Cầm lon sữa bầu trên tay, tôi rớm nước mắt vì không ngờ mẹ chồng đã làm điều này để mua sữa cho tôi
Nhìn nhãn hiệu sữa, tôi biết nó rất mắc tiền. Tôi hỏi mẹ chồng tiền đâu mà mẹ mua nhưng bà không nói.
Người ta nói phụ nữ sướng khổ nhờ chồng, tôi thấy như vậy vẫn chưa đủ. Phụ nữ mà nói, họ không quan trọng sướng- khổ mà quan trọng tình cảm nhiều hơn. Tôi không phủ nhận vật chất, tiền bạc rất quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Nhưng nếu sống ngập trong nhung lụa mà tinh thần héo úa thì cũng chẳng hạnh phúc, sung sướng gì.
Ngày tôi báo cưới với anh, cả nhà tôi đều thở dài. Nhà anh và nhà tôi đã quá quen thuộc với nhau rồi khi chúng tôi chỉ cách nhau vài con dốc. Bố mẹ tôi thở dài vì nhà anh quá nghèo. Mẹ tôi lắc đầu: “Nhà mình đã nghèo, con còn làm dâu một nhà nghèo nữa thì biết bao giờ ngóc đầu lên nổi hả con?”
Nhưng tôi cười, nghèo thì đã sao, nghèo mà vẫn hạnh phúc thì tốt hơn nhiều so với giàu mà khóc cạn nước mắt mỗi đêm chứ. Hai tháng sau, chúng tôi chính thức thành vợ chồng sau một đám cưới nhỏ, chỉ mời dòng họ hai bên.
Tôi về làm dâu nhà anh, cuộc sống cũng chẳng thay đổi nhiều. Hàng ngày hai vợ chồng đi làm công nhân tới tối mới về. Mẹ chồng tôi hiền hậu, chịu thương chịu khó nhưng không có việc làm nên sống hoàn toàn nhờ vào vợ chồng tôi. Có lẽ bà biết điều đó nên luôn làm hết việc trong nhà để tôi nghỉ ngơi khi về.
Một tuần chúng tôi được nghỉ ngày chủ nhật, mẹ chồng tôi lại kêu chồng tôi đưa tôi về ngoại chơi hoặc đưa tôi đi ăn uống cho thoải mái tinh thần. Mỗi lần tôi về nhà đẻ, mẹ chồng đều cắt ít rau bà tự trồng, bắt con gà bà tự nuôi hoặc đưa tôi chục trứng vịt về biếu bố mẹ đẻ. Những thứ đó chẳng đáng là bao nhưng với tôi, nó rất quý. Nó là cả tấm lòng quý trọng bố mẹ tôi của mẹ chồng. Bố mẹ tôi bây giờ cũng quý và thương mẹ chồng tôi lắm. Thế mới nói, chỉ cần cho đi, tôi tin, ta sẽ nhận lại. Mẹ chồng tôi cho đi tử tế thì nhận lại yêu thương.
Khi nghe tin tôi mang bầu, mẹ chồng tôi mừng rơi nước mắt. Bà cứ theo bảo tôi nghỉ làm để dưỡng thai cho tốt. Nhưng nếu tôi nghỉ làm thì một mình chồng tôi sao nuôi nổi ba miệng ăn.
Video đang HOT
Chiều đi làm về, bao giờ mẹ chồng tôi cũng chuẩn bị sẵn nước ấm cho tôi tắm. Rồi mẹ còn nấu nhiều món ăn khác nhau để tôi ăn cho đủ chất. Tối, mẹ khệ nệ bưng một chậu nước gừng ấm và bắt chồng tôi xoa bóp tay chân cho tôi. Lắm lúc nhìn mẹ chồng chiều chuộng mình, tôi cứ nghĩ tôi không phải là con dâu nữa mà là con gái đẻ.
Không ngờ mẹ chồng tôi lại đi làm giúp việc theo giờ để dành dụm tiền mua sữa cho tôi. (Ảnh minh họa)
Hôm qua, mẹ chồng đưa tôi một lon sữa bầu. Nhìn nhãn hiệu sữa, tôi biết nó rất mắc tiền. Tôi hỏi mẹ tiền đâu mà mẹ mua nhưng bà không nói. Mãi đến chiều nay, khi đi làm về, tôi qua nhà chị hàng xóm chơi, chị ấy mới kể.
Hóa ra, khi vợ chồng tôi đi làm, mẹ chồng tôi cũng đi giúp việc theo giờ cho một nhà trong xóm. Bà làm từ lúc nghe tin tôi bầu tới bây giờ. Nghe xong, nghĩ tới cảnh mẹ lọm khọm lau dọn nhà cửa cho người khác để chắt chiu từng đồng mua sữa cho tôi, tôi lại cay xè mắt.
Về nhà, thấy mẹ đang nấu nướng, tôi lại thấy thương quá. Đời này tôi đã hạnh phúc viên mãn khi gặp được một người chồng tốt và một người mẹ chồng tuyệt vời rồi. Chỉ là tôi không muốn mẹ đi làm giúp việc cho người ta nữa. Tôi phải nói làm sao để mẹ tự nguyện nghỉ làm đây?
Theo Afamily
Lấy chồng sao khổ và nhục quá!
Vì nhà chồng quá chật, cả 5 người cùng sinh hoạt trong 1 căn phòng chỉ khoảng 30m2 khiến nàng dâu nhiều phen khốn khổ, nhất là ngày ở cữ sắp tới.
Yêu nhau suốt 5 năm trời, trót để lỡ có bầu 3 tháng, Hà mới cưới. Vì mang bầu trước cưới nên lúc nào nhà chồng Hà cũng tạo áp lực cho Hà và gia đình thông gia.
Bố chồng Hà bảo, cô có bầu thì tự giải quyết. Còn mẹ chồng Hà khi sang nói chuyện với thông gia cứ liên tục kỳ kèo mấy cái lễ gia tiên. Cực chẳng đã, vì thương con gái nên bố mẹ đẻ Hà mang tiền ra nhà trai xin họ cưới để Hà khỏi mang tiếng cho cả gia đình. Hà chẳng ngờ, chỉ 1 lần trót dại mà Hà đã làm ảnh hưởng đến nhiều người.
"Bố chồng mình thì nát rượu lúc nào cũng chửi mình và gia đình nhà mình là loại vô học, vô giáo dục này nọ. Hiện mình mang bầu 9 tháng mà vẫn còn bị hành hạ mắng chửi. Nếu mình làm gì sai đã đành. Đằng này lần nào bố mẹ chồng cũng song kiếm hợp bích chửi mình. Mình chỉ biết im lặng. Bố chồng chỉ ở nhà uống rượu. Mẹ chồng mình làm công nhân may. Trong khi bố mẹ đẻ mình làm công chức nhà nước và cũng có địa vị trong xã hội", Hà tủi thân kể.
Chấp nhận lấy chồng, Hà đã phải chấp nhận cuộc sống thiếu thốn. Cả nhà chồng Hà cùng sinh hoạt trong 1 căn phòng chỉ khoảng 30m2. Khi Hà về nhà chồng, căn phòng này có 2 chiếc giường. Vì thế, vợ chồng Hà phải ngủ dưới nền nhà và nhường giường cho bố mẹ chồng và em trai chồng.
"Mang bầu đến tận tháng thứ 8 thì mẹ chồng mới mua cho con dâu chiếc giường. Dù biết lấy chồng phải theo chồng nhưng nhiều khi mình áp lực quá không chịu được", Hà kể lại.
Vì cả nhà chồng cùng ngủ trong 1 phòng nên Hà rất ngại. Ban ngày, mẹ chồng Hà đi làm. Chồng Hà cũng đi làm xa cuối tuần mới về. Em chồng Hà đi học. Chỉ còn Hà và bố chồng ở nhà. Do cả nhà chỉ có 1 phòng nên Hà dù bầu bí mệt mỏi cũng không dám ngủ.
"Bố chồng cứ vào phòng thì mình lại đi ra và ngược lại. Bố chồng say rượu suốt. Mà cứ say và nhìn thấy mình là chửi. Ông bảo rằng, mình không phải loại lá ngọc cành vàng. Rằng &'bố mẹ mày không học bằng tao đâu'. Mình cũng im lặng vì không chấp người say", nàng dâu chán ngán nói.
Chồng đi làm cuối tuần mới về nhà. Nhưng chồng Hà về nhà lúc nào cũng chỉ biết ngủ, ăn và đi đá bóng. Còn những ngày bình thường khác, ngày nào Hà cũng phải đợi chồng từ sáng đến tối đến đêm để nhắn tin hay gọi điện thoại. Khi nói chuyện được 1 lúc thì chồng Hà đã lấy lý do bận đá bóng, bận họp, bận kiếm tiền nuôi vợ con để tắt máy.
"Từ lúc lấy chồng đến giờ được 6 tháng rồi mà mình chưa được chồng đưa cho đồng lương nào. Mình chán cũng không muốn hỏi. Nhà mẹ đẻ mình gần đây và do nhà chồng chật chội nên mình hay kiếm cớ để về nhà mẹ đẻ cho thoải mái. Vậy mà bố chồng cứ nhìn thấy con dâu lại chửi: &'Mày không được về nhà mày đâu. Ông mày có chết tao cũng không cho mày về. Nhà này không đáp ứng đủ điều kiện của mày, mày đừng có đòi hỏi'", Hà ngán ngẩm.
Nhiều đêm Hà khóc vì thấy lấy chồng khổ và nhục quá. Nhưng Hà cũng không dám cãi lại họ nửa lời. Đã thế mẹ đẻ Hà còn nói với con gái: "Tội lớn nhất là ra đường để người ta chửi bố mẹ mình. Đấy là tội bất hiếu". Vì thế về nhà chồng dù có chịu ấm ức thế nào, Hà cũng chẳng dám nói với ai.
Cuối tuần sau là ngày dự sinh bé của Hà. Hà rất muốn về nhà bố mẹ đẻ sau sinh nhưng mẹ đẻ của Hà đã bảo cô rằng, chỉ khi nào mẹ chồng Hà có ý cho thông gia đón về bên ngoại thì mẹ Hà mới đón. Mẹ Hà còn bảo, ở cữ nhà chồng dù bà biết Hà sẽ khổ nhưng phải cố lên. Bởi bà ngại, bố mẹ chồng Hà đã khác người như vậy nên không muốn có thêm điều tiếng ảnh hưởng đến gia đình Hà.
"Sắp sinh rồi mà mình buồn quá. Mình chẳng biết phải làm thế nào. Mình đang tính một là lên Hà Nội ở với chồng. Hai là năm nỉ bố mẹ đẻ để được về nhà ngoại. Nhưng bố mẹ chồng mình thì chắc chắn không cho mình ở cữ nhà ngoại hay lên trên Hà Nội với chồng.
Mình sinh con xong vẫn ở chung phòng với bố mẹ chồng, em chồng không tiện, sợ ảnh hưởng đến họ. Chưa kể không ai chăm sóc mình. Mình chẳng biết, cả nhà sinh hoạt trong gian nhà 30m2 này thì lúc sinh mình cho con bú thế nào. Mình chỉ sợ sau sinh lại có nhiều chuyện không hay xảy ra với bố chồng đã vốn "nát"", Hà khổ sở bế tắc.
Theo Báo Phụ Nữ
Đóng tiền cho mẹ chồng đầy đủ nhưng tôi chẳng có được bữa cơm đàng hoàng dù đang mang bầu Thêm nữa, tôi không đi ra ngoài được nên chuyện ăn uống hoàn toàn phụ thuộc vào mẹ chồng. Bà vẫn giữ nguyên chế độ bình thường trong khi tôi cần được tẩm bổ. Đọc bài tâm sự "Thu nhập hơn 15 triệu/tháng nhưng mẹ chồng chỉ đóng góp 2 triệu" của chị Hiền My trên PNO, tôi thấy cuộc đời thật trớ...