Cảm nhận của giáo sư Trần Văn Khê về âm nhạc CROR
Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét, CROR có đầy đủ màu sắc của tất cả các thể loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam.
CROR là dòng nhạc mới xuất hiện ở Việt Nam vài năm trở lại đây, gắn liền với tên tuổi nhà soạn nhạc Lê Văn Tuấn – người đã mất nhiều năm khai mở.
CROR là sự kết hợp nhuần nhuyễn, xuyên suốt nhiều thể loại nhạc từ quá khứ đến hiện tại. Trong những lần được lắng nghe và “nhâm nhi” dòng nhạc này, giáo sư Trần Văn Khê đã cảm được tiếng lòng của CROR.
Giáo sư Trần Văn Khê.
Dòng âm nhạc mang trái tim Việt
“Lần đầu tiên tôi nghe nhạc CROR là năm 2011, tại Nhà hát lớn TP HCM. Tôi đến với sự hiếu kỳ xem CROR là gì. Hôm đó tôi không chắc là có thể ngồi xem đến hết chương trình nên dặn con cháu là cho ngồi hàng ghế cuối cùng để khi mệt thì rút. Nhưng không ngờ tôi có thể ngồi nghe nhạc đến hai tiếng rưỡi đồng hồ mà không hề thấy mệt” – giáo sư Trần văn Khê chia sẻ về lần đầu làm quen với CROR.
CROR là viết tắt của các từ Classic, Romantic, Opira và Rock. Trong đó, Classic, Romantic và Rock là những thể loại nhạc mà ai cũng hiểu. Còn Opira nghĩa là ca sĩ hát bằng tình cảm, bằng tâm hồn chứ không chỉ đơn thuần là kỹ thuật và hơi.
Giáo sư Trần Văn Khê bảo, mỗi lần nghe nhạc CROR đều khám phá ra những điểm đặc biệt. Ông khám phá trong đó có tiếng đàn guitar bass tuôn theo những chuỗi đàn rất nhẹ nhàng. Trong khi đó, đàn piano không theo cách đánh của ngày xưa, có tính ngẫu hứng, nhưng đó là cái ngẫu hứng phù hợp với người Việt Nam.
Nội dung của những bài hát trong thể loại CROR chủ yếu là thơ. Những lời thơ đó luôn hàm chứa triết lý của cuộc sống và ẩn sâu là sự kêu gọi tình thương nhân loại, tình thương con người với con người. Sự kêu gọi lòng trắc ẩn của con người qua những lời thơ xúc động ấy rất phù hợp với tiếng nhạc.
Bấy nhiêu thôi cũng đủ để chúng ta dành thời gian khám phá và thưởng thức một lối nhạc mới. Mà muốn thưởng thức một lối nhạc mới cần phải có đôi tai mới, tâm hồn và con tim mới. Nhạc CROR chính là thứ âm nhạc mang nặng trái tim Việt Nam nên sẽ gặp gỡ được con tim của người Việt.
Video đang HOT
Giáo sư Trần Văn Khê và nhạc sĩ Lê Văn Tuấn.
Âm nhạc để nối tình
“Con người” trong nhạc Lê Văn Tuấn luôn hiện lên trần trụi và chân thật, không hề bôi hồng hay cách điệu. Số phận của họ trong tác phẩm âm nhạc CROR là điều cốt lõi. Hiểu được, thấy được, nghe được, thấm được linh hồn của họ muốn và đang nói lên chuyện gì…mới có thể hóa thân vào tác phẩm để mà diễn y như thật.
Ngoài những thân phận, những nỗi vất vả gian lao của nhân loại thì nhạc CROR của Lê Văn Tuấn còn thổi hồn cho tình yêu, một thứ tình cảm êm dịu, thanh cao và thánh thiện.
Nói về Lê Văn Tuấn, người đã có công rất lớn nghiên cứu và khai sinh ra loại âm nhạc “lạ” này, giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: “Không phải từ khi được nghe dòng nhạc CROR mà từ lâu tôi có một cảm tình đặc biệt với nhạc sĩ Lê Văn Tuấn. Đó là một nhà thơ, một nhà soạn nhạc và cũng là một nhà khoa học. Chính cái chắc chắn của khoa học, cái ướt át của thơ văn và cái mềm mại của âm nhạc pha trộn trong con người Lê Văn Tuấn đã tạo nên CROR, một lối nhạc mới, một lối thơ mới để nối tình người với nhau”.
Giáo sư cũng khẳng định, công việc, nguyện vọng và hoài bão của Lê Văn Tuấn khá tương đồng với ông. Mặc dù đi theo con đường âm nhạc truyền thống dân tộc, nhưng giáo sư cho rằng, bản chất không có gì khác nhau.
Vì hình thức của âm nhạc thực ra chỉ là hình thức, còn nội dung mới là quan trọng. Điều cốt yếu của âm nhạc là làm sao đem đến cho người nghe sự rung động, từ sự rung động của trái tim này có thể truyền đến trái tim khác. Dùng phương tiện gì đem lại được những điều như vậy cũng đã là thành công.
“Trước đó tôi chưa nghe âm nhạc CROR lần nào, nhưng năm 2011, tôi có thể ngồi nghe hơn 2 tiếng, đi từ khám phá này đến khám phá khác. Khi đó, tôi nói với Lê Văn Tuấn: “Hôm nay gặp được em, thấy em có sự sáng tạo với tất cả tấm lòng, tôi thấy thật hạnh phúc. Âm nhạc của em không phải viết ra bằng lý trí, bằng những dấu hiệu trên tờ giấy mà bằng con tim, bằng tình thương và tất cả những gì thiêng liêng, quý giá của con người. Dù không được khỏe lắm nhưng khi nghe nói có buổi biểu diễn của em tôi nhất định phải tới nghe…”".
Dù tuổi cao, sức yếu, nhưng mỗi lúc tỉnh táo, giáo sư Trần Văn Khê vẫn luôn nhắc đến âm nhạc, đến những người em, người bạn đồng nghiệp mà mình yêu quý.
Giáo sư Trần Văn Khê chia sẻ: “CROR có đầy đủ màu sắc của tất cả các thể loại nhạc cụ dân tộc truyền thống của Việt Nam. Bốn dòng nhạc Classic (cổ điển), Romantic (lãng mạn, phục hưng), Opera (nhạc kịch thế kỷ 17) và Rock (thế kỷ 20). Mỗi dòng nhạc kết hợp hàng trăm năm, nên thật sự không phải điều đơn giản. Một bản nhạc tấu lên, nó không hề đơn côi, lỏng lẻo mà trái lại, nó thấm đẫm tình cảm, triết luận sâu sắc về cuộc sống nhân gian”.
Theo Zing
Nghiệt ngã nghề đi biển: Những cái chết lạnh buốt
Mười ngư dân tử nạn trên biển, chỉ 1-2 người tìm được thi thể và việc đưa họ về nhà là những câu chuyện ứa nước mắt.
Vào ngày tuần giáp năm cho ông Lê Văn Tánh (SN 1969; ngụ xã An Phú, TP Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên), vợ ông không có mặt vì cũng vừa qua đời sau thời gian cầm cự với bệnh ung thư. Không còn cha mẹ, 4 đứa trẻ nheo nhóc phải nhờ hàng xóm và bạn thuyền làm mâm cơm giỗ cha. Câu chuyện đau lòng 1 năm trước được bạn thuyền kể lại đầy ám ảnh.
Đông cứng vì ướp lạnh
Hôm ấy, khoảng 19 giờ ngày 1-12-2013, tàu cá do anh Lê Văn Tuấn làm thuyền trưởng đang câu cá ngừ đại dương ở vùng biển Trường Sa thì hết mồi. Anh Nguyễn Văn Ngọc (SN 1991) được phân công xuống thúng chai câu mực làm mồi. Để kiếm tiền thuốc thang cho vợ, ông Tánh cũng xin cùng đi câu mực. Chiếc thúng chai được thả xuống biển khoảng 30 phút, anh Tuấn rọi đèn thăm chừng thì không thấy đâu.
Biết chuyện chẳng lành, anh Tuấn vội đưa tàu đi tìm thì thấy nó đã bị sóng lớn đánh úp. Khi 2 ngư dân được đưa lên thuyền thì ông Tánh đã tử vong. "Chỉ mấy phút trước, ông Tánh còn ngồi trên thúng chai với tôi mà giờ đã nằm bất động.Tôi bị sốc suốt cả chuyến về" - anh Ngọc hồi tưởng.
Một ngư dân tử nạn ngoài biển được đưa vào bờ ở Quảng Ngãi Ảnh: TỬ TRỰC
Phải mất 3 ngày 3 đêm, thi thể ông Tánh mới được đưa về đến bờ. Để thi thể không bị phân hủy, bạn thuyền dùng giấy bóng quấn quanh người, đưa xuống hầm tàu, nơi trữ cá, dùng đá lạnh ướp. "Trên đường trở về, cứ nghĩ cảnh ông Tánh bị đông lạnh dưới hầm cá thì tôi lại run lên bần bật" - anh Ngọc nói, mắt rưng rưng.
Đánh bắt với người chết
Cách đây hơn 1 năm, nhiều người vẫn còn nhắc nhớ chuyện "đánh bắt chung với người chết" của tàu ông Võ Văn Thành, ngụ xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Ngày đó, tàu ông Thành ra Hoàng Sa đánh bắt mới được 3 ngày thì một ngư dân tử nạn do lặn biển quá lâu. Để khỏi lỗ chuyến biển, các thuyền viên quyết định tiếp tục ở lại đánh bắt, hơn nửa tháng sau mới quay về. "Dù chuyến biển đó khá trúng nhưng trên tàu ai cũng buồn rười rượi, cứ lặng lẽ đánh bắt, lặng lẽ trở về. Đấy là chuyến biển hãi hùng nhất đời tôi" - ông Nguyễn Thanh Trung, ngư dân đi trên chuyến tàu đó, nhớ lại.
Ông Lương Luận ngậm ngùi khi mình làm Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Phú Đông nhưng không thể đưa được con tử nạn vào cửa biển - Ảnh: HỒNG ÁNH
Theo ông Trung, mỗi chuyến ra Hoàng Sa, các ngư dân phải vay của chủ nậu (người thu mua cá) 200 triệu đồng để lo chi phí đánh bắt như mua đá, xăng dầu. "Nếu mới ra vài ngày, chưa đánh bắt được gì mà phải quay về thì lỗ quá nặng. Lại đang có một vùng thời tiết xấu trên biển nên anh em chúng tôi quyết định ở lại, cho tàu tránh gió bão 2 ngày rồi tiếp tục đánh bắt. Chúng tôi biết làm như thế rất tàn nhẫn với bạn thuyền nhưng tình thế như vậy chẳng biết phải làm sao" - ông Trung phân trần.
Để thi thể không bị phân hủy, các ngư dân gói bạn thuyền lại rồi cho vào hầm đá. Hằng ngày, họ cử người xuống trông nom, thắp hương cúng viếng người đã khuất. Cũng từ chuyến biển hãi hùng đó, ông Trung không còn ra khơi thêm một lần nào nữa. "Chuyến biển quá ám ảnh, chúng tôi vì cuộc sống, vì áo cơm đã làm một việc không đúng với hương hồn người đã khuất" - ông Trung day dứt.
Người chết không được vào cửa biển
Một năm đã qua nhưng nhắc đến cái chết của con là anh Lương Công Hiệp (SN 1991; ngụ phường Phú Đông, TP Tuy Hòa), bà Ma Thị Tánh (63 tuổi) lại khóc: "Nó bị ngã đập đầu vô máy tàu rồi tử vong. Để về đến đất liền phải mất 4 ngày, 3 đêm nên người ta đành đưa thi thể xuống hầm đá lạnh. Khi về đến bờ thì nó đông cứng, lạnh biết chừng nào".
Nhưng như vậy cũng chưa đủ đau đớn, ông Lương Luận (68 tuổi, cha anh Hiệp), Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường Phú Đông, nghẹn lời khi nhớ lại chuyện thi thể con trai phải trải qua bao vất vả mới được đưa vào bờ. Hôm tàu về gần đến nơi, do có chở người chết nên bị ngăn không được vào cửa biển Đà Diễn. Thuyền trưởng Lương Công Hưng (anh ruột Hiệp) phải quay mũi tàu ra lại biển rồi chạy về hướng bãi ngang Đông Tác. Mặc cho những con sóng gần bờ bổ nhào, anh Hưng quyết định neo thuyền, đưa thi thể em mình xuống thúng chai, bơi vào bờ. "Hàng ngàn ngư dân gắn bó với cửa biển này vậy mà khi gặp nạn, họ không được vào. Đau lòng lắm nhưng cũng đành chịu" - ông Luận ngậm ngùi.
Nhắc đến tín ngưỡng không cho người chết vào cửa biển, thuyền trưởng Nguyễn Văn Hai cho biết mình đã có một bài học nhớ đời. Đầu năm 2013, thuyền của ông đang đi đánh bắt ngoài biển thì một ngư dân gặp nạn tử vong. Do không biết tục lệ, ông Hai cho thuyền chạy vào cảng phường 6 (TP Tuy Hòa) báo cáo với bộ đội biên phòng. Khi phát hiện trên tàu có người chết, ngư dân ở đây buộc ông Hai phải chở thi thể ngược ra biển tìm chỗ khác đưa lên bờ. "Chưa hết, mấy hôm sau, họ bắt chúng tôi chuẩn bị lễ mang ra cửa biển cúng xá tội, cầu an" - ông Hai kể. Vì gia đình ông Hai khó khăn nên ngư dân của TP Tuy Hòa đã quyên góp được gần 40 triệu đồng sắm lễ vật, rước thầy về cúng "ông bà giữ cửa". Ông Hai phải bỏ biển, trực ở đấy mấy ngày để được xá tội.
Kỳ tới: Đại dương là mồ
Dẫu đau lòng cũng phải tin Ông Phan Thuẫn, Chủ tịch Nghiệp đoàn Nghề cá phường 6 (TP Tuy Hòa), cho biết theo quan niệm của người đi biển, cửa biển là của ông bà. Ngư dân cho rằng ông bà không thích thấy cảnh chết chóc nên nếu chở người chết qua cửa sẽ bị ông bà quở phạt, làm ăn thất bát, làng xóm đói kém, tai nạn nhiều hơn nên không ai dám làm việc ấy. Nếu không biết mà lỡ làm thì phải cúng xin ông bà xá tội. "Với người làm nghề biển, không ai dám chắc cuộc sống phía trước của mình ra sao nên dẫu đau lòng vẫn cứ phải tin vào quan niệm này" - ông Thuẫn lý giải.
Theo Hồng Ánh - Tử Trực (Người lao động)
Lĩnh án tù vì lỡ tay đánh chết em vợ 7 tuổi Dọa nạt em vợ, Cường đánh vào mặt Tuấn, khiến Tuấn không giữ được thăng bằng ngã đập đầu vào bờ lề công viên bất tỉnh và tử vong sau đó. Ngày 23/12, TAND TP. Huế (Thừa Thiên - Huế) tại phiên tòa xét xử lưu động đã kết án 4 năm 3 tháng tù giam đối với Lê Viết Cường (23 tuổi...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

HIEUTHUHAI hát thế nào mà lại bị so sánh với nam ca sĩ thị phi Lương Bằng Quang?

Hồng Nhung, Quang Dũng hòa giọng tưởng nhớ 24 năm ngày mất Trịnh Công Sơn

Pháo có liên quan gì đến buổi họp báo của Kim Soo Hyun?

Đông Nhi "lặn" mất 2 tuần rồi tái xuất bằng cả album khiến fan choáng váng

Đây là 2 nữ ca sĩ làm nên điều chưa từng có của nhạc Việt trên Top Trending toàn cầu!

5.000 khán giả Nhật Bản phấn khích vì các 'Anh trai vượt ngàn chông gai'

Top MV 100 triệu view nhanh nhất Việt Nam: Bắc Bling đạt kỷ lục thần tốc vẫn chưa thể vượt qua 2 "ngọn núi" này

"Bắc Bling" và những MV của nghệ sĩ Việt gây sốt: Cao nhất 600 triệu view

Hoà Minzy lên tiếng khi bị đặt lên bàn cân so sánh với Sơn Tùng M-TP

Dương Domic, Quân A.P bùng nổ trong live concert The East

Concert 'Chông gai' 5 ra miền Bắc, liệu 'Say hi' có tổ chức đêm thứ 6?

Ca sĩ Quốc Đại làm chương trình kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất
Có thể bạn quan tâm

Top 3 chòm sao nam đặc biệt chung thủy, họ "né bẫy" ngoại tình 1 cách tài tình
Trắc nghiệm
11:47:28 03/04/2025
Clip gần 2 phút ghi lại cảnh bảo vệ Bến xe Đồng Nai dùng súng điện hăm dọa hành khách
Netizen
11:37:30 03/04/2025
30 mâm cơm giá rẻ chỉ với 100k mỗi ngày, đủ 3-4 món, ngon như nhà hàng, ấm như gia đình
Ẩm thực
11:21:43 03/04/2025
Váy đuôi cá giúp nàng biến hóa phong cách chỉ trong tích tắc
Thời trang
11:21:38 03/04/2025
Gã xe ôm đưa bé gái ở Hà Nội vào nhà nghỉ để xâm hại tình dục
Pháp luật
11:11:39 03/04/2025
Bé gái bị bỏ rơi, hàng chục gia đình tha thiết xin nuôi, chọn ai?
Tin nổi bật
11:07:10 03/04/2025
Nga sắp đánh lớn trên khắp mặt trận Ukraine?
Thế giới
10:55:34 03/04/2025
Lamine Yamal: 'Vua thế giới' ở tuổi 17?
Sao thể thao
10:51:48 03/04/2025
Với 500 triệu có thể xây nhà 2 tầng, 40m (4x10m) ở quận Tân Phú, TP Hồ Chí Minh không?
Sáng tạo
10:46:08 03/04/2025
Những chặng đường bụi bặm - Tập 13: Nguyên đang "trên răng dưới dép" thì bạn gái cũ đưa giấy khám thai
Phim việt
10:42:43 03/04/2025