Cấm “ngặt” hủ tục đa thê, ép vợ góa lấy anh em trai của chồng
Chính phủ lệnh cấm áp dụng những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình như hôn nhân đa thê; Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ; Thách cưới cao mang tính chất gả bán; Phong tục “nối dây”; Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn…
Nghị định 126 năm 2014 được Chính phủ ban hành thể hiện quy định chi tiết về việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình.
Theo Nghị định, những tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình cần vận động xóa bỏ gồm: 1- Kết hôn trước tuổi quy định của Luật Hôn nhân và gia đình; 2- Việc đăng ký kết hôn không do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện; 3- Cưỡng ép kết hôn do xem “lá số” và do mê tín dị đoan; cản trở hôn nhân do khác dân tộc, tôn giáo; 4- Cấm kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi từ bốn đời trở lên; 5- Nếu nhà trai không có tiền cưới và đồ sính lễ thì sau khi kết hôn, người con rể buộc phải ở rể để trả công cho bố, mẹ vợ; 6- Quan hệ gia đình theo chế độ phụ hệ hoặc mẫu hệ, không bảo đảm quyền bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa con trai và con gái; 7- Không kết hôn giữa người thuộc dân tộc này với người thuộc dân tộc khác và giữa những người khác tôn giáo.
(Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Đặc biệt, cấm áp dụng những tập quán lạc hậu gồm: 1- Chế độ hôn nhân đa thê; 2- Kết hôn giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người khác có họ trong phạm vi ba đời; 3- Tục cướp vợ để cưỡng ép người phụ nữ làm vợ; 4- Thách cưới cao mang tính chất gả bán (như đòi bạc trắng, tiền mặt, của hồi môn, trâu, bò, chiêng ché… để dẫn cưới); 5- Phong tục “nối dây” (Khi người chồng chết, người vợ goá bị ép buộc kết hôn với anh trai hoặc em trai của người chồng quá cố; khi người vợ chết, người chồng goá bị ép buộc kết hôn với chị gái hoặc em gái của người vợ quá cố); 6- Bắt buộc người phụ nữ góa chồng hoặc người đàn ông góa vợ, nếu kết hôn với người khác thì phải trả lại tiền cưới cho nhà chồng cũ hoặc nhà vợ cũ; 7- Đòi lại của cải, phạt vạ khi vợ, chồng ly hôn.
Tại Nghị định, Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành liên quan và UBND các cấp phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xây dựng, thực hiện các chính sách, biện pháp tạo điều kiện để người dân thực hiện các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình; phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp thể hiện bản sắc của mỗi dân tộc, xoá bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình.
Đồng thời, tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về hôn nhân và gia đình, vận động người dân phát huy truyền thống, tập quán tốt đẹp và xoá bỏ tập quán lạc hậu về hôn nhân và gia đình; giáo dục thế hệ trẻ bảo tồn, phát triển ngôn ngữ, chữ viết và phát huy các giá trị văn hóa trong tập quán tốt đẹp của mỗi dân tộc.
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc với nhiều tập quán tốt đẹp, đa dạng, phong phú. Việc ban hành Nghị định có nội dung quy định chi tiết việc áp dụng tập quán về hôn nhân và gia đình là rất thiết thực. Những quy định trên thể hiện việc tôn trọng những tập quán tốt đẹp, đồng thời cũng nhấn mạnh việc tuân thủ các nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình, bảo đảm tính nghiêm minh của pháp luật. Đồng thời nhằm tăng cường quản lý nhà nước trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, khuyến khích phát huy các phong tục tập quán tốt đẹp, xóa bỏ tập tục lạc hậu…
P.Thảo
Theo Dantri
Hàng hoá qua cửa khẩu biên giới đất liền phải có giấy tờ hợp lệ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định về quản lý cửa khẩu biên giới đất liền. Nghị định này quy định hoạt động kiểm tra, kiểm soát, giám sát của các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Nghị định quy định hoạt động xuất cảnh, nhập cảnh đối với người; xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập đối với phương tiện; xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh, chuyển khẩu đối với hàng hóa, vật phẩm qua cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Nghị định cũng quy định khu vực cửa khẩu; ra, vào, lưu trú, tạm trú, hoạt động trong khu vực cửa khẩu; điều kiện, thẩm quyền, thời gian hạn chế hoặc tạm dừng các hoạt động qua lại biên giới tại cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền; mở, nâng cấp, quy hoạch, xây dựng phát triển hệ thống cửa khẩu biên giới đất liền; trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý cửa khẩu, lối mở biên giới đất liền.
Theo Nghị định, người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm xuất, nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới phải có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, thực hiện nguyên tắc, thủ tục theo quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu và các quy định khác của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; chịu sự quản lý, kiểm tra, kiểm soát, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành tại cửa khẩu.
Người, phương tiện, hàng hóa không thuộc cư dân biên giới hai bên xuất, nhập qua lối mở biên giới thực hiện chính sách thương mại biên giới theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Hoạt động xuất, nhập qua biên giới đối với người, phương tiện, hàng hóa, vật phẩm của Việt Nam và nước ngoài chỉ được thực hiện tại các cửa khẩu, lối mở biên giới theo quy định.
P.Thảo
Theo Dantri
Phát hiện 7 "quan chức" ở tỉnh Thái Bình thiếu bằng đại học Qua kiểm tra hồ sơ công chức giữ chức danh lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Thái Bình, Thanh tra Bộ Nội vụ phát hiện 7 trường hợp thiếu bằng đại học (ĐH). Theo kết luận thanh tra về việc thực hiện các quy định của pháp luật về bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, tiêu chuẩn ngạch của công chức lãnh đạo, quản...