Cấm khỏa thân bên hoa sen!
Hoa sen rồi cũng thành quốc hoa. Áo dài rồi cũng thành quốc phục. Áo dài đi với hoa sen là chuẩn mực, nhưng mùa hè nóng nực áo dài lại bị đổi thành “áo da”. (tức toàn thấy khoe da thịt).
Tình hình những ngày qua ở sen hồ Tây khá là căng thẳng. Nóng từ bên ngoài khiến người ta bực bội, vì nhiệt độ có hôm lên đến gần 40 độ C. Lại nóng từ bên trong khiến người ta bức bối, vì có hằng hà sa số các em áo yếm “che chỗ nọ với mục đích hở chỗ kia” đua nhau phơi bày.
Ngẫm ra, ngâm mình dưới hồ nước thì chỉ có các em là mát mẻ, lạnh người. (Tuy đấy là cái hồ mà chưa chuyên gia nào khẳng định đảm bảo sạch vi trùng, không đỉa không vắt),. Còn lại, từ nhiếp ảnh đến người đi đường, từ cư dân đến người bán sen, ai cũng phải cần ít trà “đốc tơ thanh” để giải cái sự nóng trong người.
Thế nhưng, tôi cũng toát mồ hôi mong các chị em đừng phơi bày hết các góc (mà tự chị em cho là đẹp) ra ở hồ sen. Kể cả có những cái mà thiên hạ thừa nhận đẹp, thậm chí thích, như vòng 1 chạy đến vòng 3, thì chị em cũng xin giữ ý tứ giữ lại cho một vài đối tượng cụ thể của riêng các chị. Dẫu biết chị em hy sinh, nhưng mình không phải nghệ sĩ cũng không cần hết mình vì nghệ thuật đến như thế.
Mấy năm trở lại đây, phong trào chụp sen nở rộ ầm ầm. Tần suất các thợ chụp ảnh hoàn thành một bộ “thiếu nữ bên sen” dám chừng phải nhiều ngang ngửa với tốc độ ra “single cover” của ca sĩ mới nổi Lệ Rơi. Cứ tờ mờ sáng, người ta đã thấy lũ lượt “cá sấu ngoi lên bờ”. Đủ các thể loại, nào áo dân tộc gồm áo dài, tứ thân, yếm lụa cho đến cả áo ngoại tộc như kimono, hanbok,… Các thiếu nữ chịu khó dậy sớm, chịu khó bon chen, chịu khó ngâm mình trong nước hồ chưa-rõ-có-sạch, chịu khó cởi dần quần áo trước toàn thể nhân dân. Tóm lại là các thiếu nữ chịu đủ những thứ khó.
Người ta bắt đầu đi tìm hiểu nguyên nhân của phong trào chụp sen hồ Tây. Nó đến một phần vì chị em điệu đà yêu thích cái đẹp và thích mình được đẹp (đó là bản chất của phái đẹp). Nhưng nó cũng đến chủ yếu vì các anh nhiếp ảnh gia cố tạo ra cơn sốt, cố dụ dỗ người mẫu, cố ảo tưởng về khả năng chụp ảnh của mình. (Tất nhiên không ít phần là bởi chị em cũng ảo tưởng về vẻ đẹp của bản thân).
Bởi sau khi chụp ảnh, các anh còn chán chê mê mỏi photoshop, gọt mặt gọt cằm gọt đủ những thứ cần phải gọt và có thể gọt trên cơ thể mẫu. Các mẫu, dẫu có béo hay gầy, có trắng nõn hay đen đúa, có là U20 hay U50 cũng thích nhìn dung mạo bản thân sau khi được chỉnh sửa bên sen. Và có thể, không quên kèm theo vài câu tự đắc: “Hóa ra mình cũng đẹp chán”
Video đang HOT
Thực ra, tôi cũng chẳng thích cách mọi người phê phán việc chị em đi chụp sen bằng cách post những hình ảnh chị em không được đẹp ở Hồ Sen. Đó là những bức ảnh cố tình chụp xấu người khác. Nguyên tắc của chụp ảnh là tìm góc đẹp rồi mới đăng tải. Tôi không biết chụp đẹp nhưng tôi chắc chắn có thể chụp một cô hoa hậu trở thành vô cùng xấu xí ở hồ sen. Cứ chọn góc xấu, khoảnh khắc xấu của cô ấy mà “chiến”, có là Dương Quý Phi thì cũng thành Chung Vô Diệm.
Thôi cứ mặc áo vào, cũng không cần hy sinh vì nghệ thuật đến thế đâu…
Cuối cùng ngẫm kỹ, vì sao mọi người cứ phải cố chen nhau ở sen hồ Tây làm gì. Bắc Ninh, Ninh Bình đầy hồ sen đẹp, sợ xa quá thì lên Đường Lâm ngay đầu cổng làng cũng có cả một đầm sen to. Việt Nam là đất nước của các hồ sen, thậm chí còn chọn sen làm quốc hoa cơ mà. Hãy ra khỏi Hà Nội mà chụp. Vừa có cái lạ, vừa đỡ bị người ta soi mói, chê bai.
Người ta vẫn thường bảo nhau, mọi thứ sẽ tự điều chỉnh khi nó không còn phù hợp. Chụp sen cũng thế. Nó có thể sốt lên bây giờ để cho xã hội thấy có những bất cập, nhưng rồi nó cũng sẽ chìm dần hoặc điều chỉnh theo hướng tốt dần lên. Thôi thì ôm gối chờ ngày nó đuợc lũy tiến theo hướng tốt lên. Bằng không thì các chủ đầm sen cứ việc treo ngay một cái bảng “Cấm khỏa thân bên hoa sen” cho đẹp lòng dư luận.
Theo Megafun
Sen Hàn Quốc khoe sắc ở Việt Nam
Với niềm say mê hoa sen trong suốt 15 năm qua, nhiếp ảnh gia Hàn Quốc Lee Sang Bok đã kiên trì lưu giữ lại từng khoảnh khắc của những đóa sen nơi xứ sở kim chi và 41 trong số những tác phẩm ấy đã được ông mang đến một cuộc triển lãm tại Việt Nam.
Một trong những bức ảnh được trưng bày tại triển lãm
Cuộc triển lãm của nhiếp ảnh gia Lee Sang Bok mang tên "Chuyện của Sen" được khai mạc tại tại Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Hà Nội vào chiều 20/6, trưng bày 41 tác phẩm hội ngộ sắc sen tươi đẹp.
Lễ khai mạc triển lãm có sự tham dự của phu nhân Đại sứ Hàn quốc tại Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam cùng đại diện của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam và giáo viên, học sinh của Trường quốc tế Hàn Quốc tại Hà Nội.
Tác giả Lee Sang Bok đang giới thiệu tác phẩm của mình tại triển lãm
Phát biểu tại lễ khai mạc triển lãm, ông Park Nark Jong, Giám đốc Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại Việt Nam cho biết đây là làn thứ 2, trung tâm tổ chức triển lãm ảnh và đây cũng là cuộc triển lãm thứ 2 của một tác giả Hàn Quốc tại Việt Nam. Ông cũng cho hay trong thời gian tới trung tâm sẽ tổ chức nhiều hơn nữa triển lãm của các tác giả Hàn Quốc để thúc đẩy giao lưu văn hóa Việt Nam-Hàn Quốc.
Nhiếp ảnh gia Lee Sang Bok chia sẻ, năm ngoái ông đến Việt Nam, ông đã nhận thấy người Việt Nam dành cho hoa sen một tình cảm thật đặc biệt vì vậy ông nghĩ rằng sẽ rất ý nghĩa nếu như các tác phẩm về hoa sen của ông được giới thiệu tại Việt Nam.
Phu nhân Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam tham dự khai mạc triển lãm
Cũng giống như Hàn Quốc, hoa sen là một chủ đề muôn thuở trong các sáng tác văn hóa nghệ thuật của Việt Nam và người dân Việt Nam yêu mến loài hoa này bởi nó còn là nguyên liệu thơm thảo cho ẩm thực Việt. Mặc dù cùng chung tên gọi hoa sen nhưng hoa sen của Hàn Quốc lại mang sắc thái khác với hoa sen Việt Nam, đồng thời hình ảnh những bông sen được phản ánh qua ống kính của tác giả người Hàn Quốc gửi gắm những câu chuyện đậm nét Hàn Quốc.
Ông Lee cho biết trong tương lai ông cũng muốn tổ chức một cuộc triển lãm về phong cảnh Việt Nam. Hiện ông Lee Sang Bok hiện đang công tác tại Trường Quốc tế Hàn Quốc tại Hà Nội.
Hoa sen cũng là một chủ đề muôn thuở trong sáng tác văn hóa nghệ thuật tại Hàn Quốc
Hàn Quốc là đất nước với bốn mùa rõ rệt còn Việt Nam là đất nước nằm ở khu vực Đông Nam Á nhiệt đới gió mùa, vì vậy sen Hàn Quốc ánh lên sắc hồng phơn phớt và vẻ đẹp e ấp có nét khác biệt với sen Việt Nam, gửi gắm đến người xem những câu chuyện nồng hươm đượm sắc.
Bằng con mắt tinh tế của mình, tác giả Lee Sang Bok đã ghi lại hình ảnh bốn mùa sen với từng khoảnh khắc đổi thay của hoa sen trong cả bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Bên cạnh đó, một phần của triển lãm sẽ được dành để trưng bày các tác phẩm nhiếp ảnh hoa sen thân thuộc của Việt Nam.
Triển lãm sẽ được trưng bày từ nay đến hết 29/6 tại phòng triển lãm của Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc tại 49 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nam Hằng
Theo Dantri
Ném đá phụ nữ béo chụp ảnh bên sen: Cuộc "đấu tố" tàn bạo "Vì sức khỏe tinh thần của những người đàn ông chân chính và yêu cái đẹp, yêu nghệ thuật, xin hãy cấm đàn bà xấu không được chụp ảnh sen.", một anh hùng bàn phím "chém". "Sen Hồ Tây: Mùa cá sấu lên bờ" Đến hẹn lại lên, Hồ Tây, Hà Nội những ngày đầu tháng 6 tràn ngập sắc sen xanh ngát,...