Cẩm Ly khóc nghẹn vì cậu bé 12 tuổi muốn làm nghề sửa xe
Câu chuyện về hai bà cháu nghèo làm lay động khán giả ở “Hát mãi ước mơ”.
Video thí sinh thi hát giúp đỡ hai bà cháu nghèo
Tối 19.7, tập 13 của Hát mãi ước mơ khiến khán giả xúc động với Huỳnh Đức Duy – chàng trai muốn dùng giọng hát của mình để giúp đỡ cụ bà 86 tuổi Nguyễn Thị Hai và đứa chắt Phạm Văn Thiện.
Còn nhỏ, Văn Thiện đã muốn nghỉ học và đi làm để lo cho bà cố
Ở uổi gần đất xa trời, cụ bà sống trong một căn nhà nhỏ xập xệ, dựa khoản tiền trợ cấp và sự giúp đỡ từ hàng xóm. Cậu chắt tuy còn nhỏ tuổi nhưng sớm phải nghỉ học. Từng đi bán vé số rồi bị giựt, kể từ đó, Thiện chỉ ở nhà, ai trong xóm “sai gì làm nấy” để kiếm tiền phụ giúp bà.
Tuy còn nhỏ nhưng Văn Thiện bị ám ảnh về chuyện mưu sinh đến mức chia sẻ không muốn đi học mà chỉ muốn làm nghề sửa xe, kiếm tiền lo cho cố khiến BGK và khán giả ở trường quay bật khóc nức nở.
Cẩm Ly nghẹn ngào trước câu chuyện cảm động
Với chất giọng tình cảm, Đức Duy đã có một màn trình diễn thành công với Thành thị. Trấn Thành cho rằng vì Đức Duy là một người sống tình cảm nên anh hát tràn đầy cảm xúc. Danh hài khen Đức Duy lựa bài hát rất hay và bằng trái tim chứ không phô diễn kỹ thuật. Giám khảo Cẩm Ly nhận xét, Đức Duy có những quãng trầm rất rõ, chính xác.
Ở vòng Chinh phục, Đức Duy sẽ trình bày ca khúc Cho con được thay cha. Trấn Thành cũng dành nhiều lời có cánh cho Đức Duy khi nhận xét cậu hát rất chân thật, tình cảm mà không hề phô diễn kỹ thuật, hoàn toàn có thể theo con đường ca hát chuyên nghiệp.
Cẩm Ly cũng đồng ý với nhận định của Trấn Thành. Cô cho rằng ở vòng 1, Đức Duy đã cho thấy quãng trầm thì vòng này anh lại cho thấy giọng giả thanh rất tốt.
Video đang HOT
Đức Duy gây xúc động khi thi hát để giúp đỡ hai bà cháu nghèo hàng xóm
Trong vòng cuối cùng, Đức Duy trình diễn ca khúc Nếu chỉ còn một ngày để sống. Cẩm Ly nhận xét anh chàng đổi tông rất tốt nhưng lại quên lời một cách đáng tiếc. Dù vậy, nữ ca sĩ vẫn nhấn mạnh chị rất thích quãng trầm của Đức Duy.
Trấn thành cũng khen ngợi chàng trai trẻ có giọng hát vang sáng, quãng rộng, biết cách xử lý và biến chuyển giọng hát của mình. Đức Duy với số điểm tổng cộng 98 điểm là người giành chiến thắng giải thưởng 50 triệu đồng.
Theo Danviet
Nghề "đập đồ phá của" hưởng lương 10 triệu mỗi ngày tại Hollywood
Tuy nhiên, sự vất cả của công việc đặc thù này hiếm có ai tưởng tượng được hết.
Âm thanh được gọi là dấu cộng của hình ảnh. Để có được sự sống động cho một bộ phim, khâu làm âm thanh, tiếng động phải cực kỳ được chú trọng. Vậy ai là người chịu trách nhiệm khâu quan trọng này? Họ nắm giữ những bí quyết gì khiến khán giả phải ngã ngửa khi biết sự thực? Mời các bạn đón xem loạt bài Vén màn bí mật tiếng động trong phim.
Khoảng một thập kỉ trước, có một dòng chữ thường xuất hiện ở phần cuối giới thiệu của các bộ phim. Đó là "Tiếng động: Minh Tâm", hoặc "Tiếng động: Minh Tâm - Minh Thu".
Những khán giả của thời gian đó hẳn vẫn còn nhớ khi nghệ sĩ Minh Tâm vò tấm giấy bạc để tạo nên âm thanh tanh tách của lửa hay rải gạo lên giấy giả làm tiếng mưa rơi. Ông đã mở ra một thế giới kỳ diệu cho thính giác, giống một phù thủy có thể biến thứ này thành thứ kia.
Nghệ sĩ Ưu tú Minh Tâm - ông vua tiếng động của phim Việt
Cái tên Minh Tâm trở thành "thương hiệu" của việc làm tiếng động cho phim Việt Nam. Nghệ sĩ Minh Tâm cùng con gái là Minh Thu là người hùng thầm lặng phía sau hơn hai ngàn tập phim. Họ đã dùng những thứ bình thường nhất để tô điểm thêm cho sự sống động của phim, trong điều kiện vật chất khó khăn.
Vậy còn những nghệ sĩ làm tiếng động ở kinh đô ánh sáng Hollywood thì sao? Liệu có phải họ chỉ cần dùng những phần mềm xử lý, các kĩ thuật hiện đại và kho âm thanh dồi dào sẵn có?
Cách đi tìm "dáng hình thanh âm" ở Hollywood
Vò, xé, bẻ, giẫm, đạp... là những hành động cơm bữa của các nghệ sĩ tạo tiếng động. Thế nhưng, ẩn sau những hành động đầy tính thô bạo đó, đằng sau những dụng cụ thu âm, các phần mềm hiện đại... luôn cần một tâm hồn nghệ sĩ bay bổng đến không ngờ.
Có rất nhiều nghệ sĩ tạo tiếng động thích đến những vùng rừng núi hoang sơ, ít dấu chân con người khai phá. Heikki Kossi là một foley artist người Phần Lan, anh chia sẻ rằng:
"Âm thanh của tự nhiên là điều kỳ diệu nhất. Nhắm mắt lại, tôi có thể nghe thấy cả vũ trụ đang thầm thì với mình. Điều đó truyền cảm hứng cho tôi rất nhiều trong công việc."
Heikki Kossi - nghệ sĩ làm tiếng động người Phần Lan đang làm việc trong studio
Một nghệ sĩ làm tiếng động chuyên nghiệp trung bình có thể kiếm được 400-500$ mỗi ngày. Những người ít kinh nghiệm hơn thì con số giảm quá nửa, chỉ khoảng 150-200$/ ngày và thường không được ghi danh.
Tính bình quân thu nhập thì đó là một con số đáng kể. Nhưng trước khi được trả tiền, những nghệ sĩ làm tiếng động có khi phải mất nhiều năm ròng để thu thập kinh nghiệm, thậm chí làm việc không lương. Sự vất cả của công việc đặc thù này hiếm có ai tưởng tượng được hết.
Đạo diễn Daniel Jewel đã mang đến cho mọi người một cái nhìn tương đối đầy đủ qua bộ phim ngắn The Secret World of Foley - Thế giới bí mật của các nghệ sĩ làm tiếng động. Anh theo chân hai nghệ sĩ Pete Burgis và Sue Harding nhằm kể về công việc đầy tinh tế đó.
Pete Burgis và Sue Harding trong phim
Để lồng tiếng cho một bộ phim, Pete và Sue phải xem đi xem lại đoạn phim đó, cùng những âm thanh tự nhiên của chúng. Rồi họ lên kế hoạch cho từng tiếng động để tìm ra cách dựng âm thanh ưu việt nhất. Từng thao tác đều phải rất nhanh cho kịp với tiến độ của tình tiết phim.
Giúp đỡ Pete với Sue là một nhân viên kĩ thuật. Anh này chịu trách nhiệm thu tiếng, điều chỉnh âm thanh to nhỏ cho khớp với phim.
Cùng làm việc với các nghệ sĩ tiếng động luôn phải có kĩ thuật viên phía sau
Mỗi một cảnh phim đều rất kỳ công. Ví dụ để lồng tiếng cho cảnh người ngư dân thu cần, cho cá vào xô, hai nghệ sĩ phải dùng tới năm, sáu vật dụng. Pete kéo một chiếc cần trục tạo nên tiếng rè rè, còn Sue vặn chiếc giẻ bao bên ngoài thanh gỗ tạo ra tiếng mài tay trên cần câu.
Sau đó Sue lại dùng một chiếc giẻ đẫm nước đập qua lại hai tay mình cho khớp với hình ảnh người đàn ông đang gỡ cá khỏi lưỡi câu. Bàn tay Pete di chuyển uốn lượn trong nước, tựa như con cá đang cố quẫy mình trong chiếc xô hẹp.
Thật khó để kể hết những dụng cụ mà Pete và Sue đã sử dụng để lồng tiếng chỉ cho một phim. Lại càng khó hơn để thâu tóm thế giới rộng lớn kỳ diệu của những người làm tiếng động chỉ trong vài câu ngắn ngủi.
Điều duy nhất có thể nói về họ chính là không bao giờ thôi làm việc. Bởi kể cả khi nghỉ ngơi, mọi giác quan của họ vẫn chỉ chăm chú vào những âm thanh đến từ không gian chung quanh. Tiếng ủng giẫm lên nước, tiếng tay vỗ vào tường, tiếng rơi của lá khô trên mặt đường nhựa...
Rồi họ âm thầm ghi nhớ để tái tạo chúng một cách tự nhiên nhất, bằng phép màu đến từ đôi tay, khối óc và những vật dụng tưởng như tầm thường nhất chung quanh.
Mời các bạn chiêm ngưỡng cách Pete và Sue dùng sự khéo léo, tinh tế của mình để làm tiếng động cho phim, trích từ phim ngắn The Secret World of Foley:
Những phim kinh dị, phim giả tưởng của Hollywood rất giỏi dùng tiếng động lạ để "dọa" khán giả. Mời độc giả chiêm ngưỡng bí quyết tạo nên những âm thanh của người ngoài hành tinh, tàu quái vật, tiếng đi xuyên tường... trong kỳ tiếp theo. Chắc chắn bạn sẽ phải ngã ngửa vì độ "đơn giản" của nó. Mời độc giả đón xem kỳ cuối: Bóc mẽ chiêu tạo các âm thanh "rùng rợn": Từ thức ăn cho chó đến dứa và bí ngô vào 0h30 sáng mai, Thứ Sáu ngày 21/7!
Theo Danviet
Bịt mắt hôn 12 chàng trai để tìm người hẹn hò: Bạn có dám? Đây có lẽ là show truyền hình khiến chúng ta thay đổi cách nhìn về tình yêu. Tình yêu nhiều khi bị gắn mác là mù quáng, khiến cho người đang yêu không còn lý trí nữa. Nhưng đó là khi đã yêu. Show Kiss Bang Love lại đưa chúng ta đến 1 cái nhìn khá đặc biệt đó là người chơi sẽ...