Cam Lâm triển khai phòng, chống bão số 9
Ngay từ chiều 26-10, Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Cam Lâm đã họp khẩn trương triển khai Công điện 09 của UBND tỉnh Khánh Hòa.
Sáng 27-10, huyện tiếp tục triển khai Công điện 10 của UBND tỉnh về tập trung ứng phó bão số 9 và mưa lũ trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, huyện Cam Lâm chỉ đạo các xã, thị trấn theo dõi và thông báo diễn biến, bão lũ đến người dân để chủ động phòng tránh; rà soát lại phương án phòng chống thiên tai để có kế hoạch đối phó kịp thời. Đặc biệt, lưu ý kêu gọi tàu thuyền vào bờ và kiểm tra việc neo đậu tàu thuyền tại khu vực đầm Thủy Triều; kiểm tra công tác sơ tán dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, khu vực có nguy cơ sạt lở; chuẩn bị lương thực, nhu yếu phẩm theo phương châm “4 tại chỗ”; rà soát các hồ chứa, đảm bảo an toàn hồ đập và hạ du; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu…
Vận động người dân trên lồng bè vào bờ
Video đang HOT
Qua rà soát, toàn huyện có 379 phương tiện thủy (26 phương tiện dưới 20CV; 353 phương tiện trên 20CV); 25 điểm xung yếu với 388 hộ, 1.665 nhân khẩu cần sơ tán khẩn cấp khi bão lũ xảy ra. Ngoài ra, toàn huyện có 32 bè với 229 lồng nuôi, tập trung tại 86 khu vực trên đầm Thủy Triều thuộc 4 xã, thị trấn là Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Cam Thành Bắc và Cam Đức.
Hoàn thiện hạ tầng cảng cá và khu neo đậu tàu thuyền trước mùa mưa bão
Là một trong những trung tâm nghề cá lớn nhất cả nước, Khánh Hoà đang hoàn thiện hệ thống cảng cá và các khu neo đậu tránh trú bão dành cho các ghe tàu trong lẫn ngoài tỉnh.
Hệ thống này đã góp phần phục vụ hoạt động đánh bắt xa bờ của ngư dân và đảm bảo an toàn cho các phương tiện, đặc biệt trong thời điểm đang bắt đầu vào mùa mưa bão năm 2020 như hiện nay.
Tàu chuẩn bị ra khơi tại cầu cảng Hòn Rớ (thành phố Nha Trang, Khánh Hoà).
Hòn Rớ là cảng cá lớn nhất tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ, mỗi ngày cảng cá này đón hàng chục lượt ghe tàu xuất và cập bến thực hiện các công việc hậu cần nghề cá.
Đặc biệt, vào thời điểm xuất hiện thời tiết bất lợi, khu cảng cá này còn là nơi trú đậu an toàn cho nhiều phương tiện không chỉ của tỉnh Khánh Hòa mà gồm cả các tỉnh, thành trong khu vực. Ngư dân Trần Biện (thành phố Nha Trang) cho hay, tàu của ông đánh bắt trên vùng biển từ Bình Thuận đến Khánh Hòa và thường xuyên cho tàu cập cảng Hòn Rớ, đặc biệt vào các thời điểm có thời tiết xấu trên biển, tàu của ông đã được hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi chỗ neo đậu tránh bão an toàn.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Giám đốc Cảng cá Hòn Rớ và Chợ thủy sản Nam Trung Bộ (xã Phước Đồng, thành phố Nha Trang) cũng cho biết, ngoài phục vụ cho bà con ngư dân trong hoạt động mua bán hải sản, cảng còn có khu vực dành riêng cho ghe tàu đến tránh trú khi có bão xảy ra với quy mô có thể chứa được 1.500 tàu lớn, chuyên đánh bắt xa bờ.
"Chúng tôi luôn sẵn sàng lực lượng và phương tiện thường trực để hỗ trợ, hướng dẫn ngư dân khi cho tàu đến tránh trú tại cảng, nhất là trong thời điểm bắt đầu vào mùa mưa bão như hiện nay", ông Hiếu nói.
Hiện toàn tỉnh Khánh Hòa có hàng nghìn tàu cá, với sản lượng thủy sản khai thác hàng năm bình quân khoảng 97.000 tấn, chiếm 87% tổng sản lượng thủy sản toàn tỉnh. So với các tỉnh trong khu vực Nam Trung Bộ, Khánh Hoà có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão.
Sau thời gian chú trọng phát triển hạ tầng cảng cá phục vụ khai thác hải sản, hiện nay, ngoài các bến cá quy mô nhỏ, trên địa bàn tỉnh còn có 4 cảng cá và 1 khu neo đậu tránh trú bão đủ điều kiện phục vụ các tàu cá xa bờ.
Cảng Hòn Rớ với quy mô 25.000 lượt tàu mỗi năm, cảng Đá Bạc tại thành phố Cam Ranh có quy mô 12.000 lượt tàu/năm, cảng cá Vĩnh Lương tại Nha Trang quy mô 8.000 lượt tàu/năm và cảng cá Đại Lãnh, huyện Vạn Ninh với quy mô 6.000 lượt tàu/năm và khu neo đậu tránh trú bão Ninh Hải (thị xã Ninh Hòa) đáp ứng cho 300 tàu cá neo đậu. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh còn có các cảng cá, khu neo đậu tại các đảo thuộc huyện đảo Trường Sa do trung ương quản lý, phục vụ nhu cầu đánh bắt xa bờ ngày càng cao của ngư dân trong tỉnh cũng như một số địa phương lân cận.
Trong giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Khánh Hoà đã triển khai 5 dự án đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, nâng cấp hạ tầng cảng cá với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng. Đáng chú ý là dự án đầu tư Trung tâm nghề cá lớn tại thành phố Cam Ranh, là mô hình đầu tiên trong 6 trung tâm nghề cá lớn của cả nước được thực hiện theo chủ trương của Chính phủ và hiện đang triển khai giai đoạn 1.
Theo ông Lê Tấn Bản, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nônh thôn tỉnh Khánh Hoà, việc đầu tư xây dựng cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão đã góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, giảm tổn thất sau thu hoạch. Các khu neo đậu kết hợp với dịch vụ hậu cần nghề cá đã bước đầu phát huy hiệu quả khi có bão và cả lúc bình thường, vừa đảm bảo phát triển kinh tế và giảm thiểu thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.
Trong kế hoạch của giai đoạn 2021 - 2025, UBND tỉnh đã giao cho Sở xây dựng đề xuất thực hiện một số dự án như khu neo đậu tránh trú bão Sông Tắc kết hợp cảng cá Hòn Rớ, nâng cấp cảng cá Đại Lãnh, nạo vét khu neo đậu tránh trú bão Ninh Hải.
"Đặc biệt, địa phương sẽ tập trung thực hiện dự án Trung tâm nghề cá lớn, từng bước phù hợp với quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá và khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 nhằm đáp ứng được yêu cầu phát triển nghề cá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa" - ông Bản cho biết thêm.
Sẽ lắp đặt thêm 253 mốc cảnh báo lũ UBND tỉnh Khánh Hòa vừa thống nhất với đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) về việc lắp đặt thêm các mốc cảnh báo lũ và cắm biển cảnh báo nguy hiểm tại các vị trí xung yếu, ngầm, cầu tràn trên địa bàn tỉnh; đồng thời tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống...