Cam kết về vấn đề súng đạn của Tổng thống Trump chưa gây thuyết phục
Ngày 5/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bày tỏ quan điểm về hai vụ xả súng chỉ trong 24 giờ gây nhiều thương vong. Nhà lãnh đạo Mỹ cam kết hành động, tuy nhiên lại không gây được thuyết phục hoàn toàn.
Tổng thống Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 5/8. Ảnh: AP
Phát biểu tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump gọi hai vụ xả súng tại Texas và Ohio là tội ác “chống lại nhân loại” đồng thời ông kêu gọi đoàn kết để đối phó với bạo lực súng đạn.
Sáng 4/8, tại Dayton, bang Ohio đã xảy ra vụ xả súng và cảnh sát Dayton cho biết nghi phạm đã chết. Trước đó vài tiếng, một thanh niên da trắng xả súng tại siêu thị Walmar ở El Paso, bang Texas. Số nạn nhân thiệt mạng trong hai vụ xả súng tại El Paso và Dayton tính đến cuối ngày 5/8 là 31 người.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho rằng bệnh tâm thần và trò chơi điện tử bạo lực là nguyên do dẫn đến tội ác của những kẻ xả súng. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn AP (Mỹ), Tổng thống Trump đã không đề cập đến vấn về áp đặt thêm hạn chế đối với súng đạn trên thị trường.
Tổng thống Trump tuyên bố: “Nước Mỹ cần phải trừng trị nạn phân biệt chủng tộc, sự cố chấp và quan điểm người da trắng thượng đẳng”.
Nhà lãnh đạo Mỹ cho biết ông đã chỉ đạo Cục Điều tra Liên bang (FBI) tìm cách nhận dạng và xử lý khủng bố nội địa. Ông Trump còn bày tỏ quan điểm muốn “kiểm tra lý lịch kỹ lưỡng” đối với những người sở hữu súng.
Ông đánh giá tin giả “góp phần lớn” tích tụ nỗi giận dữ và thù hằn trong nhiều năm qua. Tổng thống Trump còn bắn tín hiệu rằng ông không ủng hộ kiểm soát súng quy mô lớn do đảng Dân chủ đề xuất.
Theo nhà lãnh đạo Mỹ, các công ty quản lý mạng xã hôi và lực lượng hành pháp cần chú ý nhận ra dấu hiệu cảnh báo sớm về bạo lực từ trên mạng. Ông cho biết đã chỉ đạo Bộ Tư pháp xem xét án tử hình đối với tội xả súng hàng loạt.
Video đang HOT
Người dân được sơ tán trong vụ xả súng tại El Paso, bang Texas. Ảnh: Reuters
Nhiều thành viên đảng Dân chủ cùng ngày 5/8 cáo buộc Tổng thống Trump đã dung dưỡng môi trường cho lòng căm thù dẫn đến những vụ xả súng. Do vậy, các nghị sĩ này kêu gọi đánh bại Tổng thống Trump trong cuộc bầu cử năm 2020.
Ứng cử viên tham gia cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2020 Beto O’Rourke khẳng định: “Ngay từ ngày đầu, ông Trump đã là kẻ phân biệt chủng tộc, ông từng băn khoăn về việc liệu người tiền nhiệm Barack Obama có sinh ra tại Mỹ hay không”.
Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi và lãnh đạo đảng Dân chủ tại Thượng viện Chuck Schumer ngày 5/8 đánh giá Tổng thống Trump vẫn bị ảnh hưởng bởi Hiệp hội Súng trường quốc gia (NRA).
Theo Hà Linh/Báo Tin tức
Tổng thống Trump hứng chỉ trích từ đảng Dân chủ sau 2 vụ xả súng
Hai vụ xả súng trong 2 ngày cuối tuần khiến 29 người thiệt mạng ở Texas và Ohio một lần nữa tác động đến chính trường nước Mỹ.
Các ứng viên Tổng thống của đảng Dân chủ lên tiếng cáo buộc Tổng thống Trump đã châm lửa cho sự chia rẽ cực đoan khi ông nói rằng "sự thù ghét không có chỗ ở đất nước của chúng ta".
29 người thiệt mạng và hàng chục người khác bị thương trong các vụ xả súng ngày 3 và 4/8. Hai vụ xả súng chỉ cách nhau 13 giờ đồng hồ đã làm rúng động một đất nước đang dần trở nên quen thuộc với các vụ xả súng, đồng thời dấy lên lo ngại về chủ nghĩa khủng bố ngay ở trong nước.
Một người giơ tấm biển "Chúng ta có thể chấm dứt bạo lực súng đạn" trong lễ vọng tại hiện trường vụ xả súng ở Dayton, bang Ohio ngày 4/8. (Ảnh: Reuters)
Vụ xả súng thứ nhất xảy ra sáng 3/8 tại một siêu thị Walmart ở thị trấn El Paso, bang Texas, khiến 20 người thiệt mạng. Giới chức Texas cho biết, kẻ xả súng dường như bị tác động bởi sự thù ghét. Các công tố liên bang đang điều tra vụ việc theo hướng một vụ khủng bố trong nước.
Một vụ xả súng khác xảy ra sáng sớm ngày 4/8 ở thị trấn Dayton, bang Ohio, khiến 9 người thiệt mạng trong đó có cả em gái của nghi phạm, và ít nhất 27 người khác bị thương. Nghi phạm, được xác định là Connor Betts, 24 tuổi, người da trắng, đã bị cảnh sát không chế trong vòng 30 giây nhưng giới chức hiện vẫn chưa rõ động cơ của nghi phạm là gì.
"Ông Trump phải chịu trách nhiệm"
Hai vụ xả súng liên tiếp xảy ra khiến chủ đề kiểm soát súng một lần nữa nóng trở lại chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ năm 2020. Hầu hết các ứng viên đảng Dân chủ đều lên tiếng kêu gọi siết chặt các biện pháp kiểm soát súng đạn. Một số người còn liên hệ sự nổi dậy của chủ nghĩa dân tộc da trắng với nền chính trị bài ngoại ở Mỹ. Một số ứng viên thậm chí nói rằng Tổng thống Trump phải chịu trách nhiệm gián tiếp.
"Ông Donald Trump chịu trách nhiệm cho vấn đề này. Ông ấy phải chịu trách nhiệm vì ông ấy đã làm dấy lên sự lo sợ, lòng căm thù và sự mù quáng", Thượng nghị sỹ Cory Booker nói với CNN.
Phát biểu với các phóng viên tại sân bay ở Morristown, New Jersey sau kỳ nghỉ cuối tuần, ông Trump nói "Sự thù ghét không có chỗ ở đất nước của chúng ta, và chúng ta sẽ để tâm tới điều này".
Trong tuyên bố công khai đầu tiên về các vụ xả súng, ông Trump cho biết đã trao đổi với FBI, Bộ trưởng Tư pháp William Barr và các thành viên Quốc hội về những gì cần phải làm để ngăn chặn bạo lực. Ông không nêu chi tiết cụ thể mà cho biết sẽ đưa ra một tuyên bố vào sáng Thứ Hai (5/8 giờ Mỹ).
Kiểm soát súng vẫn là chủ đề tranh cãi
Quyền Chánh văn phòng Nhà Trắng Mick Mulvaney đã phản ứng về các cáo buộc của đảng Dân chủ và quy trách nhiệm các vụ xả súng cho các cá nhân "bị bệnh".
"Sẽ chẳng có lợi gì khi cố biến sự việc thành một vấn đề chính trị. Đây là một vấn đề xã hội và chúng ta cần phải giải quyết nó theo hướng này", ông nói với ABC.
Người dân Mỹ xuống đường đề nghị Chính phủ sớm đưa ra phương án kiểm soát súng đạn.
Ông Trump vấp phải sự chỉ trích vì những bình luận "nói xấu" người nhập cư và cho rằng làn sóng người di cư đổ về biên giới phía Nam nước Mỹ là một cuộc "xâm lược".
Những tuần gần đây, ông Trump cũng bị cáo buộc phân biệt chủng tộc khi công kích nhóm nghị sỹ quốc hội xuất thân từ các nhóm sắc tộc thiểu số.
Cựu Phó Tổng thống Joe Biden, ứng cử viên hàng đầu của đảng Dân chủ đăng tải trên Twitter rằng: "Chúng ta không thể giải quyết vấn đề nếu chúng ta không nêu tên nó: chủ nghĩa dân tộc da trắng. Một tư tưởng được khuyến khích bởi một thổng thống đang chất đầy những ngọn lửa thù hận và cổ xúy chủ nghĩa đề cao da trắng với những thông điệp ủng hộ".
Vụ xả súng ở El Paso đứng thứ 8 trong số những vụ xả súng đẫm máu nhất trong lịch sử hiện đại của Mỹ, sau vụ xả súng ở San Ysidro, California khiến 21 người thiệt mạng.
Bất chấp những vụ xả súng liên tiếp xảy ra trong những năm gần đây, kiểm soát súng vẫn là chủ đề tranh cãi trong Quốc hội.
Theo Reuters, đảng Cộng hòa và một số thành viên ôn hòa của đảng Dân Chủ phản đối việc áp đặt thêm các biện pháp hạn chế đối với chủ sở hữu súngdường như vẫn chưa thay đổi quan điểm
Các lãnh đạo phe Dân chủ trong Quốc hội đã phản ứng về 2 vụ xả súng với lời kêu gọi hành động, thúc giục Lãnh đạo phe đa số của đảng Cộng hòa Mitch McConnell tổ chức phiên họp khẩn để thảo luận về luật kiểm soát súng. Tuy nhiên, văn phòng của nghị sỹ McConnell vẫn chưa lên tiếng về vấn đề này.
Nguồn: VOV.VN
Nhật Bản, Uruguay, Venezuela cảnh báo đi lại tới Mỹ sau vụ xả súng Sau các vụ xả súng đẫm máu liên tiếp vừa, các nước Nhật Bản, Uruguay và Venezuela đã khuyến cáo người dân cần thận trọng khi tới Mỹ thời điểm này. Lãnh sự quán Nhật Bản tại Detroit đã khuyến cáo người dân Nhật Bản cần thận trọng khi tới Mỹ sau một loạt các vụ xả súng đẫm máu diễn ra hồi...