Cảm phục chàng sinh viên nghị lực cụt cả hai tay
Mặc dù không có tay nhưng Cao Huishen (19 tuổi) vẫn có thể tự học viết chữ và đi xe đạp.
Không giống như các sinh viên khác trong lớp, Cao Huishen không còn đôi tay để điều khiển chuột và bàn phím, cậu sử dụng đôi chân của mình để làm mọi việc. Câu chuyện về nghị lực của cậu sinh viên khoa Phần mềm máy tính, Viện Kỹ thuật Công nghệ ở Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc đã trở thành động lực của nhiều người.
Khi mới 8 tuổi, Cao đã gặp tai nạn liên quan tới nguồn điện trong nhà mình. Cánh tay của Cao đã bị bỏng nặng và phải cắt bỏ. Cao Huishen không thể tới trường nếu không có ai đó viết và chép bài hộ cậu. Không đầu hàng trước thảm kịch đó, Huishen đã bắt đầu tự tìm cách để có thể viết bằng đôi chân.
Trả lời tờ Chutian Jinbao, Cao nói: “Ban đầu tôi đã phải vật lộn với việc nắm chặt cây bút bằng các ngón chân, và tôi đã bị chuột rút liên tục. Sau đó, tôi đã nghĩ cách để thoát khỏi tình trạng đó. Tôi lấy một sợi dây để buộc bút vào ngón chân. Và tôi đã bắt đầu học viết một lần nữa”.
Cao Huishen sử dụng đôi chân của mình để điều khiển máy tính tại trường
Một năm sau đó, Cao Huishen đã có thể tự mình ăn uống, mặc quần áo và đi xe đạp mà không cần sự giúp đỡ của người khác. Bây giờ, tại Viện Kỹ thuật Công nghệ ở Vũ Hán, cậu đã sử dụng những ngón chân của mình để gõ bàn phím, điều khiển máy tính, và làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày. Mùa hè, Cao Huishen thức dậy từ 6 giờ 30 phút sáng đi giao báo để có tiền trang trải học phí và hỗ trợ bố mẹ. Tuy nhiên, cậu vẫn dành thời gian để tìm hiểu và chơi guitar.
Video đang HOT
Câu chuyện về nghị lực của cậu đã làm một doanh nhân địa phương tên Dong Mingzhu cảm động và đã đồng ý trả toàn bộ học phí và các chi phí sinh hoạt khác cho cậu. Đồng thời, ông Dong Mingzhu cũng hứa sẽ giúp Cao có một công việc khi cậu tốt nghiệp.
Cao cho biết: “Tôi cảm thấy câu chuyện của tôi có thể tiếp thêm sức mạnh cho nhiều người. Vì thế tôi đã có các buổi nói chuyện để khích lệ mọi người. Tôi muốn khẳng định rằng, tôi không vô dụng, tôi muốn mình là một công dân tốt có thể đóng góp cho xã hội”.
Cậu đang dùng chân để chuẩn bị cặp sách đi học
Cậu có thể làm tất cả mọi thứ ở trường mà không cần sự giúp đỡ của người khác
Với chiếc xe đạp đặc biệt này, Cao có thể điều khiển xe bằng thân của mình
Cậu có thể chơi guitar bằng đôi chân
Cậu luôn truyền cảm hứng và động lực cho mọi người trong ký túc xá của trường
Theo TTVN
Nữ sinh 2 năm bị ung thư vẫn đạt học sinh giỏi
Trương Thị Thanh Huyền lớp 11A3 bị ung thư hạch bạch huyết đã 2 năm nay, song em vẫn là học sinh giỏi 10 năm liền.
Hai năm xạ trị vẫn lạc quan, yêu đời
Trương Thị Thanh Huyền là cái tên mà ai ở trường THPT Nam Khoái Châu, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên cũng biết bởi nghị lực đấu tranh với căn bệnh ung thư hạch bạch huyết và vươn lên trong học tập.
Chúng tôi gặp Huyền khi em đã điều trị ung thư được hơn hai năm. Cảm giác đầu tiên khi đối diện Huyền là chỉ cần huých nhẹ em có thể ngã. Người dong dỏng cao, gầy gò, da xanh, đó là những gì có thể mô tả về Huyền.
Theo lời kể của bà nội, Huyền gầy đi nhiều so với khi chưa điều trị. Thế nhưng, trên môi em lúc nào cũng bắt gặp nụ cười lạc quan yêu đời.
Huyền ở với bà nội bao nhiêu năm nay, vì ba mẹ phải đi làm ăn xa
Nói chuyện với chúng tôi, Huyền không ngần ngại chia sẻ: "Em phát hiện bị ung thư hạch bạch huyết sau khi thi vào lớp 10. Trước đó do sờ vào cổ thấy nổi hạch nhưng em chỉ nghĩ nổi hạch bình thường. Lại đang trong thời gian ôn thi nên em không đi kiểm tra.
Sau khi thi xong em đi khám và được chẩn đoán là bị ung thư hạch bạch huyết. Lúc đó em rất buồn chán, hoang mang. Trong suy nghĩ của em từ trước tới nay ung thư là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và vô phương cứu chữa. Nhưng nhờ nhận được sự động viên chăm sóc của bố mẹ và họ hàng em bắt đầu với quá trình điều trị".
Huyền phải bỏ học một năm để lên Hà Nội điều trị ung thư trong Bệnh viện K. Trong đó em phải mổ lấy hạch lần một, truyền hóa chất bốn đợt, mỗi đợt hai lần và xạ trị 2 lần.
Dấu tích để lại của quá trình điều trị là vết sẹo ở cổ và vùng da bị cháy do xạ trị ở trước ngực và sau lưng. Nhưng ung thư thì đâu dễ khỏi ngay được? Em sẽ phải sống cùng với căn bệnh này đến suốt đời.
Nhà Huyền là hộ nghèo, bố mẹ không có nghề nghiệp ổn định nên tiền chữa trị cho em đều vay mượn.
Bố Huyền làm việc trong Đà Nẵng, còn mẹ đi bán hàng rong ở Hà Nội. Nhà chỉ có 3 bà cháu nương tựa vào nhau. Mỗi lần muốn đi khám bệnh, Huyền lại tự bắt xe lên Hà Nội, nhờ cậu hoặc dì đưa đi khám. Thỉnh thoảng mẹ mới đưa em đi được.
"Bố mẹ nó kiếm tiền chỉ đủ nuôi hai chị em ăn học. Giờ con bé bị bệnh như thế lấy đâu ra tiền để chữa trị. Toàn tiền vay mượn của anh em họ hàng, chú bác. Tính sơ qua tiền điều trị cho nó đến giờ là hơn 270 triệu đồng, đều là tiền vay mượn" - Bà nội Huyền tâm sự.
Bị bệnh nặng, lại phải tự lập lo cho cuộc sống của mình, song Huyền không trách ba mẹ, mà trái lại, cảm giác thường trực của Huyền là thương bố mẹ hơn khi mình trở thành gánh nặng. Chính vì vậy, để bố mẹ nhẹ bớt gánh nặng, Huyền dồn hết tâm sức vào học hành.
Nghỉ học một năm vẫn là học sinh giỏi
Hiện tại Huyền có thể đi học nhưng vẫn phải đi kiểm tra định kỳ, uống thuốc đều đặn và chưa biết bệnh sẽ diễn biến tiếp như thế nào.
Thật khâm phục khi căn bệnh tàn phá sức khỏe hằng ngày song Huyền lại sở hữu một bảng thành tích khá đáng nể khi 10 năm liền là học sinh giỏi.
Sau khi điều trị, bác sĩ nói trí nhớ của Huyền sẽ bị giảm sút do tiêm hóa chất nhưng không vì thế mà thành tích họa tập của Huyền giảm sút. Năm học vừa qua, điểm tổng kết của Huyền đạt 8,7, một kết quả mà bạn bình thường còn khó mới đạt được.
Để làm được điều này, Huyền đã phải đấu tranh không ngừng với căn bệnh quái ác.
Huyền kể: "Vì bỏ mất một năm nên kiến thức của em cũng mất đi nhiều. Em luôn ý thức các bạn nỗ lực 1 thì em phải cố gấp 10 để có thể theo kịp các bạn. Có những hôm em thức khuya học bài mà mệt quá ngủ quên lúc nào không hay.
Đợt nào mới đi kiểm tra và điều trị về, việc học rất mệt. Ngồi vào bàn học mắt hoa lên vì tác dụng của thuốc và bỏng rát ở vùng da xạ trị. Những lúc đó em thấy bất lực và rất muốn bỏ cuộc.
Có lần vì rát quá em đã gục xuống giường. Bố mẹ không có nhà và bà cũng đã già nên những lúc như thế em chỉ biết tự ngồi dậy, không nói cho ai biết để mọi người yên tâm".
Mặc dù phải chiến đấu với căn bệnh nan y nhưng Huyền vẫn ước mơ thi vào trường đại học Y Hà Nội hoặc khoa kiểm toán của Đại học Kinh tế Quốc dân. Ước mơ này là động lực giúp Huyền tiếp tục đến trường.
"Em muốn thi vào hai trường đó và sau này muốn tự mình kiếm được công việc ổn định, tự nuôi sống được bản thân để bố mẹ đỡ vất vả" - Ánh mắt Huyền lấp lánh.
Theo VTC
"Sĩ tử đạp xe" nhập viện vì hoang tưởng? Nhiều người cho rằng, do Thuận muốn tự lập nên sự quan tâm quá mức của cộng đồng khiến Thuận bị áp lực, nên dẫn tới bệnh thần kinh (?!). Chiều 6/11, chúng tôi đến nhà ông Ngô Văn Quý (bố sinh viên Ngô Văn Thuận) ở xóm 8, xã Xuân Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, nhưng vợ chồng ông Quý đang...