Cẩm nang mua sắm dành cho các game thủ trước mùa Steam Sale
Những lời khuyên dưới đây sẽ giúp các game thủ có sự lựa chọn sáng suốt nhất trong việc mua những sản phẩm mình yêu thích trong mùa Steam Sale.
Bạn rất muốn mua một tựa game mình mong muốn nhưng lại có túi tiền eo hẹp? Bạn vẫn còn đắn đo vì không biết tựa game định mua có phù hợp với mình không? Bạn không biết giá cả ở đâu là rẻ nhất và đảm bảo nhất? Bạn lo sợ thời cơ mua tựa game của mình sẽ bị vuột mất sau mùa giảm giá? Đừng lo vì Game4V sẽ giúp bạn điều đó với những lời khuyên hữu ích nhất dành cho các game thủ chuẩn bị cúng tiền cho đức thánh GabeN mùa Steam Sale này (hay khi đi mua ở các trang bán game khác).
Xác định game cần mua ngay trước đợt sale
Một khi đợt giảm giá bắt đầu thì bạn cũng như bao game thủ khác bắt đầu lao ngay vào máy tính, bật web và dò tìm game trên các trang phân phối bán lẻ. Nhưng đập vào mắt bạn ngay lúc đó là cả một dãy dài với hàng chục, hàng trăm tựa game giảm giá với giá thành rẻ bất ngờ. Dĩ nhiên, nếu không cẩn thận thì bạn sẽ bị rơi vào lạc hồn trận và có thể vung tay quá trán với số tiền không hề nhỏ. Và khi bạn thức tỉnh để rồi nhận ra tựa game mình cần mua đã hết hạn sale thì đã quá muộn. Vì vậy, việc đầu tiên bạn nên làm trước khi đi mua game là hãy điền tất cả những tên sản phẩm bạn ưu tiên nhất vào một danh sách riêng. Bản thân Steam cũng đã có tính năng wishlist cho phép người dùng lựa chọn tên game mình mong muốn để được nhận thông báo giảm giá sớm nhất có thể.
Xác định game DLC phù hợp
Một trong các vấn đề khi mua game trong những năm gần đây là phong trào sản xuất các bản mở rộng DLC bùng nổ. Được coi là một cách kéo dài giờ chơi và tuổi thọ của những tựa game đã ra mắt, DLC có nhiều thể loại rất đa dạng và phong phú: từ các bộ mở rộng với giá trị nội dung tương đương cả trò chơi cho đến những bộ trang phục và áo giáp ngựa vô dụng. Và nếu các game thủ nghĩ rằng nếu như mua toàn bộ tất cả các DLC để có được một trải nghiệm đầy đủ thì đó là quan điểm vừa đúng vừa sai. Đúng vì rõ ràng game kèm theo các bản mở rộng thì người chơi sẽ cảm thấy thỏa mãn vì mua full game, nhưng lại sai bởi kèm theo đó là những thứ vô tác dụng, thừa thãi và đóng vai trò làm cái cửa sổ để game thủ ném tiền qua. Các game thủ tốt hơn hết nên mua đúng và mua đủ để tránh bị lãng phí tiền bạc với những DLC vô bổ và không có tác động nào đến game.
Tìm hiểu yêu cầu cấu hình của game trước khi mua
Nhiều trường hợp sau khi đổ tiền mua game xong thì cảm thấy thất vọng ngay từ những khoảnh khắc đầu tiên. Nguyên nhân thì lại không xuất phát từ nội dung game hay dở mà là do máy PC của game thủ không đáp ứng được yêu cầu cấu hình đề ra. Điều này đã dẫn đến việc người dùng lãng phí một số tiền không hề nhỏ cho một tựa game không kham nổi trên máy tính của mình. Tốt hơn hết là dành một khoảng thời gian để nghiên cứu yêu cầu cấu hình của game trước khi đưa ra quyết định mua. Một điểm cần lưu ý là trong những năm gần đây, không ít tựa game có yêu cầu cấu hình đặt ra cao hơn so với thực tế. Hay nói theo cách khác, một số tựa game có thể sử dụng được ở những máy có cấu hình thấp hơn tối thiểu. Nhưng điều này không nên được khuyến khích vì có thể gây ảnh hưởng lớn đến trải nghiệm tổng thể.
Sử dụng chính sách hoàn tiền nếu cần thiết
Video đang HOT
Nếu các bạn không tuân thủ hoặc vô tình mắc sai lầm ở một trong 3 điều trên thì cũng đừng lo. Một số thương hiệu phân phối game trong thời gian gần đây đã áp dụng chính sách hoàn tiền cho các game thủ. Nếu người dùng không hài lòng khi mua bất cứ tựa game nào thì đều có khả năng được trả lại 100% số tiền đã chi ra. Tuy nhiên, những chính sách này thường đi kèm với một số điều kiện bất kỳ để tránh bị lạm dụng quá đà. Ví dụ như Steam chỉ cho phép game thủ hoàn trả lại sản phẩm nếu như sở hữu chúng dưới 14 ngày kể từ khi mua và có thời gian chơi không quá 2 giờ; trong khi EA cho phép trả lại tiền trong vòng 24 giờ nếu như game đã mở hoặc 7 ngày nếu như chưa sử dụng. Người dùng cũng cần phải nghiên cứu kỹ chi tiết này để đảm bảo quyền lợi tốt nhất của mình.
Ưu tiên mua các gói game bundle
Với những game thủ có túi tiền eo hẹp thì các gói game bundle luôn là một giải pháp hay để sở hữu nhiều tựa game với giá cả phải chăng. Thay vì phải mua nhiều tựa game với giá bán lẻ riêng biệt thì người dùng có thể lựa chọn những bộ tổng hợp nhiều tựa game khác nhau bằng một lần mua duy nhất và một giá thống nhất. Ưu điểm của phương pháp mua những game bundle này là nếu tính trung bình giá mỗi tựa game trong bundle thì số tiền mà game thủ phải bỏ ra sẽ ít hơn nhiều so với mua game riêng, giúp tiết kiệm được chi phí nhiều hơn khi mua game. Các game thủ có thể tìm bundle ở những trang web có uy tín lớn, chất lượng cao mà giá lại rẻ như Humble Bundle, Bundle Stars,….
Tham khảo nhiều điểm phân phối khác
Dù rằng những trang bán chính thống như Steam đặt ra một mức giá nhất định vào mùa sale, các game thủ vẫn có thể tìm nhiều giải pháp khác để mua game rẻ hơn. Do nhiều tựa game được bán ra ở nhiều trang web khác nhau như Steam, GOG, Origin, Uplay Store nên chắc chắn sẽ có độ chênh lệch giá nhất định. Cùng với đó, sự trỗi dậy của các trang web như G2A chuyên cung cấp trader bán những bộ key với giá tiền rẻ giúp game thủ mua game dễ dàng và tiện lợi. Ngoài ra, một số trang web ở trong nước cũng bắt đầu cung cấp các bộ key được điều chỉnh giá nhằm phù hợp với thị trường Việt. Người dùng có thể so sánh giữa các điểm phân phối này và quyết định lựa chọn nơi mà mình sẽ mua game. Tuy nhiên, khi mua ở những nơi khác thì các game thủ cần phải….
Cẩn trọng trước những kẻ lừa đảo
Đó chưa bao giờ là một lời cảnh báo thừa khi nhiều game thủ đã bị ăn cú lừa bởi những scammer trôi nổi trên các mạng xã hội. Bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, những kẻ lừa đảo này sẽ dụ những người dùng nhẹ dạ cả tin với giá key thấp hơn so với thị trường thông thường. Tuy nhiên, những bộ key này khi mua thường chứa nhiều rủi ro cao như đã bị đăng ký từ trước, key giả hoặc là key ăn cắp. Những trường hợp như vậy ngoài bị mất tiền ra thì sẽ còn có nguy cơ bị khóa game, khóa tài khoản và nhiều hậu quả khôn lường khác. Vì vậy, game thủ trước khi mua key từ các nguồn bên ngoài thì cần phải tìm hiểu từ trước để tránh bị mắc bẫy một cách đáng tiếc.
Theo Game4V
Game và những câu châm ngôn (Phần 2)
Những câu trích dẫn, châm ngôn chọn lọc trên là chắt lọc của những giây phút xúc động nhất mà từ đó, những bài học được tạo thành.
Game, ban đầu được tạo ra chỉ để đơn thuần với mục đích giải trí, tiêu khiển, hoặc cùng lắm là dịp để người thân và bạn bè cùng chơi đùa và tụ tập bên nhau, chơi một trò chơi, tận hưởng những giây phút. Nhưng qua những năm tháng, với sự phát triển không ngừng của phần cứng máy tính. Video game đã có thể truyền tải những thông điệp, những câu chuyện sâu sắc hơn những khung hình 16bit với âm thanh midi xưa cũ. Kéo theo đó là hệ thống kịch bản, cốt truyện cũng được đầu tư hơn để xứng tầm với nền đồ họa tân tiến. Vậy là chúng ta đã có cả một món ăn nghệ thuật mới, không chỉ là giải trí đơn thuần nữa mà còn là để tận hưởng, để cảm nhận.
Metal Gear Solid (1998)
2.Bioshock (2007)
3. Dead Space 3 (2013)
4.Mass Effect 3 (2012)
5. Assassin Creed: Revelations (2011)
6. Fallout: New Vegas (2010)
7. Half Life (1998)
8.Metro 2033 (2010)
9.Mass Effect 3 (2012)
10.Penumbra: Requiem (2008)
11.Skyrim (2011)
12.Call of Duty: Modern Warfare 2 (2009)
Theo Game4V
Phân tích trailer God of War: Hình xăm Bắc Âu, quái vật ẩn mình và tình cha con Sony mở màn buổi họp báo của hãng tại E3 2016 bằng God of War. Nó không chỉ khiến fan bị phấn khích tột độ mà còn ẩn chứa vô số những thông điệp trong đoạn Gameplay dài 10 phút. Hãy cùng chúng tôi điểm qua những thông tin thú vị đó và cả các thông tin bên lề mà rất nhiều fan...