Cảm phục nghị lực của cô học trò mồ côi
Ở trường THPT Gio Linh (huyện Gio Linh, Quảng Trị) có một học sinh mà nhắc đến tên ai cũng thương mến vì nghị lực vượt khó. Mồ côi cả cha lẫn mẹ khi còn nhỏ, em đã vượt qua mọi khó khăn vất vả, sống tự lập một mình và luôn cũng là HS khá, giỏi.
Đó là em Dương Hồng Nghĩa (sinh năm 1995) ở thôn Lại An, xã Gio Mỹ, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị, hiện là học sinh lớp 11B5 trường THPT Gio Linh. Ấn tượng mà chúng tôi nhận thấy khi gặp em đó là một nụ cười tươi, khuôn mặt phúc hậu, đặc biệt là đôi mắt đầy tự tin. Thế nhưng, ở trong em lại ẩn chứa một nỗi mất mát quá lớn. Khi em bước vào lớp 6, người bố thân yêu đã từ giã cõi đời sau một cơn bạo bệnh. Những tưởng đó là nỗi đau lớn nhất trong đời của em. Vậy mà, năm em lên lớp 8, người mẹ lại bỏ em ra đi mãi mãi, em trở thành cô bé mồ côi cả cha lẫn mẹ khi chưa bước qua tuổi 15, cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới. Kể từ đó, em phải một mình bươn chải, tự lập một mình giữa dòng đời.
Còn lại một mình, em Hồng Nghĩa phải chịu đựng bao cực khổ nhọc nhằn, phải bươn chải mưu sinh để có tiền đóng học phí và trang trải cuộc sống hằng ngày. Một buổi đi học, một buổi em đi làm thuê. Bất cứ mùa nắng hay mùa mưa, miễn có thời gian là em lại tranh thủ đi làm thuê. Ai thuê gì em cũng làm miễn sao kiếm được tiền ăn học. Những lúc đi làm về muộn, em đành nhịn đói để đến lớp cho kịp giờ. Mỗi lúc Tết đến xuân về nhìn bạn bè cùng trang lứa cùng vui vầy bên tình thương yêu của cha mẹ em lại không cầm được nước mắt. Em chia sẻ: “Mỗi khi thấy các bạn được cha mẹ thương yêu, em cũng thèm khát có một gia đình hạnh phúc, có cha, có mẹ, nhưng với em điều đó thật quá xa vời”.
Trước cảnh Nghĩa côi cút không cha không mẹ, bà Tâm – một người hàng xóm của em nói: “Cháu Nghĩa thật tội nghiệp, từng ấy tuổi đầu mà phải mồ côi cả cha lẫn mẹ, phải tự bươn chải một mình. Nhiều lúc nhìn cháu ăn một mình, ngủ một mình thật tội quá”.
Cực khổ, vất vả là vậy, thế nhưng với Nghĩa việc học hành là quan trọng nhất. Chưa bao giờ em em sao nhãng việc học hành. Bởi theo em, chỉ có học thật giỏi thì mới mong sau này có cuộc sống khá hơn, có thể thực hiện được những ước mơ mà mình đang ấp ủ. Từ suy nghĩ ấy, càng vất vả bao nhiêu em lại càng quyết tâm học giỏi bấy nhiêu.
Cô học trò mồ côi Dương Hồng Nghĩa bên góc học tập.
Video đang HOT
Nhờ nghị lực phi thường bản thân và sự động viên giúp đỡ của thầy cô, bạn bè, trong 11 năm qua Nghĩa luôn là học sinh khá giỏi của trường, của lớp. Nói đến thành tích học tập của Nghĩa, các bạn cùng lớp đều khâm phục. Trần Thanh Long, bạn thân của Nghĩa chia sẻ: “Bạn Nghĩa học rất giỏi, năm nào bạn ấy cũng được đi thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Năm học vừa qua, bạn ấy có điểm tổng kết rất cao và không có môn nào dưới 7,5″.
Nhận xét về cô học trò chăm ngoan, học giỏi của mình, cô Nguyễn Thị Như Quỳnh – giáo viên chủ nhiệm cho biết: “Em Nghĩa là một học chăm ngoan, ham học hỏi, bạn bè và thầy cô đều yêu mến. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, mồ côi cả cha lẫn mẹ nên em gặp nhiều khó khăn trong quá trình học tập. Nhưng em là một học sinh có ý chí và nghị lực phi thường”.
Không chỉ học hỏi, chăm ngoan, Nghĩa còn là một học sinh tích cực, năng động trong các phong trào Đoàn, phong trào của lớp, luôn hoàn thành mọi nhiệm vụ do trường, lớp giao cho.
Nhờ những thành tích học tập xuất sắc cũng như những cố gắng trong các phong trào Đoàn hội, em liên tục được nhà trường, các tổ chức xã hôi, các nhà hảo tâm… trong và ngoài tỉnh tặng giấy khen, học bổng vì đã có nhiều cố gắng trong học tập và rèn luyện.
Đặc biệt, hàng năm trường trích quỹ ủng hộ, để động viên và giúp em giảm bớt phần nào khó khăn trong cuộc sống và động viên em học tập. Bên cạnh đó, Chi bộ, Công đoàn trường, lớp cũng chung tay ủng hộ về tinh thần cũng như vật chất để em tiếp tục theo học. Ngoài ra, hàng năm Quỹ Khuyến học xã Gio Mỹ cũng hỗ trợ để động viên em cố gắng học tập.
Khi nói về ước mơ của mình, Hồng Nghĩa cho biết: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi để trở thành một bác sỹ để chữa bệnh giúp người dân”.
Nhìn ánh mắt đầy tự tin với một ý chí quyết tâm cao như thế, chúng tôi thầm chúc em mai này sẽ biến ước mơ thành hiện thực.
Trần Tân Linh
Theo dân trí
"Em biết lấy tiền đâu để nhập học bây giờ?"
Bền mồ côi cha mẹ, ông nội nghèo khó chắt chiu lo cho em ăn học. Năm Bền học lớp 11 thì ông nội qua đời do bệnh nặng. Gắng gượng vượt qua nỗi đau mất mát, Bền cặm cụi học tập và đã đỗ ĐH năm nay. Nhưng với cảnh côi cút, nghèo khó hiện nay, cậu học trò quê Tiền Giang khó mà chạm tới giảng đường.
"Ông nội của em nghèo lắm nhưng vẫn ráng nuôi hai anh em ăn học. Em thương nội nên chỉ biết cố gắng học quyết tâm thi đậu đại học như nguyện ước của ông khi còn sống... Từ khi có giấy báo gọi nhập học Trường ĐH Dân lập Cửu Long, em lại không ngủ được vì lo không biết tiền đâu để đóng học phí, ...", giọng nghẹn lại, mắt đọng nước, cậu học trò mồ côi Nguyễn Thanh Bền (SN 1994, nhà ở ấp Quí Phước, xã Nhị Quí, Cai Lậy, Tiền Giang) chia sẻ.
Không may mắn như các bạn đồng trang lứa, tuổi thơ của hai anh em Nguyễn Thanh Bền (cựu học sinh lớp 12A8) và em gái là Nguyễn Thị Hồng Thơ (hiện là học sinh lớp 11A3 trường THPT Tứ Kiệt) là chuỗi ngày dài cô đơn thiếu cha mẹ, sống trong vòng tay cưu mang của ông nội.
Cha của Bền đã mất vì căn bệnh ung thư khi Bền mới lên 6 tuổi. Sớm mồ côi cha, những tưởng Bền sẽ được bù đắp tình thương từ mẹ. Thế nhưng hai năm sau, mẹ Bền đã bỏ hai anh em Bền đi lấy chồng khác. Ngôi nhà nhỏ đã vắng càng thêm vắng.
Trước cảnh khó của gia đình, Bền định bảo lưu kết quả đi làm kiếm tiền lo cho em gái học hết cấp 3.
Thương hai cháu mồ côi sớm mất cha thiếu mẹ, ông nội của em là Nguyễn Văn Kiệm (sinh năm 1932) dù tuổi cao, sức yếu vẫn ráng gánh gồng nuôi hai cháu. Lúc Bền và em gái của mình còn nhỏ thì ông nội của Bền còn khỏe, ông không nề hà bất cứ việc gì, miễn đó là công việc lương thiện để kiếm tiền nuôi hai cháu ăn học. Thế nhưng, tuổi của ông một ngày một cao, sức ông càng ngày càng yếu, lại mắc bệnh tim nên hơn 2 năm nay cả 3 ông cháu sống nhờ vào sự đùm bọc của bà con trong xóm.
Do bệnh tình nặng nên ông nội - chỗ dựa thinh thần duy nhất của hai anh em Bền đã bỏ hai anh em về cõi vĩnh hằng năm Bền học lớp 11. Từ đó hai anh em Bền đùm bọc, tự bươn chải bằng nghề lột vỏ nhãn thuê (5 kg nhãn vỏ được 1 kg nhãn thịt) để sinh sống và học tập. Dù gia cảnh khó khăn nhưng tổng kết mỗi năm học, hai anh em luôn đạt học sinh tiên tiến.
Bởi thế, bà con ở ven những lò sấy nhãn ở chợ Nhị Quí quen thuộc với hình ảnh của cậu bé nhỏ bé, đi chiếc xe đạp cũ kĩ đến lò nhãn để nhận nhãn khô về nhà lột. Nhìn cái bao nhãn to đùng, được Bền đặt lên xe và ì ạch đẩy như muốn che hết cái dáng nhỏ bé của em nên bà con thương lắm... Hôm nào có nhãn, hai anh em của Bền cũng thức đến 10 giờ đêm để lột nhãn. Ngồi cặm cụi, tần mần, tỉ mỉ cả ngày trời, hai anh em kiếm được khoảng 15.000 đồng vừa đủ để mua vài con cá biển, lọn rau cho hai anh em qua bữa.
Những nỗ lực và phấn đấu của Bền đã được đền bù xứng đáng khi mà năm em đã vượt qua nỗi đau mất ông để hoàn thành chương trình phổ thông vàđậu vào Trường ĐH Cửu Long ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với số điểm 15, 5 điểm.
"Ngày 15/10 này là em chính thức nhập học, nhưng đến bây giờ số tiền mà hai anh em dành dụm được từ sự giúp đỡ của thầy cô nhà trường và Hội Khuyến học gần đủ để đóng học phí (học kì I là 4.264.000 đồng), rồi còn tiền nhà trọ, tiền ăn, tiền đồng phục, tiền giáo trình..., em chẳng biết làm sao? Nếu em lấy tiền hết đi đóng học phí nhập học thì em gái ở nhà sẽ ăn học thế nào, tiền đâu chi tiêu? Có lẽ em phải bảo lưu kết quả rồi đi làm để kiếm tiền lo cho em gái học xong lớp 12!" - Bền ngậm ngùi chia sẻ.
Nghị lực vượt khó của hai anh em Bền làm chúng tôi hết lòng khâm phục. Tin rằng một ngày không xa, Bền và em gái của mình sẽ có được một tương lai tươi sáng như lời ông nội của hai em hằng mong ước.
Bạn đọc có thể chia sẻ với em Nguyễn Thanh Bền qua số điện thoại01674011106.
Ngô Nguyễn - Diệu Hiếu
Theo dân trí
Tặng 3.000 vé xe cho sinh viên về quê đón tết Trung tâm hỗ trợ HS-SV TP.HCM sẽ dành tặng 3.000 vé xe trị giá 1,2 tỉ đồng cho sinh viên (SV) về quê đón Tết Nguyên đán. Điều kiện là SV đang theo học tại các trường ĐH-CĐ tại TP.HCM có hộ khẩu thường trú ở các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây nguyên, Tây Nam bộ; SV là người dân tộc...