Cam Ranh có nằm trong dự định xây binh đoàn chiến dịch của Nga?
Tư lệnh Hải quânNgathấy cần thiết phải triển khai một binh đoàn chiến dịch hoạt động thường xuyên ở hai đại dương – Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Căn cứ vịnh Cam Ranh, Việt Nam thời kỳ Liên Xô
Tờ “Phương Đông” Trung Quốc dẫn lời ông Viktor Chirkov, Tổng tư lệnh Hải quân Nga ngày 17/3 cho biết, khi cần thiết Hải quân Nga sẽ cân nhắc triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ông Chirkov nói: “Hải quân chúng ta từng có kinh nghiệm xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu cần, chúng ta sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ và Tổng thống triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở đó”. Phát biểu “từng xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương” của ông Chirkov chính là chỉ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương là Hải quân Viễn Đông Nga, nhiệm vụ là bảo vệ biên giới Đông Á của Liên Xô và Nga sau này, nó được cho là căn cứ chủ yếu để bảo đảm lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Binh lực chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai ở 2 khu vực trọng yếu chiến lược là bán đảo Kamchatka và Primorsky Krai.
Video đang HOT
Thời kỳ đỉnh cao của Hạm đội Thái Bình Dương là vào thập niên 70 của thế kỷ 20, tổng binh lực đạt 130.000 quân, sở hữu khoảng 700 tàu chiến các loại. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, sự phát triển của Hạm đội Thái Bình Dương chuyển sang giai đoạn suy yếu.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
Thiếu tướng Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hóa Hải quân Trung Quốc cho rằng, lần này Nga có kế hoạch tái triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên – sẽ có khả năng tấn công rất mạnh.
Doãn Trác cho rằng: “Hiện nay, họ lấy biên đội tàu tuần tra, tàu khu trục làm hạt nhân, chẳng hạn tàu tuần dương động cơ hạt nhân, tàu này kết hợp với tàu tuần dương và tàu khu trục khác sẽ hình thành một biên đội tàu tuần dương-tàu khu trục, khả năng tấn công của nó tương đối mạnh.
Ngoài ra, họ còn có rất nhiều máy bay trực thăng có khả năng săn ngầm, trên thực tế cũng không thể loại trừ họ vẫn còn có một số tàu ngầm hạt nhân tấn công thường trú, tàu ngầm này trước đây từng triển khai dài ngày ở bờ biển phía tây nước Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga phân ra làm 2 loại, một loại là tàu ngầm hạt nhân tấn công chống tàu sân bay, còn loại kia là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình. Hai loại tàu ngầm này tạo ra mối đe dọa to lớn đối với Hải quân Mỹ, đây cũng là lực lượng được Nga triển khai lâu dài ở khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương, nhưng khả năng chủ yếu triển khai tàu chiến mặt nước là lớn hơn”.
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga
Theo vietbao
Đại sứ Italy bị cấm rời Ấn Độ
Tức giận vì Italy không đảm bảo cam kết trao hai lính thủy đánh bộ đang bị cáo buộc sát nhân ở Ấn Độ, Toàn án tối cao ở New Delhi ra lệnh cấm đại sứ Italy rời Ấn Độ.
Chính phủ Ấn Độ còn hoãn việc điều đại sứ mới Basant Kumar Gupta sang Rome nhận nhiệm vụ, đồng thời xem xét lại mối quan hệ với Italy trong các mặt ngoại giao, thương mại và quốc phòng.
Nguồn cơn của căng thẳng này xuất phát từ việc hai lính thủy đánh bộ Italy bắn chết hai ngư dân Ấn Độ hồi năm ngoái. Vụ việc xảy ra ở ngoài khơi phía tây nam Ấn Độ khi tàu đánh cá tiến sát một tàu chở dầu của Italy mà họ có nhiệm vụ đi bảo vệ. Hai lính thủy nói rằng họ nhầm tưởng những người đánh cá là cướp biển.
Hai binh sĩ Massimiliana Lattore và Salvatore Girone, đang bị buộc tội giết hại hai ngư phủ Ấn Độ, được Tòa tối cao cho phép trở về Italy từ ngày 22/2 để tham gia bỏ phiếu trong cuộc bầu cử. Họ phải quay lại Ấn Độ trong vòng 4 tuần kể từ đó.
Italy đòi hai lính thủy đó phải được xét xử tại nước mình vì vụ xả súng đó liên quan đến tàu có treo quốc kỳ Italy và xảy ra trên hải phận quốc tế. Tuy nhiên, Ấn Độ nói rằng vụ án xảy ra trong vùng biển thuộc quyền tài phán của mình.
Nay khi Italy, thông qua đại sứ, thông báo cho tòa án biết rằng họ từ chối lời bảo đảm trao hai lính thủy đánh bộ cho phía Ấn Độ, tòa án tối cao Ấn ra lệnh cấm đại sứ Italy rời đất nước Nam Á. Tất cả các cửa khẩu của Ấn Độ được báo động phải chặn không cho đại sứ Italy rời đi. Quan chức chính phủ cho biết quyết định này sẽ được Bộ Nội vụ thực hiện.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Ấn Độ cho biết: "Toàn bộ các cuộc tiếp xúc của chúng tôi" với Italy đang được xem xét lại. Ông nói Italy phải "tôn trọng và thực thi" những thỏa thuận giữa họ với Tòa án tối cao Ấn Độ. Tòa cho rằng ông đại sứ không được rời đi cho đến ngày 2/4, khi phiên xử các binh sĩ được nối lại.
Đáp lại, Italy tuyên bố không ai có quyền ngăn cản sự đi lại của viên đại sứ vì những việc làm như vậy sẽ vi phạm luật miễn trừ ngoại giao của Công ước Vienna.
Theo vietbao
Lính tàu ngầm VN: 30 năm nhìn lại Sau 30 năm, ký ức về năm tháng Hải đội tàu ngầm 182 huấn luyện, học tập bên Liên Xô vẫn nguyên vẹn đối với những chàng thủy thủ. Những tiếng cười lẫn giọng nói hào sảng. Những thủy thủ Hải đội tàu ngầm 182 từ 30 năm trước lại có cuộc họp mặt trong lễ mừng đám cưới cậu con trai của...