Cảm ơn anh, Tuấn Hưng!
Hành động của ca sĩ Tuấn Hưng khi cứu thoát 4 người trong đám cháy tại Hội An (Quảng Nam) khó có thể diễn tả bằng lời, chỉ có thể bằng 2 chữ “tuyệt vời” mà thôi…
Cách đây mấy ngày, rạng sáng, ca sĩ Tuấn Hưng lúc vừa đi hát ở Hội An về và đang trên đường đi “lót dạ” thì nghe tiếng la hét và chứng kiến cảnh tượng ngôi nhà số 119 đường Hùng Vương đang bị bà hỏa thiêu rụi, tiếng la hét thất kinh phát ra từ ngôi nhà này nghe rõ mồm một cả tiếng người già, trẻ con. Anh đã không chần chừ cùng bạn bè lao vào, giải cứu thành công 2 em bé cùng 2 người già.
Hành động của ca sĩ Tuấn Hưng khi cứu thoát 4 người trong đám cháy tại Hội An (Quảng Nam) khó có thể diễn tả bằng lời, chỉ có thể bằng 2 chữ “tuyệt vời” mà thôi. Tôi cũng phải nói thực, cùng giới ca sỹ, nghệ sỹ với nhau, anh Tuấn Hưng là đàn anh, tôi vào nghề sau anh, anh miền Bắc tôi trong Nam nên ít được gặp nhau.
Tuấn Hưng kịp ôm thêm một em bé thoát khỏi đám cháy.
Tôi nhớ, bấy lâu nay, có thể các trang tin, báo mạng thường viết về anh Tuấn Hưng với những vụ việc như “đánh nhau trên sân phủi hay cự cãi dân phòng”. Một đồn mười, mười đồn một trăm, cộng thêm thêu dệt có thể khiến hình ảnh về anh trong mắt công chúng bị hiểu sai đi phần nào.
Và trong sự việc này, ngay cả khi vẫn còn một số người hoài nghi rằng hành động của anh Tuấn Hưng chỉ là “làm màu”, “PR” thì một trong số những nạn nhân của vụ hỏa hoạn đã kịp thời lên tiếng xác nhận về nghĩa cử dũng cảm của ca sĩ Tuấn Hưng. “Trong lúc hoảng loạn thực sự không biết làm sao để thoát khỏi đám cháy thì đã có anh (Tuấn Hưng – PV) xuất hiện cùng anh em lao vào dập lửa cứu cả nhà em thoát khỏi đám cháy, vỗ về, an ủi con em trong lúc hoả hoạn. Cả gia đình chân thành cảm ơn anh, ca sĩ Tuấn Hưng” – chủ nhà được cứu viết.
Với tôi, đúng là anh Tuấn Hưng nóng tính nhưng tính tình rất tốt, sống khảng khái, đàn anh, rõ ràng và chân thành. Tính của anh là giúp được ai điều gì thì sẵn sàng giúp và đã hứa là giữ lời, làm tới cùng kiểu “Giữa đường thấy chuyện bất bình chẳng tha”.
Và sự thực, việc anh lao vào đám cháy, cùng người bạn của mình giải cứu hai em bé nhỏ, một người già và một bà giúp việc đã cho thấy tất cả. Đương nhiên, trong tình huống này, anh có thể không cứu và cũng không ai có quyền trách anh Hưng nếu không cứu vì “việc đã có người khác lo, có cơ quan chức năng rồi, không phải việc của mình” – nếu nghĩ như thế. Nhưng anh không làm vậy mà chọn phương án mà con tim mách bảo rằng phải “ Cứu người bằng được”!
Và tôi lại càng thực sự nể trọng anh hơn khi anh không hề phân biệt thân phận của người nào, cứu trước hay cứu sau: bà chủ hay người giúp việc đều cứu hết – mạng người quan trọng ngang nhau!
Video đang HOT
Bản thân tôi cũng từng giúp người. Trong một lần đi phát quà cho người vô gia cư ngoài Bắc giáp Tết, tôi đã giúp một cụ già vô gia cư bị bệnh thấp khớp sau này bác đã có thể đi lại được. Bệnh nặng, bác không có nhà, không có giấy tờ, không có tiền và không dám vào bệnh viện nào điều trị cả.
Tôi cũng hiểu được sự biết ơn của những người được giúp nhất là trong hoàn cảnh ngàn cân treo sợi tóc như trường hợp cháy nhà bên trên và rằng người chủ động giúp đỡ cũng không hề suy nghĩ, tính toán thiệt hơn, kể cả mạng sống của mình. Và trường hợp anh Tuấn Hưng lao vào giặc lửa cứu người là minh chứng rõ rệt nhất.
Là những ca sỹ, nghệ sỹ, chúng tôi chỉ có giọng hát nghe hay hơn những người thường để giúp mọi người cảm thấy dễ chịu, thoải mái và hạnh phúc hơn sau những giờ làm việc vất vả, căng thẳng. Nếu xét về thể chất, hầu hết nghệ sỹ chúng tôi nào khỏe mạnh được như võ sỹ. Nhưng tôi tin là nghệ sỹ chân chính, trong bất kỳ hoàn cảnh nào cũng sẵn sàng đem hết trái tim, nhiệt huyết và tấm lòng của mình hiến dâng cho người dân, cho Tổ quốc tới tận cùng sức lực. Bởi lương tâm không cho phép chúng tôi khoanh tay đứng nhìn thiên tai, hỏa hoạn, nghịch cảnh “giết hại” những người yếu thế trong xã hội.
Từ câu chuyện anh Tuấn Hưng cứu người, tôi cũng hy vọng công chúng sẽ có cái nhìn gần gũi hơn, bình dân hơn với những người nghệ sỹ như chúng tôi. Nghệ sỹ chúng tôi khi lên sân khấu thì cháy hết mình, “đắm chìm” trong từng điệu nhạc, vũ điệu, ca từ. Còn rời sân khấu là những con người cũng có vui buồn, hỉ nộ ái ố như ai. Còn giờ Tết sắp đến rồi, chúc cả nhà năm mới an lành, may mắn – đón xuân vui!
Theo Danviet
Những người giành giật sinh mệnh với 'hà bá' sông Sài Gòn
Làm nhiệm vụ điều tiết giao thông đường thủy TP HCM, song anh Trần Hiếu Thảo và đồng đội đã cứu được rất nhiều người trong số hàng chục vụ tự tử ở sông Sài Gòn.
Hai tháng sau khi chuyển địa bàn công tác về khu vực Thanh Đa, 6 nhân viên Đội điều tiết, khống chế, đảm bảo giao thông đường thủy (Cảng vụ đường thủy nội địa TP HCM) hằng ngày vẫn căng mắt vừa làm nhiệm vụ, vừa nghe ngóng để cứu người nhảy sông.
Chỉ tay vào những dòng ghi chép vội trong tờ giấy nhỏ, anh Trần Hiếu Thảo (tổ trưởng đội điều tiết đại diện số 7) cho biết, hơn năm nay đội đã cứu được 4 người nhảy cầu tự tử dưới chân cầu Sài Gòn.
Anh Trần Hiếu Thảo (trái) và đồng nghiệp đang làm nhiệm vụ. Ảnh: Mạnh Tùng
Gần 22h một ngày đầu tháng 2, khi mọi người chuẩn bị nghỉ ngơi thì nghe tiếng la ó của nhiều người trên cầu. Anh em trong đội chạy ra, thấy ở giữa sông nổi lên chiếc áo gió phập phồng dưới ánh đèn mờ. Anh Thảo vội cùng anh Huỳnh Minh Đức (33 tuổi, nhân viên của tổ) lên canô nổ máy chạy ra giữa sông.
Tới nơi, anh Đức nhảy xuống kéo người này lên canô rồi đưa vào bờ sơ cứu. "Trước khi nhảy cầu cậu này lấy dây buộc chân, cũng may mặc áo gió nên nó phồng lên, người mới nổi. Trong balô có thư tuyệt mệnh, được bọc trong túi nhựa kỹ lưỡng", anh Thảo kể.
Xức dầu, xoa bóp một hồi thanh niên 20 tuổi tỉnh lại, khóc nức nở đòi chết vì chuyện buồn gia đình. "Tôi nói em còn quá trẻ, đời còn dài phía trước, chuyện gì cũng có thể giải quyết được thì mắc gì tìm đến cái chết", anh Thảo kể và cho biết phải khuyên nhủ hồi lâu cậu ta mới bình tâm.
Hồi giữa năm, anh em đội điều tiết cũng cứu được người đàn ông nhảy cầu vì mắc bệnh nan y. Đang giờ nghỉ trưa, anh em phát hiện ông này đứng trên cầu Sài Gòn với bộ dạng sắp nhảy xuống liền nổ máy canô ra giữa sông, vừa chạy vừa la lên để can ngăn nhưng không kịp.
Dòng nước khi đó chảy khá mạnh, anh em quăng phao thì người này không chịu lấy rồi chìm từ từ xuống sông. Anh Thảo tăng tốc canô đến sát nạn nhân để một đồng đội nhảy xuống ôm người này đưa lên bờ. "Lúc tỉnh ổng khóc ngon lành rồi trách mình sao lại cứu làm gì. Thật tình anh em tụi tôi bối rối lắm, tìm cách khuyên về nhà với người thân", người tổ trưởng nói.
Nam thanh niên nhảy sông tự tự được đội điều tiết cứu sống. Ảnh: Đ.A.N
Nhận nhiệm vụ điều tiết giao thông đường thủy cho các công trình đang xây dựng ở cầu Sài Gòn từ năm 2012 đến nay, việc cứu người nhảy sông trở thành cái duyên không mong muốn nhưng cứ gắn với các anh.
"Anh em tự nhủ đó là trách nhiệm và lúc nào cũng làm hết mình", anh Thảo nói, ánh mắt đượm buồn khi nhớ về những trường hợp không cứu được người nhảy cầu vì lực bất tòng tâm.
Có đêm hơn 23h, anh em nghe tiếng kêu la khi có người nhảy cầu liền chạy canô ra cứu. Gặp ngày nước lớn, dòng sông chảy xiết nên chưa đến nơi thì nạn nhân đã chìm và trôi mất. Họ chia nhau ra tìm mọi ngóc ngách bờ sông đều vô vọng. Hơn một tuần sau mới tìm thấy xác, người nhà khóc than thảm thiết khi nhận thi thể nạn nhân. "Mỗi lần như vậy anh em đau lắm mà không biết làm gì hơn", anh Thảo chia sẻ.
Công tác ở đội điều tiết đường thủy hơn 10 năm nay, anh không nhớ hết bao nhiêu lần cùng đồng nghiệp phát hiện xác chết trôi. Trong đó có người trước khi nhảy sông đeo balô chứa gạch, đá. Nhiều thi thể đã phân hủy, anh em phải khéo léo buộc dây rồi dùng canô kéo vào bờ giao cho cơ quan chức năng.
Đội điều tiết vớt xác trôi sông Sài Gòn. Ảnh: Đ.A.N
Ngoài những niềm vui khi cứu được người, có lần anh em đội điều tiết bị hiểu lầm, bị la mắng khi làm việc thiện.
Đặng Anh Nhật (25 tuổi, nhân viên điều tiết) kể, một đêm giữa tháng 9 đã cùng kíp trực lao ra cứu người đàn ông 40 tuổi nhảy cầu. Trong lúc đó, người phụ nữ trên bờ sông la ó: "Sao không để cha đó chết đi, cứu làm gì".
Sau một hồi giằng co với nạn nhân vì người này vùng vẫy bất hợp tác, Nhật cũng đưa được ông ta lên bờ. Khi đó, người nhà của nạn nhân xông vào đòi đánh các anh vì tưởng họ "theo phe bà kia". Khi được nhiều nhân chứng giải oan, người nhà hiểu ra và xin lỗi.
Tính mạng người đuối nước được tính từng phút, không đến nhanh nạn nhân sẽ chìm. Vì đội có các tổ trực 24/24 nên lúc nào cũng trong tư thế sẵn sàng. Nhật kể, có lần phát hiện người nhảy sông thì canô gặp sự cố không nổ máy. Cả đội quýnh quáng xúm vào sửa, may thay máy nổ ngay sau đó và họ kịp đến chỗ nạn nhân cứu lên bờ.
Giám đốc Cảng vụ đường thủy nội địa TP HCM Ngô Đình Quang cho biết, đơn vị luôn khuyến khích anh em hễ thấy người gặp nạn trên sông phải tổ chức ngay phương án cứu người. Để việc này hiệu quả hơn, các nhân viên được tập huấn về sơ cấp cứu nạn nhân đuối nước và xây dựng thành một quy trình.
"Hành động đẹp của Đội điều tiết giao thông đường thủy được mọi người trong cơ quan khen ngợi và noi theo", ông Quang nói và cho biết mới đây anh Huỳnh Minh Đức (nhân viên điều tiết) được UBND TP HCM tuyên dương là một trong những "tấm gương thầm lặng cao cả" phong trào thi đua yêu nước.
Mạnh Tùng
Theo VNE
Cả gia đình lao xuống sông cứu nữ sinh chìm trong nước lũ Thấy cô gái trẻ chới với giữa dòng sông Như Ý (Huế), hai vợ chồng già không quản nguy hiểm lao ra cứu. Khoảng 12h30 ngày 15/12, em Nguyễn Thị Thúy Hằng (19 tuổi, sinh viên trường Cao đẳng Y Huế) đi học về bị ngã xuống sông Như Ý, đoạn qua nghĩa trang liệt sĩ xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy,...