Cảm kích bà giáo 80 tuổi dùng lương hưu mở lớp học tình thương
Lớp học tình thương nền nếp, ngoan ngoãn, chăm chỉ học tập.
Dáng mệ nhỏ, đi ngoài đường mệ lẫn vào một đám đông bất kỳ. Nhưng trong khuôn viên này, với những đứa trẻ tội nghiệp, cơ nhỡ, mệ là một điểm tựa quan trọng, là người mẹ tinh thần quý giá để các em vượt qua những tháng ngày mặc cảm.
Mệ tâm sự: “Tôi đã từng hứa với mọi người, là nếu tôi không làm được, tôi sẽ bỏ xứ mà đi, xin đừng ai nuối tiếc. Còn nếu tôi làm được, xin hãy nhân rộng mô hình lớp học này để cùng chung tay vun vén tương lai cho các cháu tật nguyền. Bây giờ thì mọi người tin, làng xóm tin, chính quyền tin, và những người khi nghe đến lớp học này, cũng đã tìm đến…”.
Câu chuyện chân tình và giản dị của mệ giữa khuôn viên Trường THCS An Dương (Tây Hồ, Hà Nội) vào một ngày đẹp trời, giữa cái lớp học tình thương của 15 trò khuyết tật. Mệ là Hồ Hương Nam – bà tiên, bà bụt của những mảnh đời bất hạnh.
Nghĩa tình với con trẻ
Lớp học tình thương của mệ Nam nằm khiêm tốn, nép mình trong một góc nhỏ của Trường THCS An Dương, được thành lập từ năm 1997, tật hợp tất cả những trẻ nhỏ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, khuyết tật. 15 trò đang chăm chú lắng nghe, như nuốt từng lời giảng. Trên bục giảng, một bà giáo tuổi 80, tóc phơ phơ trắng đang say sưa giảng bài… Bao năm qua, dưới bàn tay dìu dắt của mệ Nam, các em đã phần nào vơi bớt đi nỗi đau, sự tự ti, đã mạnh dạn bước qua “bức tường mặc cảm” vô hình ngăn cách với cộng đồng…
Khi tôi đưa máy ảnh lên chụp vài bức làm tư liệu, mệ Nam mỉm cười hiền hậu, khẽ xua tay: “Cả khuôn viên trường đẹp như rứa, sao con không chụp mà cứ đòi chụp mệ. Thôi chụp một pô xong rồi thì kéo chiếc bàn nhỏ kia lại đây. Bây chừ con muốn hỏi chuyện gì, mệ biết mệ sẽ kể nghe”. Cảm giác thân thiện, giọng Huế sền sệt, ngọt ngào và sâu lắng, mệ Nam đã hút tôi vào cuộc trò chuyện.
Mệ Nam cho biết, mẹ là con thứ trong một đình đông anh em ở xứ Huế. Nhà nghèo nhưng do sớm bộc lộ chí hướng, mệ được gia đình tạo điều kiện để theo học. Học để hy vọng và cũng là để quên đi nỗi bần hàn. Tính hiếu học làm nên không chỉ cuộc đời mệ sau này, mà còn giúp mệ có được sự bao dung với những mảnh đời bất hạnh. Và cứ thế, suốt những năm tháng chiến tranh ác liệt, những tưởng bom đạn, kẻ thù, rồi môi trường học tập bị luân chuyển sẽ khiến mệ quên đi tình yêu với nghề giáo. Song, trong sâu thẳm tâm thức, mệ tin vào số phận, tin vào cuộc đời sẽ cho mệ được đứng trên bục giảng, để trọn vẹn ước mơ. Và đúng thế, sau này số phận đã tin tưởng để đặt chiếc chìa khóa vào tay người có tấm lòng bao dung như mệ.
Video đang HOT
Tôi hỏi: “Con nghe mọi người ca ngợi mệ dữ lắm. 15 năm qua, mệ đã dùng tiền lương hưu của mình để mở lớp học tình thương, dạy chữ cho những em nhỏ khuyết tật, không cần đến sự đãi ngộ. Nguyên cớ là vì sao ạ?”. Mệ Nam cười: “Chú hỏi cũng như nhiều người khi đến với lớp học tình thương đã hỏi mệ câu đó. Chuyện như thế này: Năm 1954, mệ tập kết ra Bắc, dạy học ở Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám (Hà Nội). Tới tuổi nghỉ hưu, thấy buồn bực chân tay, mệ xin tham gia công tác ở UBND phường Yên Phụ. Khi hoạt động ở đây, mệ thấy nhiều cháu bé bị khuyết tật nhưng không được học hành, mệ thương các cháu thì làm, có chi to tát. Lúc mới thành lập, cũng có hàng tá ý kiến xì xào to nhỏ. Họ bảo bà Nam bị lẩm cẩm, già rồi thì nghỉ ngơi cho con cháu phụng dưỡng, hơi sức đâu mà “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Rồi độc miệng hơn, họ còn bảo bà Nam làm thế để đánh bóng tên tuổi, chứ chắc gì đã… Mệ buồn lắm… Sau đó, mệ bảo: “Tôi làm như vầy không phải để được khen thưởng gì, mà chỉ muốn báo ân cuộc đời và báo ân lòng tốt của mọi người”.
“Bây chừ, nhìn thấy các cháu biết đọc, biết viết, tươi cười mỗi ngày, mệ cũng thấy ấm lòng, mát dạ. Lớp học của mệ có 15 trò, nhỏ nhất 8 tuổi, lớn nhất đã ngoài 30 tuổi. 15 hoàn cảnh đáng thương khác nhau, nhưng giống nhau ở sự thiệt thòi vì khuyết tật bẩm sinh. Có cháu bị liệt, cháu bị bại não, hay câm điếc, thiểu năng trí tuệ, tự kỷ… – mệ Nam đưa tay lên vuốt nước mắt, rồi nói tiếp – Có cháu mất cả bố lẫn mẹ, có cháu bố nghiện ngập, hút chích phải sống với bà, gia cảnh bần hàn. Mặc cảm bệnh tật cộng với cuộc sống khó khăn khiến các cháu ngày càng sống thu mình trong “vỏ ốc”. Biết các cháu phải chịu đựng nhiều, mệ có dám nặng lời chi mô. Lâu dần, có nhiều bạn bè, được học chữ, làm toán, học hát, múa; các cháu đã thoát ra khỏi tâm trạng mặc cảm, trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát, vui vẻ…”.
Mệ Nam bảo, mỗi hoàn cảnh của tụi nhỏ ở đây cứ nhắc đến mệ lại nhoi nhói trái tim. Như trường hợp của Lưu Hồng Dương, năm nay đã 31 tuổi rồi, đến với lớp học từ những ngày đầu tiên. Dương bị thiểu năng trí tuệ, liệt toàn thân, tay co quắp, không cầm nắm được gì, hằng ngày chỉ nằm hoặc ngồi thơ thẩn một chỗ, mọi sinh hoạt phải phụ thuộc vào người khác… Thế nhưng, sau 14 năm ngồi xe lăn đến lớp học, Dương đã biết đọc báo, đã cầm bút viết được những chữ đơn giản và nhất là hay nói cười, lạc quan, vui vẻ hơn… chứ không sống thu mình như trước.
“Một học trò lớn tuổi của mệ là cháu Đỗ Kim Thúy, năm nay 22 tuổi. Thúy bị liệt nửa người từ khi sinh ra, mẹ mất sớm, gia đình khó khăn. 14 năm theo học, giờ Thúy đã học chương trình lớp 4 cấp tiểu học, đọc thông, viết thạo, chữ khá đẹp và nhẩm toán khá nhanh, được bầu làm lớp trưởng” – mệ tâm sự. Tôi hỏi Thúy: “Được học ở lớp học này, em cảm thấy thế nào?”.
Thúy vui vẻ kể: “Đến lớp vui lắm, được bà dạy chữ, dạy hát, bạn nào học giỏi còn được bà thưởng kẹo, bim bim… Bây giờ đi chợ em đã biết tính tiền, biết đọc, xem tivi; em sẽ đi học đến khi nào bà không dạy nữa thì mới thôi…”.
Mệ Nam bảo, dạy trẻ khuyết tật khó nhiều lần với những trẻ bình thường, vì hầu hết các cháu đến đây đã ít nhất đều có một cuộc sống nội tâm không ổn định, chỉ cần một chút kích động nhỏ cũng dễ làm tổn thương. Vì lẽ đó, mệ cứ phải kiên trì, nhẫn nại và không bao giờ cho phép mình nản chí. Có dạo, dạy một chữ cái mất cả tháng trời ròng rã, định bụng chuyển chương trình, nhưng thấy các cháu chưa nhận biết được mặt con chữ, mệ lại dằn lòng, dạy đến khi nào các cháu thật hiểu mới thôi.
Bà giáo Hồ Hương Nam tận tụy nâng niu từng nét bút cho các học sinh đặc biệt của mình.
“Dạy học, mệ chọn làm niềm vui”
Mệ Nam bảo, cái nghiệp nhà giáo hình như đã vận vào đời mệ. Sau hơn 20 năm dạy tiểu học, nghỉ hưu rồi nhưng mệ còn tham gia nhiều phong trào ở phường Yên Phụ, đảm nhiệm hàng loạt “chức vụ” như Chi hội trưởng Chi hội Người cao tuổi cụm 6, tình nguyện viên phòng, chống ma túy, cộng tác viên dân số và khuyến học…
Cái hồi mệ có ý tưởng muốn mở lớp học tình thương cho các cháu khuyết tật đã vấp phải sự ngăn cản từ nhiều phía. Thế nhưng, mệ đã nhìn thấy từ những mảnh đời bất hạnh kia một nghị lực vượt số phận và dặn lòng quyết tâm vì các cháu. Lúc ấy, mệ lên gặp UBND phường Yên Phụ, trình bày nguyện vọng mở lớp và mượn trụ sở tuần tra của cụm dân cư số 6 làm lớp học, lúc đầu chỉ vỏn vẹn 3 cháu. Khi mới khởi dựng lớp học này, chính bố mẹ các cháu cũng không tin con mình có thể học được, không tin bà giáo già “lẩm cẩm” này có thể “thuần” được bọn trẻ, chứ chưa nói gì đến việc giúp bọn trẻ biết chữ. Nhưng rồi chỉ sau vài buổi đứng ngoài cửa sổ xem con cái học, họ đã yên tâm giao con cái cho bà giáo Nam.
Học được chừng mấy năm, thì trụ sở tuần tra bị phá để xây nhà văn hóa. Mệ Nam lại dắt díu học trò đến học nhờ trường mầm non, nhưng trường cũng không còn phòng nào có thể dành cho bọn trẻ. Cơn bĩ cực cũng qua đi, khi cô giáo Trần Thị Vân – nguyên Hiệu trưởng Trường THCS An Dương – biết chuyện, đã xuống tận nơi ngỏ ý muốn giúp đỡ mệ. Từ năm 2002, lớp học của bà giáo Nam trở thành một thành viên của trường, được tham dự các hoạt động ngoại khóa, có mặt trong các buổi lễ khai giảng, bế giảng, được nhận quà từ quỹ khuyến học của nhà trường… Cho đến nay, lớp học tình thương hoạt động đều đặn, nền nếp.
Có lớp học rồi, cả cô và trò đều phấn khởi, dốc hết sức cho việc dạy và học. Với kinh nghiệm nhiều năm đứng trên bục giảng, mệ Nam bảo cần có lòng kiên nhẫn cao độ và tình yêu thương dành cho con trẻ. Ngay như trò Dương lớn nhất lớp, nhưng đến giờ mệ vẫn phải đưa vào tận phòng vệ sinh vì cậu không thể tự làm. Nhiều người bảo mệ Nam không chỉ là cô giáo, mà còn là bảo mẫu kiêm bảo vệ. Mệ bảo bọn trẻ đã chịu nhiều thiệt thòi, mất mát mình mà quát mắng hay nói nặng lời chúng dễ tủi thân, cần phải thật nhẹ nhàng, phải tạo không khí thật vui tươi cho bọn trẻ có hứng học bài…
Chiều Tây Hồ buông xuống, tiễn tôi, mệ Nam tâm sự: “Vẫn còn nhiều lắm những số phận, những hoàn cảnh đáng thương mà mệ chưa kịp quan tâm tới, phần vì tuổi mệ cũng đã cao, đi lại khó khăn, vất vả. Mệ đọc báo thấy có không ít trẻ khuyết tật sau khi được học tập, đào tạo nghiêm túc đã trở thành người giỏi giang, có ích. Và cũng đã có rất nhiều em trong số đó được thế giới biết tới, như em Nguyễn Công Hùng ở Nghi Diên, Nghi Lộc, Nghệ An được phong tặng danh hiệu “ Hiệp sĩ thông tin” khuyết tật và rất rất nhiều em khác nữa… Đối với mệ, được dạy cho các cháu khuyết tật là một niềm vui rất lớn!”. Lắng nghe những lời tâm huyết của mệ cho thấy tấm lòng của mệ vẫn chưa bao giờ nguôi ngoai và vẫn luôn đau đáu với khát vọng dạy chữ cho trẻ tật nguyền. Khát vọng đó được nhen lên từ tình yêu với con trẻ, từ tấm lòng bao dung và hy sinh không hề đòi đáp đền của một người vừa là bà, vừa là cô giáo và cũng lại vừa là mẹ…
Theo laodong
Lễ tang "Hiệp sĩ CNTT" Nguyễn Công Hùng về với đất mẹ
Ngày 3/1, tang lễ tiễn đưa "Hiệp sĩ CNTT" Nguyễn Công Hùng (SN 1982), Giám đốc Trung tâm "Nghị lực sống", được tổ chức tại quê nhà.
Em gái Nguyễn Thị Vân khóc ngất bên linh cữu của anh trai
Người thân trước di ảnh "Hiệp sĩ CNTT"
Nhiều người thân đã thương tiếc cho sự ra đi đột ngột của anh khi từ bé đến lớn anh bị căn bệnh nhão cơ, không thể hoạt động được tay chân nhưng đã kiên cường chiến đấu với bệnh tật, tự làm quen với máy vi tính. Những đam mê đã đưa đẩy anh đến với ngành công nghệ thông tin, đến việc thành lập nhóm "Nối vòng tay lớn" ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An) cho những người cùng cảnh ngộ.
Rồi cũng từ ước mơ được giúp đỡ nhiều người hơn, chia sẻ với những người tàn tật trên cả nước, năm 2008, Nguyễn Công Hùng và nhóm bạn bè thành lập Trung tâm "Nghị lực sống" để giới thiệu, hướng nghiệp, đào tạo nghề miễn phí cho người khuyết tật với hai nội dung chính là Ngoại ngữ và CNTT. Trung tâm đã góp phần đào tạo việc làm cho hơn 600 học viên.
Hàng trăm người đến tiễn đưa anh Hùng về nơi an nghỉ
Tiễn đưa anh trong một sáng mưa đầu năm, không chỉ có người thân, hàng xóm mà còn có rất nhiều người mến mộ đã đến để vĩnh biệt một tấm gương về tinh thần vượt khó, dũng cảm chiến thắng số phận, với tình yêu cuộc sống và một nghị lực phi thường.
Trung tâm Nghị lực sống nhận được nhiều giải thưởng, trong đó có giải thưởng đặc biệt "Cơ sở đào tạo công nghệ thông tin cho người khuyết tật tốt nhất" tại cuộc thi Victa Awards 2010 của Bộ Thông tin và Truyền thông. Năm 2005, Nguyễn Công Hùng được Tạp chí CNTT eChip đã trao tặng danh hiệu "Hiệp sĩ CNTT" để ghi nhận những nỗ lực phi thường của anh.
Năm 2006, Nguyễn Công Hùng được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trao giải thưởng "Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu"; được trung tâm sách kỷ lục Việt Nam ghi vào "Danh mục đề xuất kỷ lục về ý chí của Việt Nam", "Người khuyết tật đầu tiên làm giám đốc"; Trung ương Đoàn trao tặng Gương mặt trẻ tiêu biểu năm 2006, được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao bằng khen Thanh niên tiêu biểu của Hội Liên hiệp Thanh niên VN...
Theo xahoi
Đám tang lặng lẽ của hiệp sĩ Nguyễn Công Hùng Đứng nép mình trong góc nhà, chị Nguyễn Thị Phương, bạn gái của hiệp sĩ công nghệ thông tin Nguyễn Công Hùng nước mắt giàn giụa, không nói được lời nào. Chiều 3/1 trời mưa rả rích, con đường trước cửa nhà hiệp sĩ Nguyễn Công Hùng ở xã Nghi Diên (Nghi Lộc, Nghệ An) trở nên lầy lội. Vòng hoa trắng phủ...