“Cảm hứng hoàn hảo”: Quá dở lại thành… cháy vé?
Khởi đầu với hàng loạt đánh giá kém chất lượng từ phía truyền thông, ngay cả khán giả cũng đã không mấy mặn mà với Cảm hứng hoàn hảo từ trước khi công chiếu.Nhưng có người vẫn tặc lưỡi “ phim Việt lúc nào mà chả cháy vé”.
Dở đúng như… mong đợi
Ngay từ những tiết lộ ban đầu về nội dung film, nhà sản xuất đã vấp phải làn sóng chỉ trích mạnh mẽ vì kiểu đặt vấn đề quái gở của mình. Tình tiết bộ phim tập trung khai thác cuộc chiến giành lại giới tính cho người em trai đồng tính của 3 cô chị trẻ trung, xinh đẹp và rất gợi tình. Dĩ nhiên, điện ảnh có quyền hư cấu, lắm khi nó còn truyền tải những câu chuyện hoàn toàn xa lạ với đời thực, nhưng với một đề tài mang tính thời sự xã hội chứa đựng những giá trị tư tưởng về gia đình (như đạo diễn từng muốn đề cao) thì Cảm hứng hoàn hảo sẽ làm người xem phải tụt hứng trầm trọng.
Cả bộ phim là quá trình chạy loanh quanh, rối rắm của 3 cô nàng chân dài, chỉ biết hi sinh tất cả… thân thể của mình vì cậu em trai quý tử. Tư duy của họ nói riêng và cả đạo diễn nói chung dường như chỉ biết mặc định: gặp người đồng tính thì phải biết nhiệt tình lột đồ cứu giúp họ (?). Thật sự người xem không thể hiểu lối suy nghĩ này xuất phát từ đâu, và nó tiêu biểu cho điều gì, một gia đình yêu thương nhau là phải biết lăng xả, hi sinh trần trụi bất chấp luân thường đạo lý? Nếu mô hình này được đề cao làm gương cho khán giả thì ắt hẳn xã hội sẽ loạn.
Nội dung thì đã lổn nhổn sạn, còn chất lượng lên hình của tác phẩm điện ảnh này quả thật cũng rất đáng nhức mắt. Mặc dù thừa mứa biệt thự, hồ bơi, vũ trường, khách sạn, xe hơi nhưng để người ta cảm được “cái đẹp” ở đó, thì tất cả còn chẳng bằng chiếc ghe rách nát của thằng Cười trong Hot boy nổi loạn. Cảm hứng hoàn hảo khiến người ta phải liên tưởng đến 39 độ yêu năm nào, khi trông nó chẳng khác gì một bộ phim truyền hình được ép non lên hàng điện ảnh.
Với một câu chuyện “ngộ nghĩnh” quả thật là rất “hoàn hảo” khi đạo diễn trang bị cho nó một dàn diễn viên với cách khắc hoạ nhân vật hồn nhiên đến mức người xem phải phì cười bất đắc dĩ. Dường như ngay cả chính họ cũng không thể hiểu được nhân vật của mình đang làm gì, do đâu và vì lẽ gì trong suốt cả câu chuyện, khiến sự kết nối cứ vòng vo, lung tung chẳng theo một trật tự, logic nào, còn khán giả thì cứ phải đi hết từ cái miễn cưỡng này sang đến cái miễn cưỡng khác. Cả bộ phim như một chương trình tạp kỹ tưng tửng về những người độc thân vui vẻ, ngô ngố, quái dị cả về suy nghĩ lẫn hành động.
Phim Việt: Dở vẫn sẽ cháy vé?
Có lẽ đây là một ưu điểm lý tưởng mà chỉ có những bộ phim giải trí Việt Nam làm được. Nhìn lại quá khứ ta sẽ thấy hàng loạt “chứng nhân lịch sử” như: Trai nhảy, Phát tài, Khi yêu đừng quay đầu lại, Công chúa teen và ngũ hổ tướng, Lệnh xoá sổ… Độ dở và nhảm của các bộ phim này cho đến nay vẫn còn được người đời mang ra bàn tán, mỗi khi có một sản phẩm “cùng thể loại” công chiếu, ấy vậy mà chúng lại đều thuộc hàng ăn khách.
Lẽ hiển nhiên một bộ phim tồi sẽ luôn tiết kiệm được cơ sở vật chất, lẫn tư duy chất xám so với một bộ phim hay, vậy thì cớ gì nhà sản xuất lại không đi đường tắt? Chiêu trò từ trước cho đến nay quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là sex, sốc và hài. Làm nội dung có chiều sâu thì khó, chứ việc cởi trần ra trước mắt khán giả thì nào có khó gì, thêm nữa là chúng ta cũng có đầy ắp những diễn viên chịu khó hi sinh tấm thân của mình “vì nghệ thuật”.
Dù sở hữu một nội dung nhạt thếch nhưng chúng cũng đủ sức lôi kéo một lượng khán giả khả quan đến rạp vì họ vẫn có thể cười, và “ngắm” nhiều thứ trong môi trường máy lạnh. Chẳng hạn như với Khi yêu đừng quay đầu lại, một câu chuyện kinh dị khiến người xem phải bức xúc không ngừng vì tính thâm thuý của nó, nhưng rốt cuộc thì Ngân Khánh và Thanh Thức vẫn “ăn nên làm ra” nhờ chiêu bài cảnh nóng.
Hoặc như Lệnh xoá sổ, với kiểu xã hội đen ngớ ngẩn “độc đáo”, tưởng chừng như đã yểu mệnh dưới cái mác “phim hành động” thì cuối cùng nó lại cháy vé vì có thể khiến khán giả cười “ngoài ý muốn đạo diễn”. Điển hình là pha phóng phi tiêu của Phi Thanh Vân, hay hàng mớ lời thoại “dơ tay lên, úp mặt vô cột”, có thể là quá thiếu muối so với một bộ phim hành động, nhưng nếu xét ở mảng tấu hài thì nó lại trên cả tuyệt vời, khi khiến cả rạp phải cười rần, và thế là cháy vé thôi.
Video đang HOT
Quay trở lại trường hợp Cảm hứng hoàn hảo đang khiến người xem phải tụt hứng não nề, hiện trên mạng người ta vẫn kháo nhau: “Bỏ có mấy chục ngàn ngồi xem 3 em chân dài show (khoe) hàng tứ tung kể cũng không phí, còn lại cái nội dung thì thôi khỏi nhớ đến làm gì cho hại não”. Ngay từ lúc tung trailer, khán giả đã nghi ngờ về giá trị nghệ thuật mà bộ phim này mang đến,và lúc này khi phim đã ra rạp thì nghi ngờ đó càng được khẳng định chắc nịch là đúng hoàn toàn. Một bộ phim giải trí không cần phải uyên bác kiểu hàn lâm nhưng cũng không đồng nghĩa với việc nghèo nàn giá trị nghệ thuật đến mức khổ sở như thế.
Chẳng hiểu đến bao giờ chúng ta mới hết cái kiểu làm phim hốt khách, gây sốc, khoe hàng rồi gán ghép vào cho nó một cái “thông điệp” thanh cao lửng lửng lơ lơ nào đó. Có lẽ quyền quyết định chỉ có thể nằm trong tay khán giả, khi mà các bộ phim nhếch nhác không còn có đất dụng võ với mốc doanh thu cứ đạt hết tỷ này đến tỷ kia.
Trung Kiên
Theo VNN
Đặt "Hot boy nổi loạn" và "Cảm hứng hoàn hảo" lên bàn cân
Cùng "đánh vào" đề tài đồng tính, lại ra mắt ở thời điểm gần kề, thế nên không mấy khó hiểu khi "bộ đôi" Hot boy nổi loạn - Cảm hứng hoàn hảo được dư luận gắn mác "đối thủ" và đặt lên bàn cân.
Tính nhân văn: Kẻ tám lạng, người nửa cân
Không thể phủ nhận ngay từ đầu, cả hai đạo diễn Vũ Ngọc Đãng và Nguyễn Lê Dũng đều làm phim với mục đích tốt đẹp. Tuy nhiên cần phải xác định rõ ràng, dù cùng lựa chọn đề tài đồng tính nhưng mục đích của hai người hoàn toàn khác biệt, thậm chí là trái ngược.
"Hot boy nổi loạn" và thông điệp bình đẳng giới
Đối với Hot boy nổi loạn, Vũ Ngọc Đãng cho người xem sự cảm thông với giới tính thứ ba, để từ đó chấp nhận, bao dung họ. Còn với Cảm hứng hoàn hảo, Nguyễn Lê Dũng dường như lại có ý phủ nhận đồng tính thì đúng hơn. Nói đơn giản, nếu Vũ Ngọc Đãng cổ vũ bình đẳng giới thì Nguyễn Lê Dũng muốn "uốn cong thành thẳng".
"Cảm hứng hoàn hảo" có xu hướng phủ nhận giới thứ ba?
Vậy tính nhân văn của Cảm hứng hoàn hảo ở đâu? Trước đây, đạo diễn Nguyễn Lê Dũng đã chia sẻ về điều này. Cảm hứng hoàn hảo tuy đánh vào đề tài đồng tính nhưng thông điệp mà ông muốn truyền tải lại không thuộc vấn đề nói trên. Tình cảm gia đình, nỗ lực vươn lên... mới là điều đạo diễn Nguyễn Lê Dũng hướng đến.
Nội dung: Chuyện dưới đất, chuyện trên trời
Thiên hạ có câu "nói thì dễ, làm mới khó". Mặc dù cùng xuất phát từ ý đồ tốt đẹp nhưng khi bắt tay dựng thành phim thì mỗi người lại có cách thể hiện riêng. Đến đây thì ai hay - ai dở mới chính thức được xếp hạng.
Chuyện của Hot boy nổi loạn rõ ràng là một câu chuyện... dưới đất, với các tình tiết "rất đời". Còn chuyện của Cảm hứng hoàn hảo thì chắc do mải đuổi theo cái toàn mỹ quá nên xa rời thực tế, và thế là "lên mây" luôn.
Trong đời thật, không khó để chúng ta trông thấy những điều rất... Hot boy nổi loạn: những khu ổ chuột xập xệ, những con phố tối đèn - nơi các chàng trai bán mình, những trò lừa bịp, những câu chửi bậy sỗ sàng... Ở đó có những người giống như Lam, Khôi - thành phần bị gia đình và xã hội chối bỏ, những cuộc tình xuất phát từ sự đồng cảm giữa người lạc lối với kẻ cùng đường. Không lấp liếm che đậy, không cố tình tô vẽ đẹp đẽ, Vũ Ngọc Đãng chiếm được sự đồng cảm từ khán giả bởi những điều bình thường, chân thật nhất.
Chuyện "dưới đất"
Thế nhưng, để thấu hiểu được Cảm hứng hoàn hảo thì người xem cần "level" cao lắm. Phải có một "tinh thần thép", "da mặt dày" và một tâm hồn "rộng mở... tan hoang" để chấp nhận những hy sinh cao cả... quá đà của những người chị gái: khỏa thân cho em trai vẽ, thuê đại một cô gái ngoài đường về dụ dỗ em mình, thậm chí dùng chính cơ thể để kích thích bản năng đàn ông trong em...
Chuyện "trên trời"
Thêm vào đó, phim có rất nhiều tình tiết "ảo tung chảo", đòi hỏi trí tưởng tượng phong phú để liên tưởng ra chất đời thật và ậm ừ "có thể lắm chứ". Đặc biệt, phải có một niềm tin bất diệt thì mới dám tin tưởng việc "uốn cong thành thẳng" cho một chàng thích mặc váy đầm, tô son trát phấn - đây rõ ràng không còn là "gay ngầm" mà đúng hơn là "bóng lộ". Bởi vì đòi hỏi quá nhiều "khả năng cao siêu" như vậy nên khán giả khó lòng đáp ứng được để mà đồng cảm với nhân vật, với bộ phim. Thôi thì chỉ biết kêu lên hai tiếng "bó tay" chứ sao!
Nghệ thuật: Một trời, một vực
Nếu các khung hình trong Hot boy nổi loạn được khen nức nở, cũng như album nhạc phim do Hồ Vĩnh Khoa thể hiện cứ "tằng tằng" lọt vào danh sách nghe nhiều nhất trên mạng, thì chất lượng hình ảnh và âm thanh trong Cảm hứng hoàn hảo lại là cả một vấn đề nhức nhối.
"Hot boy nổi loạn" tuy nghèo nhưng đẹp
Mặc dù chọn toàn bối cảnh sang trọng đẹp đẽ như biệt thự, nhà lầu, khách sạn... nhưng màu sắc tối xỉn trong Cảm hứng hoàn hảo khiến nhan sắc của diễn viên tụt vài bậc. Thêm vào đó, việc hạn chế ngoại cảnh mà cứ luẩn quẩn trong "nhà cao cửa rộng" khiến không gian phim khá ngột ngạt và người xem nhàm chán. Cảnh sắc Việt Nam đa dạng, phong phú là thế nhưng lại không được khai thác chút nào xuyên suốt bộ phim.
"Cảm hứng hoàn hảo" xấu nhưng được cái sang
Về âm nhạc, dám chắc Cảm hứng hoàn hảo không thể tung một album nhạc phim như Hot boy nổi loạn chứ đừng nói đến chuyện ăn khách hay không. Ngoài ca khúc chủ đề được phát đi phát lại mỗi khi nhân vật Hải bỏ nhà đi lang thang thì phim hầu như chỉ sử dụng nhạc nền cho bớt... trống chứ không hề đầu tư, trau chuốt.
Đây là vấn đề không của riêng ai mà thuộc về rất nhiều nhà làm phim Việt. Họ xem thường âm nhạc trong phim mà quên rằng nó là chất xúc tác giúp khán giả hòa mình vào tác phẩm, đồng cảm với nhân vật.
Khán giả chọn "nổi loạn" một cách hoàn hảo hay "hoàn hảo" một cách... loạn tùng phèo?
Sau khi xem Hot boy nổi loạn, tuy còn không ít người bĩu môi trách sao Vũ Ngọc Đãng làm phim... ghê quá đi nhưng phần lớn khán giả đã mở lòng với giới thứ ba. Người xem tiếc cho một tình yêu đẹp còn giới chuyên môn đánh giá: Vũ Ngọc Đãng đã tiến thêm một bước trong cách làm phim nghệ thuật mà vẫn hút "thị trường".
Phim nghệ thuật vẫn đắt khách như thường
Còn với Cảm hứng hoàn hảo, tuy chưa thể khẳng định thành công hay thất bại khi bộ phim chỉ vừa mới ra rạp vài ngày, nhưng câu hỏi đặt ra ở đây: Ai sẽ là người đồng cảm với câu chuyện của đạo diễn Nguyễn Lê Dũng? Những người kỳ thị đồng tính - họ sẽ... không xem phim. Những người bao dung với giới thứ 3 - họ thắc mắc: "Đồng tính có xấu xa đến mức phải "bẻ cong thành thẳng" như thế?". Những người trong cuộc - họ cũng chẳng bao giờ đồng tình với việc phủ nhận giới tính. Vậy số lượng khán giả có thể mở lòng đón nhận, đồng cảm với Cảm hứng hoàn hảo là rất ít. Và rõ ràng, giới chuyên môn cũng không thể đánh giá cao một bộ phim điện ảnh có chất lượng hình ảnh và âm nhạc như... phim truyền hình.
Hồi hộp chờ phản hồi từ khán giả
Theo PLXH
Phim đồng tính Việt gây tranh cãi chính thức xuất chiêu Phim về đề tài đồng tính luôn làm xôn xao dư luận và gây nhiều tranh cãi, thế mà dịp cuối năm nay lại có đến hai bộ phim dạng này ra rạp. Lúc đầu, Cảm hứng hoàn hảo của đạo diễn Nguyễn Lê Dũng dự kiến ra mắt sau Hot boy nổi loạn (Vũ Ngọc Đãng) một tuần. Nhưng do gặp rắc...