“Cảm ơn thầy Nga, người đã truyền lửa cho con tôi…”
“Để có thành tích như ngày hôm nay, gia đình tôi luôn thầm cảm ơn thầy giáo Trần Văn Nga – Phó hiệu trưởng Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu (thầy giáo bồi dưỡng), người luôn dìu dắt, truyền lửa cho cháu, để cháu xuất sắc mang tấm HCV Olympic Vật lý Quốc tế (IMO) về cho tổ quốc…”, chị Vũ Thị Hoa Lý – mẹ em Trần Hữu Bình Minh, người vừa giành tấm Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế năm 2017 chia sẻ.
Sau khi nhận được thông tin em Trần Hữu Bình Minh xuất sắc giành tấm huy chương Vàng Olympic vật lý Quốc tế (IMO) năm 2017 tổ chức tại Indonesia, từ sáng sớm, cả gia đình em ở xã Hưng Lộc, TP Vinh vui mừng khôn xiết khi liên tục nhận được các cuộc điện thoại chúc mừng từ người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp. Đây là tấm Huy chương Vàng thứ 2 mà thầy trò Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đạt được trong năm học 2016-2017.
Em Trần Hữu Bình Minh xuất sắc giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế (IMO) năm 2017.
Chia sẻ niềm vui với con, chị Vũ Thị Hoa Lý, mẹ cháu Trần Hữu Bình Minh tâm sự: “Ngay từ nhỏ, cháu đã có tố chất rất nhiều ở các môn học, nhưng môn Vật lý là môn học cuốn hút cháu nhất. Đến năm lớp 8, tố chất Vật lý đã khiến cháu nổi bật rất nhiều, và từ đây nhiều thầy cô để ý đến cháu. Bước sang lớp 9, cháu đã nỗ lực khi đạt giải nhất Tin học trẻ không chuyên toàn quốc, cũng trong năm học này cháu xuất sắc giành giải nhì môn Vật lý toàn tỉnh…”
“Cũng từ đây tài năng Vật lý của cháu mới được phát hiện. Sau khi học Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu, cháu được thầy Trần Văn Nga phát hiện và bồi dưỡng thêm. Để có được thành tích như ngày hôm nay, vợ chồng tôi rất cảm ơn thầy Nga đã dìu dắt và truyền ngọn lửa đam mê học tập cho cháu. Thầy không những là người thầy dạy dỗ cháu kiến thức về môn Vật lý mà còn chăm sóc cháu, dạy cháu biết đối nhân xử thế để làm một người công dân có ích cho đất nước…”, chị Hoa Lý hồ hởi cho biết thêm.
Trong khi đó anh Trần Quốc Long – bố cháu Trần Hữu Bình Minh chia sẻ: “Do đặc thù công việc nên tôi thường xuyên phải xa nhà, ở nhà chỉ có 3 mẹ con cháu chăm sóc và đùm bọc lẫn nhau. Tôi xa nhà nhưng luôn gọi điện động viên, khích lệ tinh thần cháu mong cháu tự tin cố gắng trong học tập cũng như cuộc sống. Dù cháu tham dự nhiều kỳ thi toàn quốc và trong khu vực nhưng đây là tấm Huy chương Vàng quý giá nhất của cháu và gia đình tôi. Tấm Huy chương Vàng này là thành quả 12 năm đèn sách, cũng là thành quả của biết bao nhiêu công sức thầy Nga kỳ vọng vào cháu…”.
Trao đổi với Dân Việt, thầy Trần Văn Nga nhắn nhủ Bình Minh: “Hãy cảm ơn mẹ em, gia đình đã sinh thành và nuôi dưỡng em, thầy chỉ giúp em được một đoạn đường… Để có ngày hôm nay là cả quá trình chăm lo, giáo dục của nhiều thầy cô giáo chứ không phải riêng gì tôi”.
Chị Hoa Lý cho biết: ” Năm lớp 11 (năm 2016), dù lọt vào đội dự tuyển Quốc gia trong kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế, tuy nhiên sau quá trình ôn luyện Bình Minh không nằm trong danh sách cuối cùng của đội tuyển Olympic Vật lý Việt Nam năm đó. Lúc đó, Bình Minh trở về nhà trong tâm trạng buồn lắm, nhưng nhờ sự động viên kịp thời của thầy Nga và gia đình, Bình Minh đã vượt qua ngưỡng và cố gắng ôn luyện. Bằng tố chất và niềm đam mê đối với môn Vật lý, cháu đã đạt được thành tích như ngày hôm nay”.
Được biết, em Trần Hữu Bình Minh có bảng thành tích học tập xuất sắc. Năm lớp 11 em đạt giải nhì tỉnh, nhì Quốc gia môn Vật lý; năm lớp 12 em đạt giải nhất Quốc gia môn Vật lý và giành Huy chương Bạc trong kỳ thi Olympic Vật lý Châu Á – Thái Bình Dương…
Video đang HOT
Chị Vũ Thị Hoa Lý chụp ảnh kỷ niệm cùng con trước khi Bình Minh lên đường sang đất nước Indonesia tham dự kỳ thi Olympic Vật lý Quốc tế.
Theo tìm hiểu của Dân Việt, trước khi giành Huy chương Vàng Olympic Vật lý Quốc tế, em Trần Hữu Bình Mình đã làm đơn đề đạt nguyện vọng được vào học lớp tài năng, khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
Với sự xuất sắc của em Trần Hữu Bình Minh khi đạt Huy chương Vàng môn Vật lý, Trường THPT Chuyên Phan Bội Châu đã có một năm học vượt nhiều kỳ vọng. Đây cũng là năm đầu tiên, trường có 4 học sinh tham dự kỳ thi Olympic Quốc tế thì cả 4 em học sinh đều đạt giải cao ở các môn Hóa học, Toán học, Vật Lý… Chiến thắng này không chỉ dành cho các em học sinh Trường Chuyên THPT Phan Bội Châu mà còn cho thấy truyền thống hiếu học của các học sinh quê Bác.
Theo Danviet
Thầy giáo gần 20 năm sáng tác tranh gạo
Thầy Đào Thế Am, giáo viên Trường Tiểu học - THCS Tiền Phong (thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh) nhiều năm dạy học trò sắp xếp hạt gạo thành bức tranh độc đáo.
Trong ngôi nhà tại xã Liên Hòa, thị xã Quảng Yên, thầy Đào Thế Am treo nhiều tranh sơn dầu, tranh lụa, nhưng nhiều nhất là tranh gạo.
Các bức tranh được kết bằng hạt gạo đủ màu sắc từ trắng tới nâu, đen sẫm tạo thành những tác phẩm mang hơi thở cuộc sống, phong cảnh đặc trưng làng quê Việt.
Thầy giáo 43 tuổi cho biết, đến với tranh gạo như một cơ duyên. Năm 2002, trong lần đến nhà người quen rang gạo làm thính, thấy gạo chuyển sang các gam màu trầm đẹp mắt, thầy Am nảy ý tưởng làm tranh gạo.
Nguyên liệu là những hạt gạo tròn, còn nguyên hạt. Việc rang đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ để lửa nhỏ, rang chậm cho gạo chín từ từ, chuyển thành các màu sắc người thợ cần. Màu càng đậm thì càng phải rang lâu, nếu để to lửa, hạt gạo dễ nở bung hoặc cháy.
Gạo được rang thành các mẻ với đủ sắc màu.
Trên tấm giấy bìa được vẽ hình phác họa, thầy giáo dùng keo sữa đổ lên trước khi xếp gạo theo từng đường nét.
"Để hoàn chỉnh tác phẩm tranh gạo không đơn giản, vì phải hội tụ đầy đủ yếu tố về màu sắc, bố cục, độ khít, hài hòa của hạt gạo. Nếu tập trung một buổi sáng, tôi có thể làm xong một bức tranh gạo", thầy Am chia sẻ.
Bức tranh gạo hoàn thiện sẽ được quét thêm lớp keo dẻo lên bề mặt cho kết dính và phun lớp sơn bóng khi đã khô để chống mốc.
Bức tranh gạo được thầy Am sáng tạo dịp năm mới Đinh Dậu. Tác phẩm thường có kích thước 20x30 cm, hoặc 40x60 cm.
Ngoài việc dạy mỹ thuật tại Trường Tiểu học - THCS Tiền Phong (thị xã Quảng Yên), những ngày cuối tuần thầy Am còn dạy kết tranh gạo miễn phí cho học trò tại nhà riêng.
Học sinh đến đông, có hôm thầy trò phải trải chiếu ra sân cùng nhau làm. "Tranh gạo thể hiện sự tinh tế, tỉ mỉ của đôi tay họa sĩ. Tôi muốn rèn sự cẩn thận, cần cù và tính thẩm mỹ cho học trò qua việc làm tranh gạo", thầy giáo chia sẻ.
Em Trần Thế Long (lớp 11A4, Trường THPT Ngô Gia Tự), học trò cũ của thầy Am cho biết, học vẽ tranh gạo tại nhà thầy Am được hơn một năm. "Hiện tại em có thể tự làm được những bức tranh gạo chân dung, phong cảnh. Em thích hội họa và muốn theo ngành mỹ thuật nên thời gian rảnh thường đến đây học", Long nói.
Minh Cương
Theo VNE
Ông giáo già hơn hai thập kỷ đứng lớp học 15.000 đồng Hơn 20 năm qua, ông Huỳnh Văn Phê (69 tuổi) cần mẫn dạy học cho nhiều trẻ em nghèo trong căn nhà của mình ở làng Đại học Quốc gia TP HCM, với mức phí 15.000 đồng mỗi tháng để đóng tiền điện, nước, mua phấn, bút. Lớp học tình thương ở ấp Tân Lập (xã Đông Hòa, thị xã Dĩ An, Bình...