Cảm nhận Toshiba Satellite C655D: Giá thấp, pin khỏe, cấu hình trung bình
Laptop là sự kết hợp khá mâu thuẫn giữa cấu hình không thật cao và kích thước lớn, nhưng hệ thống vẫn có những điểm cộng đáng khen.
Có vẻ như vi xử lý Fusion của AMD đang dần chứng tỏ được sức hấp dẫn của mình khi xuất hiện liên tiếp trong những sản phẩm laptop mới. Và lần này là câu chuyện của Toshiba Satellite C655D. Chiếc laptop có mức giá khoảng 398 USD (giá bên thị trường Mỹ).
Thiết kế và tản nhiệt
Trọng lượng 2,25 kg của Toshiba Satellite C655D là khá nhẹ đối với một chiếc laptop cỡ màn hình 15 inch. Nhìn bề ngoài, thiết kế bằng nhựa với tông màu đen được sử dụng chủ đạo khiến cho Satellite C655D trông có vẻ khá bắt mắt.
Ở phía trên bàn phím là hai chiếc loa nhỏ hình ovan, cũng được bao bọc bởi nhựa plastic, có thiết kế đẹp. Tuy nhiên, chính thiết kế “toàn phần” màu đen truyền thống đã gây ấn tượng không nhỏ, điểm xuyết là vài chiếc đèn LED báo hiệu CapsLock và NumLock đang bật.
Ớ khía cạnh tản nhiệt, sau khi chơi một đoạn video HD 15 phút, nhiệt độ đo được ở giữa bàn phím, trên touchpad và phía dưới máy lần lượt là 28,3, 28 và 28,8 độ – thực sự mát mẻ so với mức bình quân và đều nằm trong khoảng chấp nhận được. Vùng nóng nhất trên máy chỉ ở khoảng 35 độ.
Bàn phím và touchpad
Bàn phím đầy đủ trên Toshiba Satellite C655D mang đến những phản hồi xúc giác chân thực cho bạn, tuy nhiên, phím cách hơi ngắn có thể khiến bạn gõ sai khi dùng chưa quen.
Bên cạnh đó, touchpad rộng rãi với kích thước 8,1 x 4 cm có bề mặt thao tác tốt, các chế độ cảm ứng đa điểm cũng được hỗ trợ đầy đủ. Tuy nhiên, vùng kéo chuột phía bên phải không thật nhay. Kéo chuột di 2 ngón đem lại độ phản ứng tốt hơn. Ngoài ra, 2 phím chuột riêng biệt cũng là ưu điểm trên Toshiba Satellite C655D.
Màn hình và âm thanh
Màn hình trên model cũng được đánh giá cao với khả năng hiển thị máu sắc tươi sáng và góc nhìn ngang khá rộng. Tuy vậy, góc nhìn dọc hơi hẹp và đôi khi quá bóng khiến bạn dễ mất tập trung khi quan sát.
Video đang HOT
So với mức giá dưới 400 USD, hệ thống loa trên Toshiba Satellite C655D đã là rất ấn tượng. Theo đó, khi để mức 70%, âm thanh đã đủ cho 1 căn phòng cỡ trung bình, còn khi tăng lên 100%, các âm ít có hiện tượng bị méo dù bass không nhiều.
Cổng kết nối và Webcam
Cũng bởi mức giá khiêm tốn, số kết nối được hỗ trợ trên máy hơi ít. Cụ thể, đó là 2 cổng USB, Ethernet, VGA, đầu đọc thẻ, tai nghe và mic. Cũng cần lưu ý rằng máy không có HDMI và Bluetooth – những điểm trừ đáng tiếc. Số lượng cổng USB cũng là quá ít và hoàn toàn có thể tăng lên được 3 hay 4 cổng với mức giá của cả sản phẩm.
Tương tự, Webcam trên Toshiba Satellite C655D hoạt động không thật sự tốt dẫu chất lượng không quá tồi. Thế nhưng ngay cả trong điều kiện ánh sáng tốt, màu sắc cũng không thật rõ ràng.
Hiệu suất và đồ họa
Như đã nói, Toshiba Satellite C655D được trang bị vi xử lý AMD Fusion E-240 1,5 GHz, RAM 3GB, ổ cứng 250 GB 5400 rpm. Do đó, hệ thống chỉ ghi được mức điểm 1.325 trong phép đo ở phần mềm PCMark Vantage, tức là thấp hơn gần 4 lần so với trung bình các máy 15 inch khác như MSI CR650, HP Pavilion dm1z (trung bình 5.013 điểm)… Nhưng cũng phải nói thêm rằng dòng Fusion hiện nay vẫn chỉ tập trung đến tiết kiệm năng lượng trên các máy tính giá rẻ.
Nói chung, điểm số của C655D cũng chỉ ở mức trung bình so với các notebook khác. Theo thang điểm Geekbench, số điểm mà chiếc laptop của Toshiba đạt được là 1098 điểm, tức là cao hơn gần 100 điểm so với điểm số notebook nói chung. Thậm chí còn cao hơn cả chiếc Samsung NF310 với giá 399 USD và được trang bị chip xử lý Intel Atom N550 1,5GHz.
Với các điểm benchmark thực tế, C655D lại tỏ ra thua kém so với các đối thủ của mình. Hệ thống phải mất tới 9 phút 22 giây để chuyển mã một đoạn video định dạng MPEG4 dung lượng 114MB (thời lượng 5 phút) sang định dạng AVI với trình Oxlon Media Encoder. Trong khi đó, thời gian trung bình của các notebook khác chỉ là 1 phút 2 giây. Chiếc MSI CR650 mất 2 phút 47 giây, Inspiron 14R mất 1 phút 9 giây và Pavilion dm1z chỉ mất có 2 phút 45 giây. Và ngay cả chiếc Samsung NF310 lõi kép dual-core cũng chỉ mất có 3 phút 50 giây.
Đĩa cứng 250GB với tốc độ vòng quay 5400 rpm hoàn thành bài test File Transfer (chuyển đổi dữ liệu) 5GB trong 3 phút 41 giây, tốc độ trung bình là 23MB/giây. Điểm số này cũng không quá thấp so với mức trung bình, mặc dù 14R đạt mức 26MB/giây trong khi MSI CR650 chỉ đạt 19,8MB/giây và Pavilion dm1z đạt 18,4MB/giây. Tuy nhiên, tốc độ boot mất tận 1 phút 16 giây lại không phải là một điểm cộng của chiếc laptop này, bởi đa số các máy tính khác đều hoàn thành bài khởi động tại mức trung bình là 67 giây.
Trong khi làm thử nghiệm với chiếc laptop này, chúng tôi đã thử lướt web và mở nhiều tab với trình duyệt Google Chrome cùng việc viết bài review này với Open Office, tốc độ ở mức chấp nhận được. Tuy nhiên, khi mở Windows Movie Maker và chèn một đoạn clip, chiếc laptop đã tỏ ra chậm đi trông thấy. Quá trình edit đã chiếm tới 80% dung lượng CPU hoạt động. Hiện tượng tương tự cũng có thể quan sát được với máy tính khi mở trình duyệt Firefox. Chỉ với 5 tab, CPU đã lên tới mức 70% tài nguyên, làm hệ thống chậm đi nhiều.
Về mặt đồ họa, AMD Radeon HD 6310 tích hợp cùng CPU cho phép Toshiba Satellite C655D ghi được 1.997 điểm (3DMark 06) – thấp hơn khoảng 2 lần so với các máy 15 inch. Nhưng cũng đạt mức trung bình khi tính riêng các laptop sử dụng Fusion. Về mặt tích cực, bạn vẫn có thể tận hưởng các video HD với chất lượng hiển thị tương đối ổn trên máy.
Các thử nghiệm thực tế với game Flash cũng cho thấy hệ thống gần như bị quá tải tài nguyên để theo kịp cấu hình của trò. Khi chơi World of Warcraft, khung hình đạt tốc độ 22fps với mức đồ họa đặt ở Fair và chế độ toàn màn hình. Trong thí nghiệm khác, việc chơi video HD tại Vimeo và YouTube khá mượt mà ngay cả khi full màn hình và ở chuẩn 1080p. Clip HD chứa trong ổ cứng cũng được chơi một các uyển chuyển, không giật chút nào. Tuy nhiên, khi chơi clip SD Hulu ở full màn hình thì có gặp phải hiện tượng giật hình.
Thời lượng pin và Wi-Fi
Pin là khía cạnh Toshiba Satellite C655D chứng tỏ được ưu thế khi kéo dài thời gian sử dụng lên tới 4 giờ 51 phút – cao hơn 50 phút so với bình quân. Trong khi đó, MSI CR650 chỉ ngắn hơn một chút là 4 giờ 38 phút và Inspiron ít hơn tận 1 nửa, chỉ với 3 tiếng 1 phút. Nhờ đó, bạn có thể thoải mái làm việc mà không cần phải đắn đo quá nhiều.
Ngược lại, ở mảng kết nối không dây, Toshiba Satellite C655D lại tỏ ra hơi yếu. Khi khoảng cách kết nối dưới 5m, tốc độ truyền tải đo được là 29,1 Mbps, còn khi trên 15 m, tốc độ là 15,6 MBps – đây đều là các điểm dưới trung bình (33,9 và 22,1 Mbps).
Ưu điểm: Giá thấp. Pin khỏe. Bàn phím đầy đủ.
Nhược điểm: Hiệu suất chỉ tương đương với netbook. Phím cách hơi ngắn.
Toshiba Satellite C655D với vi xử lý Fusion là laptop có cấu hình chỉ ngang với các netbook nhưng lại hỗ trợ màn hình khá rộng.
Theo PLXH
Toshiba Satellite R830, R840, và R850
Hãng Toshiba mới đây đã công bố một loạt máy tính xách tay mới thuộc dòng Satellite R800 bao gồm Satellite R830, R840, và R850 với thiết kế mỏng và nhẹ mạng lại sự tiện lợi cho người dùng.
Theo đó, mẫu Satellite R830 sở hữu màn hình kích thước 13,3 inch, mẫu Satellite R840 có màn hình kích thước 14 inch và Satellite R850 sở hữu màn hình kích thước lớn nhất 15,6 inch.
Mẫu Toshiba Satellite R830
Chiếc Toshiba Satellite R830 có lớp vỏ bên ngoài được làm bằng magiê sáng bóng tạo thành lớp bảo vệ chắc chắn cho máy, và có trọng lượng vào khoảng 1,4 kg. Trong khi đó Satellite R840 và Satellite R850 có lớp vỏ bên ngoài bằng nhựa cứng khá vững chắc.
Laptop Toshiba Satellite R840
Cả ba mẫu máy tính xách tay mới của Toshiba đều được trang bị bộ vi xử lý Sandy Bridge, bộ nhớ RAM lên đến 8GB DDR3, ổ cứng 640GB (hoặc ổ SSD), ổ ghi DVD, kết nối Wi-Fi 802.11 b / g / n, tích hợp Bluetooth 3.0, cổng USB 3.0, cổng eSATA, webcam có độ phân giải VGA, đầu đọc thẻ đa năng, và cổng xuất HDMI.
Mẫu Toshiba Satellite R850
Nhà sản xuất Toshiba cho biết, những mẫu máy tính xách tay thuộc dòng Satellite R800 sẽ có mặt tại hầu hết các thị trường như châu Âu, Trung Đông và châu Phi ngay trong quý 2 năm nay. Tuy nhiên, vẫn chưa có khung giá nào cho cả 3 mẫu máy này.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Chân dung 4 laptop mới của Toshiba Portégé T230 được thiết kế gọn nhẹ và bắt mắt với bàn phím chiclet Portégé R700 đi sâu chăm chút từng chi tiết tỉ mỉ đến từng góc cạnh và tính năng. Trong khi đó, dòng Satellite mang lại cho khách hàng thêm lựa chọn mới với Satellite L645 và C640. Mỏng nhẹ với Portégé dòng T và R Portégé T230 siêu mỏng,...