“Cảm ơn vì đã để con thừa hưởng đôi mắt mù lòa của ba…”
Những gì con được thừa hưởng từ ba đã giúp con nhìn cuộc sống với nhiều ánh sáng và màu sắc hơn-cho dù sau này mắt con có được chữa khỏi hay không.
Con cảm ơn ba vì con đã được thừa hưởng quá nhiều từ ba rồi!
Năm con bé lên 9 tuổi, thị lực của nó ngày càng kém. Ban đầu ba mẹ nó còn cho rằng tại nó học hành vất vả nên bị cận thì như bao đứa trẻ khác. Nhưng dù uống thuốc hay đeo kính mắt của nó cũng vẫn không nhìn thấy rõ nữa. Vì thế ba mẹ đưa nó đến bác sĩ nhãn khoa để khám,
“Con bé bị di truyền rồi” – Vị bác sĩ nói đầy cảm thông – “Anh chị phải chuẩn bị tinh thần. Không có cách nào chữa được bệnh về võng mạc này đâu.”
Ba nó có một gene gây ra bệnh viêm võng mạc, và trong hầu hết các trường hợp thì bệnh sẽ dẫn đến mù lòa. Và nó đã “thừa hưởng” cái gene đó của ba.
Thế giới của nó dường như sụp đổ hoàn toàn, nó sợ nó sẽ giống ba nó không còn nhìn thấy ánh sáng của cuộc sống nữa, nó sợ bức màn đen tối sẽ che phủ tất cả, phá hủy mọi mơ ước và hy vọng của nó về tương lai. Nó giam mình trong phòng và khóc lóc suốt ngày.
“Dù có phải đi khắp thế giới ba cũng sẽ giúp con chữa lành mắt”, ba âu yếm động viên nó
Thương cô con gái bé bỏng ba nó dù bị mù vẫn cố gắng đi hỏi khắp nơi xem ai, ở đâu và bằng cách nào thì có thể chữa khỏi được mắt cho nó. Cuối cùng những nỗ lực của ba nó cũng được đền đáp, một bác sĩ nổi tiếng nói rằng những bệnh viện trong nước vì không có điều kiện và trang thiết bị đầy đủ nên nếu điều trị trong nước sẽ không có hy vọng gì, nhưng nếu đưa nó ra nước ngoài thì may ra…
Video đang HOT
Nhưng chi phí để điều trị ở nước ngoài là không tưởng đối với gia đình nó. Bố mẹ nó đã phải làm việc cật lực, vất vả ngày đêm để có tiền cho nó ra nước ngoài chữa bệnh. Vì chi phí quá lớn mà làm việc ở quê thì thu nhập chẳng được là bao nên ba nó quyết định vào Sài Gòn làm việc.
Ở một thành phố rộng lớn và nhộn nhịp ba nó phải vượt qua tất cả những trở ngại của một đôi mắt không còn ánh sáng, sự cô độc khi không có gia đình ở bên, cả sự tuyệt vọng và thiếu thốn của hoàn cảnh. Ông làm mọi việc có thể, tiết kiệm hết mức có thể: ba nó chỉ thuê một căn phòng nhỏ, chỉ mua những thứ thật cần thiết ở những cửa hàng đồ cũ và giảm giá. Dù vất vả và thiếu thốn mọi thứ nhưng ba nó chưa bao giờ từ bỏ ý định đưa nó ra nước ngoài chữa bệnh.
Một lần, vì nhớ ba nên nó đã gọi điện cho ba nó, trong điện thoại nó vừa khóc vừa nói:
“Ba! Con đã được di truyền từ ba không chỉ gene viêm võng mạc mà còn cả một lòng quyết tâm kiên trì bền bỉ. Ba đã để con “thấy” không phải bằng đôi mắt mà bằng trái tim về nghị lực, và ý chí không biết mệt mỏi của ba.
Những gì con được thừa hưởng từ ba đã giúp con nhìn cuộc sống với nhiều ánh sáng và màu sắc hơn-cho dù sau này mắt con có được chữa khỏi hay không.
Con cảm ơn ba vì con đã được thừa hưởng quá nhiều từ ba rồi!”.
Lúc đó nó chỉ còn nghe thấy những tiếng nấc nghẹn ngào của ba nó từ đầu dây bên kia.
Theo blogtamsu
Cảm ơn chị, người đàn bà thứ hai
Em lấy chồng không hẳn vì tình yêu, mà chỉ là vì anh đến đúng thời điểm. Mà như sau này anh vẫn thường trêu em: "Cao thủ không bằng tranh thủ".
Ảnh minh họa
Em trẻ trung, xinh đẹp, giỏi giang. Anh hiền lành và giản dị. Em đã quen với những khen tặng và chiều chuộng của bao đấng mày râu theo đuổi. Còn anh chỉ lẳng lặng quan tâm em theo cách của anh từ những điều nhỏ nhặt. Có lẽ anh cũng biết vị trí của mình trong mắt em, anh nói: yêu ai là việc của em, còn yêu em là việc của anh, không liên quan gì cả, em đừng nghĩ ngợi.
Em đã quyết định nhận lời anh sau khi thất tình với một thiếu gia trẻ tuổi.
Anh là một công chức nhà nước bình thường, anh bằng lòng với cuộc sống bình lặng. Anh có thời gian chăm chút em, lo toan việc nhà cửa. Anh để em thỏa sức sống với đam mê nghệ thuật của mình. Công việc của em hay có những chuyến đi xa, anh lo cho từng đôi tất, từng viên thuốc giảm đau, từng chai dầu gió. Anh yêu em như thế. Và em, đương nhiên nghĩ mình được quyền hưởng sự ưu ái đó vô điều kiện.
Kể cả sau này, khi đã có con, vì tính chất công việc của em, vẫn là anh chăm chút cho con nhiều hơn. Vì thế con gái em khác với những đứa trẻ khác, nó chỉ quấn bố ngay cả khi mẹ ở nhà. Cuộc sống trôi đi bình yên như thế, tuy có những điều không hoàn toàn giống như em mơ ước.
Vậy mà chiều nay, em đã không còn là em như trước đây. Không còn vẻ kiêu hãnh, tự tin. Có gì đó đã thay đổi. Có thật anh có người đàn bà khác? Em nghe cô bạn thân nói vậy, khi hơn một lần bắt gặp anh đi cùng chị ấy rất tình cảm. Tại sao?
Em đã gào lên với mẹ như thế. Mẹ từng bảo anh rất tử tế. Rốt cuộc anh tử tế đến mức nào? Hóa ra đàn ông, dù giàu có hay nghèo khổ, đẹp trai hay xấu xí, giảo hoạt hay hiền lành, cuối cùng cũng như nhau cả.
Không kìm lòng được, em hỏi anh. Rõ ràng em chưa từng nghe anh kêu ca phàn nàn gì em. Anh vẫn chăm chút cho em từng ly từng tý một. Anh thay đổi khi nào và tại sao? Em tưởng anh sẽ thảng thốt, sẽ trình bày lý do, sẽ xin em tha thứ. Nhưng anh chỉ chăm chú lặng nghe, rồi nắm tay em khẽ bảo: Em có thể dành một chút thời gian để hiểu chồng em hơn được không? Rốt cuộc, người đàn ông đang ngồi trước mặt em, em đã hiểu chút nào chưa?
Em ngạc nhiên khi nhận được lời hẹn gặp của chị. Đã đến mức này rồi, đã đến lúc không còn cần giấu giếm hay sợ hãi? Hơn một giờ đồng hồ ngồi với chị, chỉ có lời chị nói và nước mắt lặng lẽ rơi trên khuôn mặt em. Chị là đồng nghiệp, là bạn thân của anh. Chị thương anh từ ngày chị mới chân ướt chân ráo đến cơ quan được anh tận tình giúp đỡ. Nhưng chị yêu đơn phương, yêu lặng lẽ.
Nghe chị nói, em ngạc nhiên với cả chính mình. Là vợ, em còn không hiểu chồng mình bằng một người đồng nghiệp chỉ gặp anh 8 tiếng mỗi ngày ở công sở. Là vợ, mà em không biết khi nào anh đau, khi nào anh có chuyện vui, khi nào anh gặp trắc trở trong công việc. Em còn không biết anh bị đau dạ dày không thể ăn những món ăn có ớt. Không biết anh đã hoảng sợ ra sao khi con sốt giữa đêm mà vợ vắng nhà.
Em mải mê chạy theo thế giới đầy sắc màu và sống động của em mà quên đi rằng anh cũng cần chia sẻ. Rằng anh cũng cần một bờ vai để dựa, cần em thay anh đón con vào những ngày anh có việc đột xuất về muộn. Cần một người biết lắng nghe và chia sẻ với anh những bề bộn thường ngày. Oái oăm thay, người biết chia sẻ cùng anh không phải vợ anh, mà là chị ấy.
Chị nói, là chị cam tâm tình nguyện chia sẻ với anh. Anh là mẫu người chị mơ ước, vững chắc và tin cậy, điềm đạm và chín chắn, chu đáo và nhiệt thành. Anh từng bảo với chị: "giá như vợ anh cũng hiểu anh như em, nhưng có lẽ anh đã yêu cả sự vô tâm của cô ấy".
Em trở về sau cuộc hẹn với bao day dứt nặng trĩu. Em có yêu anh không? Em không biết. Nhưng em cần anh như một điểm tựa, như một bến bờ yên ổn. Hóa ra, thứ quý giá thường là những thứ không phô trương, ồn ào. Cũng như tình yêu anh dành cho em, lớn lao và lặng lẽ.
Cảm ơn chị - người đàn bà yêu anh. Chị đã lôi em về với gia đình của chính mình, buộc em phải thay đổi suy nghĩ và cách sống. Người đàn ông hiền lành và bình thường ấy, như chị nói, là mơ ước của bao nhiêu người. Anh yêu vợ thương con đấy. Anh hiền lành và nghiêm túc đấy. Nhưng ai dám chắc anh sẽ không vì buồn chán mà thay đổi?Ai dám chắc anh sẽ không ngã lòng khi cô đơn? Giả như anh có người đàn bà khác, là tại em hay tại anh? Trong những cuộc chia tay, đâu phải lúc nào phần sai cũng thuộc về đàn ông.
Vậy thôi, em sẽ bớt vô tâm đi, sẽ dành thời gian để hiểu chồng mình, sẽ học cách cho những yêu thương mà trước giờ em chỉ quen đón nhận. Giờ thì em nhận ra mẹ em nói đúng: Muốn biết một người đàn bà có hạnh phúc hay không, chỉ cần nhìn vào người chồng của họ.
Theo Dân Trí
Những điều nhất định phải làm cho chồng mỗi ngày Đàn ông luôn muốn mình tuyệt vời trong mắt các con và việc bị vợ làm cho bẽ mặt trước những người coi anh ấy như người hùng sẽ là một sự xúc phạm rất lớn. Rất nhiều người tin rằng, hôn nhân bền vững là có cho và có nhận. Nhưng thực tế, nó sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều nếu là...