Cảm ơn cô, người mẹ thứ hai của con
Chỉ còn ba ngày nữa là đến lễ bế giảng, ba ngày nữa là con sẽ rời xa mái trường này, rời xa cô và kết thúc quãng đời học sinh.
Ảnh minh họa
Con vốn hay tỏ ra mình lạnh lùng, mình mạnh mẽ nên chẳng tin vào duyên phận, cũng chẳng nghĩ sau khi mẹ con mất, sẽ có người chế ngự được cái “ngông cuồng” và hiểu được sự “thùy mị” của con. Con đã sống như thế suốt 6 năm, cho đến khi gặp cô. Chỉ là một sự tình cờ và đúng là do duyên phận, con đã tìm thấy cô – người mẹ thứ hai của con, một “người lái đò” lúc nào cũng cần mẫn, nghiêm khắc và cũng hết sức tâm lý, đáng yêu.
Mới ngày nào cô vào nhận lớp con, con còn ghét cô. Con bảo với mấy đứa bạn thân: “ Sao bà ý ghê thế nhỉ?”,”Bà ý cứ nhìn tao”. Thế mà giờ đi đến đâu trong trường, ai cũng biết con với “nhãn hiệu”: “Học sinh cưng của cô Huyền”.
Con là đứa ngang bướng, ngay cả cô cũng công nhận điều đó. Vậy mà bất cứ điều gì cô nói, chưa một lần con dám “cãi”, chỉ là đôi khi cô trò tranh luận thôi, cô nhỉ? Lúc nào cô cũng bảo: “Cô phải dán chữ NHẪN lên trán con mới được”.
Ba năm qua, cô nhận ra sự thay đổi, nhận ra sự trưởng thành trong con rồi phải không ạ? Con không còn nóng nảy, hay mất bình tĩnh nữa. Con gái đã lớn rồi, đã biết kiềm chế và làm chủ bản thân rồi đấy. Dù chưa hoàn toàn thay tính đổi nết nhưng con cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực phải không cô?
Video đang HOT
Thời gian con có thể bên cạnh cô chỉ còn tính bằng ngày, rồi sẽ chỉ tính bằng giờ, rồi bằng phút. Nếu có một lựa chọn siêu nhiên vào lúc này, con sẽ chọn cho thời gian ngừng lại. Để con được ở bên cô, được cô che chở, được cô quan tâm, được cô yêu thương. Vì biết đâu đấy, chỉ vài tháng nữa thôi, sau khi thi đại học, con sẽ lựa chọn con đường ấy và sẽ phải xa cô nửa bầu trời, cách cô nửa vòng trái đất.
Cô nhớ không, lần đầu con đề cập đến vấn đề đi du học với cô, cô trò mình đã nói chuyện rất lâu. Con đã hỏi trêu cô rằng: “Con mà đi là không ai đưa người đẹp đi dạy, không ai xách túi tíu tít bên cạnh người đẹp, người đẹp còn muốn con đi không?”. Nhận được tin nhắn trả lời của cô, con đã rơi nước mắt. Câu trả lời ấy đã để lại trong con sự xúc động và ấn tượng sâu sắc: “Rất yêu con, rất nhớ con, không muốn xa con. Nhưng để đánh đổi tất cả những điều đó lấy một tương lai rộng mở, giàu có và thành đạt cho con thì người đẹp đồng ý”.
Có đôi lúc con tự hỏi mình, con có diễm phúc thế nào mới được cô yêu như thế. Con tự cảm thấy mình vẫn chưa đủ tốt để được cô yêu, nhưng cô vẫn yêu con như vậy, bao dung với con như vậy. Đó không phải là sự thương hại vì con không có mẹ, mà là sự đùm bọc, yêu thương chân thành của một người mẹ dành cho đứa con của mình.
Có lẽ đây là lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng thêm một người phụ nữ “không-ai-thay-thế-được” trong trái tim con. Chỉ có cô biết con đang cảm thấy như thế nào, con có vui không, con nghĩ gì và quan điểm của con ra sao. Chỉ có cô biết ánh mắt của con nói lên tất cả. Chỉ có cô biết con thường giấu nỗi buồn phía sau những nụ cười.
Con còn nhớ những ngày đầu tiên vào học, con học cực kỳ tệ, rất rất tệ. Bởi trước khi gặp cô, con đã một thời gian không vui, chán nản và tuyệt vọng. Cô đã tận tình dạy lại cho con những kiến thức mà con đã bỏ dở. Thỉnh thoảng con quên, cô lại mắng sao trước đây không chịu học nhưng rồi vẫn lại cần mẫn chỉ lại cho con.
Người đẹp của con. Cảm ơn cô đã mở lòng với con trước, nhẹ nhàng đến bên con. Cảm ơn cô đã dạy cho con những bài học về cuộc sống, về lòng nhân ái và sự vị tha. Cảm ơn cô đã tự hào về con, đã dành cho con bốn chữ “con gái bia yêu”. Cảm ơn cô vì lúc nào cũng yêu chiều con. Với cô, lúc nào con cũng như một đứa trẻ con, tha hồ nũng nịu, tha hồ nhõng nhẽo, tha hồ rong chơi, rồi mỗi khi mệt mỏi lại dừng chân quay về bên vòng tay ấm áp của cô. Cảm ơn cô đã dành cho con tình yêu vô bờ bến, sự quan tâm, chăm sóc không mệt mỏi của một người mẹ. Cảm ơn cô vì đã cho con cơ hội để trở thành con gái cô.
Con sẽ luôn khắc ghi vào trái tim mình lời dặn dò của cô vào ngày sinh nhật con: “Dù cuộc sống có thay đổi, dù con có trưởng thành và có nhiều người yêu thương con hơn thì con vẫn sẽ luôn là tình yêu nhỏ của cô. Cô sẽ dang rộng vòng tay ôm con vào lòng khi con thành công cũng như thất bại, khi con làm đúng cũng như làm sai. Cô sẽ là bến đỗ bình yên của con, sẽ luôn yêu con bằng tình yêu chân thành nhất của một người mẹ. Cô chỉ mong cả đời này con luôn hạnh phúc, luôn bình an”.
Cô ơi, người mẹ thứ hai của con ơi, dù các thế hệ học sinh sau này, cô có yêu thương bất kỳ em học sinh nào như con thì con cũng sẽ không cảm thấy ghen tỵ. Vì con biết, với cô, con luôn có một vị trí không bao giờ thay đổi.
Cảm ơn cô vì tất cả!
Theo VNE
Bi kịch "trai quê" lấy vợ phố
Nguyên Khang cũng giống như nhiều chàng trai ở quê khác ra Hà Nội học đại học. "Phải thoát nghèo" là mục tiêu mà gia đình cậu, đặc biệt là cậu, muốn hướng đến.
Trải qua vài mối tình thời sinh viên, cuối cùng cậu quyết định "chốt lại" với Liên Anh - con gái của một chủ công ty. Liên Anh nhan sắc trung bình, nhưng bù lại lại có những điều kiện khác.
Họ cưới nhau, sau khi bố của Liên Anh xin cho Khang vào làm việc ở một nhà máy cơ khí. Nhà vợ nhiều đất, nhà cửa rộng rãi, tất nhiên Khang được bố vợ cho một suất cạnh ngôi biệt thự của gia đình. Và ngôi nhà, dù chưa thật rộng, gia đình xây dựng trước đó vài năm cũng được giao cho vợ chồng Khang.
Nhiều bè bạn bảo: "Thằng Khang số vậy mà "ấm", cưới được vợ Hà Nội, có chỗ ở, chỉ việc làm ăn, sinh con đẻ cái". Nhiều người còn ghen với Khang, họ bĩu môi cho rằng đó là trào lưu của cánh trai quê bây giờ. Còn tôi, là bạn bè chơi với nhau đã lâu, tôi không tin Khang là người dựa dẫm.
Khang bảo: "Tớ với Liên Anh yêu nhau thật lòng. Tớ cũng đã chứng tỏ được khả năng của mình trong công việc. Dù nhà vợ có của cải, có khả năng giúp đỡ hay không cũng không quan trọng. Cốt là hai vợ chồng yêu nhau, chung sống hạnh phúc".
Sau khi cưới được nửa năm, gặp lại Khang, nhìn mặt câu ta phờ phạc. Hỏi chuyện thì được biết, ở rể chẳng sung sướng gì. Nhiều lúc bố vợ uống mấy chén rượu với bè bạn, nói ra nói vào, nhiều câu rất khó nghe nên Khang tự ái.
Khang bảo: "Tớ nghe cô dì, chú bác của Liên Anh thắc mắc vì sao cháu họ lại lấy một gã nhà quê như tớ, lại còn bảo tớ là "mèo mù vớ được cá rán". Cậu thử nghĩ xem, tớ làm sao chịu được. Tớ cũng là thằng đàn ông...".
Từ đó, Khang thường xuyên sống trong cảnh chán nản, rượu chè be bét. Nhà vợ giận, thi thoảng mắng té tát vào mặt Khang. Khang nói với vợ sẽ ra thuê trọ ở ngoài để ở, như chục năm trước khi cưới. Vợ cậu không chịu bởi cô sắp sinh con, rất cần gần gũi bố mẹ để được giúp đỡ. Vợ Khang khuyên cậu nên ở lại, cậu cứ nhất định "anh không chịu được nhục, anh phải ra ngoài".
Vậy là hai người lại cãi nhau. Mỗi người một quan điểm. Khang không kìm được nóng giận, đạp đổ chiếc liễng có kê chiếc bình gốm khá quý. Chuyện đến tai bố vợ, Khang bị mắng té tát rằng cậu không biết điều, sướng chẳng biết đường sướng. Khang bỏ đi.
Đúng những ngày vợ sắp sinh thì Khang quyết định ra thuê một phòng trọ và thuyết phục được vợ ra ở cùng sau khi sinh được ba ngày từ bệnh viện về. Nhưng bố mẹ vợ nhất quyết đòi đưa con gái về nhà chăm sóc vì lo con gái khổ. Liên Anh lại xuôi theo bố mẹ. Vậy là Khang chới với. Cậu đành ở lại một mình trong căn phòng trọ 15 mét vuông đã trót thuê, chỉ buổi tối mới về nhà bố mẹ vợ 3 tiếng đồng hồ để được bên vợ và con...
Những bi kịch ở rể như Khang hiện rất nhiều. Dù đa số đàn ông đều muốn có điều kiện để sắm một ngôi nhà riêng nhưng không phải ai cũng làm được. Vì thế, ở đâu thì ở, hiểu biết và học cách xóa bỏ tự ái là điều rất quan trọng với những cặp vợ chồng trẻ. Câu chuyện trên thoạt nghe chỉ liên quan đến Khang, nhưng chính người vợ cũng cần tìm ra cách hợp lý hơn để "trong ấm, ngoài êm", khỏi ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình và con cái.
Theo VNE
Chị dâu cao tay lập kế đối phó với em chồng "mất nết" Những cô em chồng quái tính không phải hiếm nên để trị được em chồng, nhiều người chị dâu đã phải "nát óc" nghĩ kế. Có một cô em chồng "khó nhằn", Hà Liên (Cửa Đông, Hoàn Kiếm, HN) thực sự đau đầu vô cùng. Cô than thở: "Mình kết hôn xong không phải làm dâu, nhưng lại sống chung với em chồng....