Trung Quốc cho biết sẽ ra mắt thêm nhiều mẫu xe hấp dẫn người tiêu dùng Indonesia.

Nhật Bản giới thiệu mô hình 'trái tim sống' đầu tiên trên thế giới

19:38:08 02/07/2024
Theo kế hoạch, mô hình trái tim sống iPS sẽ được trưng bày tại khu vực PASONA NATUREVERSE của Tập đoàn Pasona, trong khuôn khổ Triển lãm EXPO 2025 ở thành phố Osaka.

Lào thông qua 13 văn bản Luật tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa IX

19:35:29 02/07/2024
Ban Chuyên trách xây dựng dự thảo luật đã tiến hành hoàn thiện nội dung theo ý kiến của các đại biểu và biểu quyết thông qua các luật với đa số số phiếu tán thành.

Thủ tướng Australia từ chối lời mời dự Hội nghị thượng đỉnh NATO

19:33:23 02/07/2024
Hội nghị thượng đỉnh NATO lần thứ 75 dự kiến thông qua kế hoạch để NATO lãnh đạo việc hỗ trợ và huấn luyện an ninh cùng cam kết viện trợ tài chính dài hạn cho Ukraine.

Tìm thấy 2 cháu bé bị lạc hơn 3 ngày ở Sa Pa

16:56:16 02/07/2024
Tuy nhiên rất may, hai cháu bé không ra suối bắt cá mà rủ nhau đến Trường Tiểu học Lao Chải chơi, sau đó trèo lên trần tầng 3 và bị mắc kẹt, không xuống được.

Có thể bạn quan tâm

Ronaldo bị sỉ nhục, gây làn sóng phẫn nộ

Sao thể thao

00:09:53 03/07/2024
Phút cuối cùng của hiệp phụ đầu tiên, Ronaldo đứng trước cơ hội lớn giúp Bồ Đào Nha khai thông thế bế tắc sau khi Diogo Jota mang về quả phạt đền cho Bồ Đào Nha.

Bí kíp pha chế trà sữa matcha đậm vị, thơm ngon cực đơn giản

Ẩm thực

23:54:01 02/07/2024
Hương matcha đậm đà kết hợp cùng vị béo ngậy và ngọt của sữa tạo nên một ly trà sữa matcha ngon tuyệt, kích thích mọi giác quan.

5 ưu điểm vượt trội của sữa rửa mặt dạng bọt chị em nên biết

Làm đẹp

23:45:28 02/07/2024
Lớp bọt mịn màng giống như một dụng cụ massage tự nhiên giúp kích thích lưu thông m.áu dưới da. Điều này giúp cung cấp dưỡng chất và oxy tốt hơn cho các tế bào da, giúp da trở nên tươi sáng và khỏe mạnh hơn.

Chiêu lừa trên không gian mạng khiến 282 lượt khách mất t.iền từ thẻ tín dụng

Pháp luật

23:43:30 02/07/2024
Ngày 1/7, kết thúc phiên tòa sơ thẩm, TAND tỉnh Phú Yên đã tuyên phạt 5 bị cáo về tội Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.

Chia sẻ bất ổn của Quỳnh Lương gây xôn xao

Sao việt

23:36:48 02/07/2024
Vào ngày 31/5 vừa qua, nữ diễn viên sinh năm 1995 đã bộc bạch cho biết bản thân đang có tâm trạng không tốt, gặp nhiều vấn đề khó khăn trong nhóm chat trên Instagram.

Sao nam sốc vì fan cuồng đột nhập vào nhà chụp trộm, cưỡng hôn

Sao châu á

23:04:16 02/07/2024
Cựu thành viên TVXQ Kim Jaejoong tiết lộ trải nghiệm kinh hoàng với những người hâm mộ đã xâm phạm nhà riêng của anh.

Ngoài kênh đào nổi tiếng, Panama còn có phố cổ, khu bảo tồn thiên nhiên xanh mát

Du lịch

22:56:21 02/07/2024
Panama, đất nước nổi tiếng với kênh đào Panama kỳ vĩ, không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá lịch sử và kỹ thuật.

Quyền Linh xót xa cho cô gái Nhật đến 'Bạn muốn hẹn hò' nhưng bị từ chối

Tv show

22:54:28 02/07/2024
Cô gái Nhật U.40 khiến Quyền Linh - Ngọc Lan thích thú khi đến chương trình Bạn muốn hẹn hò tìm bạn trai. Tuy nhiên, sau quá trình tìm hiểu, cô bị từ chối hẹn hò với lý do khác biệt văn hóa và ngôn ngữ.

Bùi Lý Thiên Hương, Bích Tuyền và loạt 'người quen' tại Miss Grand Vietnam 2024

Người đẹp

22:49:47 02/07/2024
Với kinh nghiệm trình diễn dày dạn, dàn người đẹp như Bùi Lý Thiên Hương, Lâm Thị Bích Tuyền... được đ.ánh giá cao khi trở lại đường đua Miss Grand Vietnam 2024.

Bên trong bữa tiệc sinh nhật hoành tráng mừng t.uổi 40 của Khloé Kardashian

Sao âu mỹ

22:46:58 02/07/2024
Em gái Kim siêu vòng 3 đã có bữa tiệc sinh nhật hoành tráng bên cạnh gia đình, bạn bè và nhiều ngôi sao nổi tiếng.

4 con giáp sẽ 'tắm' trong phú quý, của nả chẳng phải lo trong 7 ngày tới

Trắc nghiệm

22:14:58 02/07/2024
Do công việc thuận lợi nên vận trình tài lộc của t.uổi Mùi đã dồi dào ngay từ những ngày đầu tuần, thu được không ít t.iền bạc về tay.