Cấm người Việt ra nước ngoài làm nghề massage
Từ ngày 20/5, lao động Việt Nam ra nước ngoài không làm công việc massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc trung tâm giải trí.
Nghị định 38/2020 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng sẽ có hiệu lực từ ngày 20/5.
Massage là 1 trong 7 công việc mà người Việt ra nước ngoài không được làm.
Nghị định này quy định 7 công việc người lao động Việt Nam không được làm việc ở nước ngoài bao gồm:
Massage tại các nhà hàng, khách sạn hoặc các trung tâm giải trí.
Công việc phải tiếp xúc thường xuyên với chất nổ, chất độc hại trong luyện quặng kim loại màu (đồng, chì, thủy ngân, bạc, kẽm), tiếp xúc thường xuyên với mangan, thủy ngân…
Công việc tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở, khai thác quặng phóng xạ các loại.
Công việc sản xuất, bao gói phải tiếp xúc thường xuyên với các hóa chất acid nitơric, natri sunfat, disunfua cacbon, các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, diệt chuột, sát trùng, chống mối mọt có độc tính mạnh.
Công việc săn bắt thú dữ, cá sấu, cá mập.
Video đang HOT
Công việc thường xuyên ở nơi thiếu không khí, áp suất lớn (dưới lòng đất, lòng đại dương).
Công việc liệm, mai táng tử thi, thiêu xác chết, bốc mồ mả.
Có tiền bảo lãnh sẽ không bị giữ phương tiện vi phạm.
Nghị định 31 có hiệu lực từ hôm nay quy định, tổ chức, cá nhân vi phạm có thể được giữ phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan, người có thẩm quyền (trừ trường hợp xe là tang vật vụ án hình sự, xe đua trái phép, giấy tờ xe bị làm giả…) nếu đủ các điều kiện sau:
Người vi phạm có nơi đăng ký thường trú hoặc có đăng ký tạm trú còn thời hạn, hoặc có giấy xác nhận về nơi công tác của cơ quan, tổ chức (có địa chỉ rõ ràng) nơi cá nhân vi phạm đang công tác. Tổ chức, cá nhân phải có nơi giữ, bảo quản phương tiện.
Tổ chức, cá nhân vi phạm có khả năng tài chính đặt tiền bảo lãnh.
Trong thời gian được giao giữ, bảo quản phương tiện, tổ chức, cá nhân vi phạm không được phép sử dụng phương tiện tham gia giao thông; không được tự ý thay đổi nơi giữ, bảo quản nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền.
Cũng theo nghị định 31, trong 3 ngày, kể từ ngày hết thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người vi phạm không đến nhận mà không có lý do chính đáng hoặc không xác định được người vi phạm, cảnh sát phải thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng và niêm yết công khai tại trụ sở.
Việc công khai trên phương tiện thông tin đại chúng được rút ngắn còn 1 lần, thay vì ít nhất 2 lần như quy định hiện hành.
Trường hợp hết thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thông báo cuối mà người vi phạm không đến nhận tang vật, phương tiện, cảnh sát sẽ tịch thu phương tiện vi phạm để bán đấu giá, nộp ngân sách nhà nước.
Công dân có quyền khai thác hình ảnh, âm thanh của tổ chức, cá nhân
Nghị định 47/2020 về quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước, có hiệu lực từ ngày 25/5 quy định công dân có quyền khai thác, chia sẻ hình ảnh, âm thanh của tổ chức hoặc cá nhân, nhưng không được xâm phạm quyền riêng tư, bí mật cá nhân.
Các dữ liệu số mà người dân có thể được khai thác, chia sẻ là loại dữ liệu dưới dạng ký hiệu, chữ viết, chữ số, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng tương tự được thể hiện bằng tín hiệu số.
Nghị định cũng ràng buộc trách nhiệm của người dân khi khai thác, chia sẻ dữ liệu không được vi phạm các hành vi như: Cản trở hoạt động kết nối, quyền khai thác và sử dụng dữ liệu hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật…
Thêm đối tượng có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án
Tại nghị định 33/2020, Chính phủ đã sửa đổi quy định trách nhiệm của UBND và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong thi hành án dân sự.
Cụ thể, nghị định này quy định cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp; cơ quan đại diện chủ sở hữu của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án (trước đây chỉ cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó có trách nhiệm chỉ đạo việc yêu cầu thi hành án).
Các khu du lịch ở Đà Nẵng được mở cửa đón khách dịp lễ 30/4 và 1/5
Đà Nẵng cho phép các khu, điểm du lịch, khu di tích, danh lam thắng cảnh được mở cửa đón khách từ ngày mai (30/4) nhưng cấm các hoạt động trong nhà.
Chiều 29/4, ông Lê Trung Chinh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng ký công văn cho phép một số hoạt động được mở cửa phục vụ người dân, du khách.
Theo đó, UBND TP Đà Nẵng cho phép cơ sở kinh doanh khu, điểm du lịch, khu di tích, danh lam thắng cảnh trên địa bàn được mở cửa đón khách nhưng cấm tổ chức các hoạt động trong nhà tại những khu, điểm này.
UBND TP Đà Nẵng cũng cho các cơ sở huấn luyện thể thao chuyên nghiệp, tập luyện thể thao được hoạt động từ ngày 30/4.
Hoạt động vận tải cố định liên tỉnh được hoạt động 100% số chuyến xe trong biểu đồ chạy xe đã được phê duyệt đối với các địa phương thuộc nhóm nguy cơ thấp và không quá 50% đối với các địa phương trong nhóm nguy cơ.
Các khu du lịch, danh lam thắng cảnh ở Đà Nẵng được mở cửa đón khách từ ngày mai (30/4).
UBND TP Đà Nẵng tiếp tục chỉ đạo tạm dừng các hoạt động nghi lễ tôn giáo tập trung trên 50 người, giải đấu thể thao, sự kiện có tập trung đông người tại nơi công cộng, sân vận động và các sự kiện lớn chưa cần thiết.
Khu vui chơi, giải trí trong nhà, rạp chiếu phim, trò chơi điện tử, trò chơi điện tử có thưởng cho người nước ngoài, casino, cơ sở làm đẹp (trừ dịch vụ cắt tóc, làm móng), karaoke, spa, massage, quán bar, pub, vũ trường (kể cả trong các khách sạn, cơ sở lưu trú) cũng chưa được hoạt động cho đến khi có thông báo mới.
Trước đó, ngày 28/4, UBND TP Đà Nẵng có văn bản đồng ý cho phép mở cửa Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills theo đề nghị của Sở Du lịch về trả lời kiến nghị của Công ty Cổ phần cáp treo Bà Nà.
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng thống nhất cho mở cửa Khu du lịch Sun World Bà Nà Hills từ ngày 30/4 với điều kiện từ nay đến ngày 29/4 Việt Nam không phát sinh thêm ca nhiễm lây lan thứ phát trong cộng đồng.
Các khu vực được phép hoạt động gồm cáp treo, khu vực ngoài trời, dịch vụ lưu trú, ăn uống, nhà hàng,... nhưng phải đảm bảo khoảng cách 2m giữa người với người.
Tiếp tục tạm dừng các hoạt động vui chơi giải trí trong nhà tại khu du lịch gồm: Karaoke, bar, pub, rạp chiếu phim, massage, bảo tàng sáp, biểu diễn nghệ thuật, vui chơi giải trí, thể dục thể thao trong nhà, bể bơi.
Phòng gym, yoga ở Sài Gòn được hoạt động Trừ phòng gym và yoga, các ngành nghề khác như vũ trường, karaoke... tiếp tục dừng hoạt động để phòng chống Covid-19, theo quyết định của UBND TP HCM, chiều 28/4. Các ngành nghề chưa được phép kinh doanh còn có: cơ sở làm đẹp, phẫu thuật thẩm mỹ, spa, massage, xông hơi; các khu vui chơi, giải trí, sân khấu, trung tâm...