Cấm nhập khẩu máy đào tiền ảo: Muộn còn hơn không!
Các cơ quan chức năng đang có những động thái quyết liệt trong việc siết các hoạt động nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động đào tiền ảo tại Việt Nam và đề xuất ngừng nhập loại máy này. Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 13/8, Luật gia Đặng Văn Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội khẳng định: Biện pháp này muộn còn hơn không.
Ồ ạt nhập khẩu, hệ luy khó lường
Sau khi có thông tin Bộ Tài chính đề xuất Chính phủ không cho nhập khẩu máy đào Bicoin, đại diện Tổng cục Hải quan cho biết: Máy đào tiền ảo bất ngờ ngừng nhập về TP Hồ Chí Minh.
Nhiều người dân tại TP.HCM bị lừa 15.000 tỷ đồng từ tiền ảo iFan và Pincoin. Ảnh: TTXVN.
Hơn 1 tháng gần đây, không có thêm máy đào tiền ảo nào được các tổ chức, cá nhân nhập khẩu về trong khi 6 tháng đầu năm nay, đã có hơn 3.600 máy làm thủ tục thông quan. Trong đó, có riêng 4 doanh nghiệp đã nhập khẩu hơn 3.000 máy, số còn lại do các cá nhân, tổ chức không có mã số thuế nhập khẩu. Có nhiều loại máy được nhập, tuy nhiên chủ yếu là máy tính xử lý dữ liệu tự động Bitcoin, Antminer.
Còn trong năm 2017, Cục Hải quan TP.HCM đã nhập tới hơn 7.000 máy đào Bitcoin và Litecoin, Riêng tại TP.HCM, chỉ trong khoảng 2 tháng cuối năm 2017, số lượng máy đào Bitcoin, Litecoin được nhập về ồ ạt với số lượng hơn 5.000 máy. Còn tại Hà Nội, số máy nhập về là 190 máy Bitcoin và 350 máy Litecoin.
Theo Tổng cục Hải quan, mặt hàng máy xử lý dữ liệu tự động đào tiền ảo nhập khẩu về Việt Nam trong thời gian qua chủ yếu có xuất xứ từ nhà sản xuất Bitman (Trung Quốc), được nhập khẩu chủ yếu qua đường chuyển phát nhanh, bưu chính hoặc hàng không, theo từng lô hoặc nhỏ, lẻ.
Có thể nói, việc sử dụng máy xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin cho mục đích khai thác tiền ảo đã bộc lộ dấu hiệu cho thấy sự phức tạp trong công tác quản lý, dễ bị các đối tượng lợi dụng để sử dụng như tiền tệ hoặc một phương pháp thanh toán khác. Điều này đã vi phạm Nghị định số 101/2012/NĐ-CP của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặt đã được sửa đổi bổ sung.
Video đang HOT
Phía Bộ Tài chính cũng đã dẫn chứng vụ lừa 15 nghìn tỷ đồng xảy ra tại TP. Hồ Chí Minhvừa qua là điển hình cho thấy sự bất cập trong công tác quản lý khi có tới hơn 32.000 người đã bị lừa thông qua mô hình đầu tư tiền ảo iFan, Pincoin. Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước cần cần có biện pháp quản lý chặt chẽ với việc nhập khẩu và sử dụng mặt hàng này.
Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, từ đầu năm đến nay, hàng loạt vụ lừa đảo nhà đầu tư đã bị phanh phui, như vụ lừa đảo 6.000 nhà đầu tư thông qua sàn tiền ảo VNCOINS dạng đa cấp, hay vụ việc hàng ngàn nhà đầu tư bị chiếm đoạt tài sản bởi công ty Cổ phần Modern Tech, với số tiền lên đến hơn 15.000 tỷ đồng. Đỉnh điểm là chiều 30/7, một nhóm nhà đầu tư đại diện cho khoảng 300 nhà đầu tư máy đào tiền ảo của Công ty Sky Mining đã đến cơ quan công an gửi đơn tố cáo. Có nhà đầu tư đã rót tới 75.000 USD vào dự án này.
Siết chặt quản lý
Trao đổi với phóng viên báo Tin tức chiều 13/8 về động thái mới nhất của Tổng cục Hải quan đã có công văn gửi Bộ Công Thương đề nghị bổ sung cấm các hoạt động sản xuất, lắp ráp máy xử lý dữ liệu tự động đào tiền ảo tại Việt Nam, Luật gia Đặng Văn Thành, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội khẳng định: Muộn còn hơn không. Theo Luật gia Thành, cả một thời gian dài, hệ lụy của máy đào tiền ảo đã xảy ra rất lớn.
Việc Việt Nam cho nhập thiết bị đầu cuối – loại máy móc chỉ duy nhất một công dụng là đào tiền ảo rất dễ bị hiểu lầm là sự thừa nhận hoạt động đào tiền ảo là không bị cấm. Chúng ta phải cấm tất cả các hoạt động liên quan đến đào tiền ảo bởi đó không phải là lao động chân chính, không mang tính chất trí tuệ và trên phương diện tài chính, nó không mang lại thu nhập chính đáng, ông Thành khẳng định.
Tuy nhiên điều mà luật gia này băn khoăn là hiện nay đã có không ít loại máy trên đã nhập vào Việt Nam rồi thì các cơ quan chức năng sẽ quy định cho những máy đó hoạt động thế nào?
Đề cập tới vấn đề này, phía Tổng cục Hải quan đã đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị thuộc và trực thuộc cần tăng cường biện pháp quản lý như: cho các tổ chức, cá nhân đã nhập khẩu được tiếp tục hay không hoặc cấp giấy phép để quản lý; chỉ đạo quản lý thị trường quản lý hoạt động kinh doanh, sử dụng của các tổ chức, cá nhân đã nhập khẩu. Đề nghị này nhằm mục đích đảm bảo thống nhất trong công tác quản lý, tránh trường hợp các doanh nghiệp lợi dụng sản xuất, lắp ráp các loại máy xử lý dữ liệu tự động phục vụ cho việc đào tiền ảo, đại diện Tổng cục Hải quan nói.
Theo Bộ Tài chính, máy xử lý dữ liệu tự động hiện không nằm trong danh mục hàng cấm nhập khẩu và không thuộc danh mục quản lý chuyên ngành hay hàng hoá gây mất an toàn nên doanh nghiệp được phép làm thủ tục nhập khẩu một cách dễ dàng. Thế nhưng, thời gian qua, việc sử dụng máy xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin cho mục đích khai thác tiền ảo có nhiều dấu hiệu cho thấy sự phức tạp trong công tác quản lý, dễ bị các đối tượng lợi dụng để sử dụng như tiền tệ hoặc một phương pháp thanh toán khác. Điều này đã vi phạm Nghị định 101 của Chính phủ về việc thanh toán không dùng tiền mặc đã được sửa đổi bổ sung.
Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải. theo quy định hiện hành, mặt hàng máy tính xử lý dữ liệu tự động giải mã bitcoin, litecoin… hiện chưa có mã HS riêng để quản lý, đang xếp chung vào nhóm máy xử lý dữ liệu tự động có mã HS 8471.80.90 và mặt hàng này thuộc lĩnh vực quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông. Tuy nhiên, về mặt quản lý nhà nước trong công tác xuất nhập khẩu, đối với mặt hàng này thì Bộ Công Thương cũng có trách nhiệm đề xuất biện pháp quản lý phù hợp, Thứ trưởng Hải nói.
Trước đó, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan như: Ngân hàng Nhà nước (NHNN), Bộ Tư pháp… nghiên cứu, xem xét việc đề xuất tạm ngừng nhập khẩu máy xử lý dữ liệu tự động khai thác tiền ảo theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành. Để hạn chế những rủi ro, hệ lụy cho xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã yêu cầu NHNN chỉ đạo các tổ chức tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không được thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền ảo trái pháp luật. Các giao dịch nào đáng ngờ liên quan đến tiền ảo cần phải được báo cáo ngay.
Về giao dịch tiền ảo, theo Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Việt Nam hiện chưa có khung pháp lý để điều chỉnh và bảo vệ quyền lợi của những nhà đầu tư tiền ảo. Còn hành vi phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo là vi phạm pháp luật. Do đó, khi có tranh chấp phát sinh từ các giao dịch dân sự có sử dụng tiền ảo thì có thể bị tuyên vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm của luật, các bên chỉ phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nhưng nếu bên có nghĩa vụ hoàn trả tiền không có khả năng thanh toán thì nguy cơ mất tài sản là rất cao.
Để ngăn chặn nạn lừa đảo tiền ảo, Bộ Công An vừa đề xuất cần nghiên cứu, xác định chính xác cấu thành, chức năng giải mã Bitcoin và các loại máy đào tiền ảo tương tự khác để kịp thời gắn mã HS đối với mặt hàng này. Công văn của Bộ Công an nêu rõ: Việc gắn mã riêng cho máy đào tiền ảo sẽ đảm bảo chính sách tạm ngừng nhập khẩu áp dụng đúng đối tượng cần quản lý, tránh ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp khi nhập mặt hàng khác trong nhóm.
Minh Phương
Theo TTXVN
Công an vào cuộc điều tra nghi án lừa đảo tiền "khủng" 900 tỷ đồng
Công an TP HCM vào cuộc điều tra nghi án lừa đảo 900 tỷ đồng liên quan ông Lê Minh Tâm - Chủ nhiệm Sky Mining.
Liên quan đến vụ việc ông Lê Minh Tâm (Chủ nhiệm Hợp tác xã Bầu trời công nghệ - Sky Mining, có trụ sở ở số 202B Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, TPHCM) rời khỏi Việt Nam, sáng 31/7, nhiều nhà đầu tư tham gia góp vốn vào hợp tác xã này tiếp tục đến công an cầu cứu và trình báo về việc ông Tâm lừa đảo, ôm trọn số tiền lên đến 900 tỷ đồng.
Nghi vấn ông chủ máy đào tiền ảo Sky Mining đóng cửa công ty bỏ trốn cùng gần 900 tỷ đồng khiến nhiều nhà đầu tư điêu đứng.
Trong số các nạn nhân, có nhiều người nước ngoài đang cư trú tại TPHCM đã đến công an trình báo về việc ông Lê Minh Tâm (48 tuổi, ngụ huyện Củ Chi, Chủ nhiệm Hợp tác xã Bầu trời công nghệ) có biệt danh ông chủ mỏ đào tiền ảo - Sky mining bị tố lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, lời kêu gọi tham gia đào tiền ảo lợi nhuận lên đến 300% đã khiến nhiều người nước ngoài tham gia, vay mượn tiền để đầu tư vì tin tưởng đây là công ty tài chính chuyên nghiệp. Trong đó, ông Chukwu Christan và ông Noarigat (người Nigeria) cho biết đã góp vào đây từ 10.000-24.000 USD, nay đứng trước nguy cơ tay trắng.
Nhiều người Việt từ các tỉnh thành như: Lâm Đồng, Đồng Nai... cũng chạy về trụ sở của Công ty Sky Mining tại TPHCM đòi tiền khi hay tin ông chủ mỏ đào tiền ảo cao chạy xa bay.
Tính đến sáng 31/7, đã có trên 300 nạn nhân gửi đơn đến cơ quan chức năng tố cáo ông Lê Minh Tâm chiếm đoạt số tiền hơn 900 tỷ đồng.
Sở Kế hoạch và Đầu tư TP HCM cho biết, công ty Sky Mining hoàn toàn không được phép kinh doanh và nhận uỷ thác mua máy đào tiền điện tử, nhưng ông Tâm vẫn huy động vốn để mua máy về kinh doanh.
Được biết, nhà đầu tư chuyển tiền mặt nhưng Sky Mining lại giao dịch bằng tiền ảo, ngay cả khi máy có đào được tiền ảo, người đầu tư muốn lấy lại tiền phải bán tiền ảo đi để lấy tiền mặt. Anh N.T.M, 37 tuổi, ngụ quận 2, TPHCM chia sẻ: "Nếu thực sự ông Tâm đã bỏ trốn khỏi Việt Nam thì rất có thể hàng trăm nhà đầu tư sẽ trắng tay vì luật Việt Nam không công nhận tiền ảo".
Sau khi tiếp nhận đơn tố cáo ông chủ vận hành hệ thống máy đào tiền ảo Sky Mining bỏ trốn, Công an TPHCM yêu cầu Công an quận Phú Nhuận chuyển hồ sơ chuyển Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ (PC46) để khẩn trương điều tra làm rõ.
Tuy nhiên, việc điều tra đang gặp khó khăn vì phải bổ sung thêm chứng cứ, do các nạn nhân không có giấy tờ chứng minh đã nộp tiền thật vào Sky Mining và khi giao dịch với ông Tâm đều bằng tiền ảo nên không có giá trị pháp lý. Về vấn đề này Luật sư Nguyễn Đức Chánh, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết: Ở Việt Nam, hành vi dùng tiền ảo để thanh toán được xem là vi phạm pháp luật. Vì pháp luật không bảo hộ nên khi xảy ra bất cứ rủi ro nào liên quan đến tiền ảo thì nhà đầu tư gần như bị mất trắng. Thời gian qua, không riêng Sky Mining mà giới đầu tư còn truyền tai nhau và đổ tiền vào nhiều hệ thống đào tiền ảo, huy động vốn khác như: Ifan, Vncoin, Thiên Rồng Việt...
Những đường dây lừa đảo đa cấp này vừa bị công an bắt giữ với số tiền bị chiếm dụng lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng. Do đó các nhà đầu tư nên coi đây là bài học đắt giá và nên tỉnh táo hơn, để bị tránh sập bẫy lừa tinh vi của các đối tượng lừa đảo./.
Theo Vinh Quang/ VOV- TPHCM
Vụ 32.000 người bị lừa đảo 15.000 tỷ tiền ảo qua góc nhìn pháp lý Vụ việc 32.000 người bị lừa đảo khi tham gia vào dự án tiền ảo iFan cho thấy, không ít người đang cố tình vi phạm pháp luật, nhiều người biết tiền ảo không được công nhận nhưng vẫn "nhắm mắt" đầu tư... Liên quan đến dự án iFan của Công ty Modern Tech bị người dân tố lừa đảo 15.000 tỷ đồng,...