Cấm hạ sĩ quan – binh sĩ sử dụng xe máy tham gia giao thông
Đó là yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Tân Cương, tại Hội nghị sơ kết, tuyên dương mô hình, điển hình công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật cho thanh niên Quân đội, diễn ra sáng 27/11.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao tặng Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, sáng 27/11
Tham dự hội nghị có Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam; lãnh đạo, đại biểu các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Quân đội cùng 79 tập thể, cá nhân xuất sắc được tuyên dương, trao thưởng.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả 3 năm thực hiện Kế hoạch của Bộ Quốc phòng về tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh niên Quân đội giai đoạn 2010-2015 đến năm 2020″; biểu dương, khen thưởng các mô hình tiêu biểu, điển hình tiên tiến giai đoạn 2015-2020. Đồng thời xác định nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm những năm tiếp theo để tiếp tục nâng cao nhận thức, ý thức tự giác chấp hành nghiêm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội của cán bộ, ĐVTN toàn quân, xây dựng các tổ chức Đoàn vững mạnh, tổ chức Đảng trong sạch, vững mạnh, đơn vị vững mạnh toàn diện, góp phần xây dựng QĐND Việt Nam cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.
Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Trung tướng Nguyễn Tân Cương biểu dương những tập thể, cá nhân điển hình và đề nghị phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống vi phạm pháp luật, kỷ luật trong Quân đội.
Đồng thời, tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật cho cán bộ, ĐVTN. Đây là nội dung cấp thiết, đồng thời là yêu cầu đã được đưa vào chương trình giáo dục chính trị bắt buộc cho các đối tượng trong Quân đội. Vì vậy, công tác giáo dục cần phải tiếp tục đổi mới toàn diện, theo hướng đồng bộ, hiệu quả, thiết thực.
Thực hiện nghiêm các chế độ, nền nếp xây dựng chính quy, quản lý vũ khí, trang bị, cơ sở vật chất và xử lý nghiêm vi phạm. Đây là nội dung rất quan trọng trong xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện – vấn đề then chốt trong duy trì chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Yêu cầu cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị các cấp phát huy tốt vai trò, trách nhiệm, thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn; nắm chắc điều lệnh, nâng cao tính tổ chức, tính kỷ luật, tính kế hoạch trong chỉ huy, điều hành đơn vị; quản lý chặt chẽ mọi hoạt động của thanh niên, xây dựng ý thức tự giác, thói quen chấp hành pháp luật, kỷ luật.
Theo Trung tướng Nguyễn Tân Cương, khi thực hiện nhiệm vụ ngoài doanh trại, cần quản lý chặt chẽ quân số, vũ khí, trang bị, phương tiện, nhất là trong giờ nghỉ, ngày nghỉ; duy trì nghiêm lực lượng kiểm soát quân sự thường xuyên kiểm tra người và phương tiện quân sự; nghiêm cấm hạ sĩ quan – binh sĩ sử dụng xe máy tham gia giao thông; thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tác hại của rượu, bia và các quy định về sử dụng rượu, bia…
Video đang HOT
“Thời gian tới, Quân ủy Trung ương – Bộ Quốc phòng sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các ban, bộ, ngành Trung ương và các tổ chức, các lực lượng của hệ thống chính trị, tiến hành đồng bộ các giải pháp để phát huy vai trò của tuổi trẻ, trong đó có thanh niên Quân đội, xung kích đi đầu trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, kỷ luật”, Trung tướng Nguyễn Tân Cương nói.
Lãnh đạo Bộ Quốc phòng trao tặng Bằng khen của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam cho các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến
Ngày Nam Bộ kháng chiến: Biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước
Tinh thần chiến đấu quật cường, truyền thống đoàn kết toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn được khơi dậy, phát huy trong Nam Bộ kháng chiến vẫn nguyên giá trị.
Những ngày đầu kháng chiến ở Sài Gòn. (Ảnh: TTXVN)
Sự kiện Ngày Nam Bộ kháng chiến (23/9/1945) đã làm nức lòng nhân dân cả nước, là biểu tượng sáng ngời của lòng yêu nước , ý chí bảo vệ độc lập, tự do; là dấu son lịch sử thể hiện tinh thần quật cường, hào khí của quân dân Nam bộ; xứng đáng với danh hiệu vẻ vang "Thành đồng Tổ quốc" mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trao tặng.
Đó là những nội dung quan trọng được nhấn mạnh tại Hội thảo khoa học "Nam bộ kháng chiến - Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học lịch sử" do Bộ Quốc phòng phối hợp với Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 21/11.
Khẳng định giá trị thiêng liêng của độc lập, tự do
Phát biểu tại hội thảo, Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nhấn mạnh hội thảo là hoạt động thiết thực kỷ niệm 75 năm Ngày Nam Bộ kháng chiến, là dịp để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ôn lại truyền thống đấu tranh anh dũng của các thế hệ cha anh, đặc biệt là của "Nam Bộ thành đồng Tổ quốc."
Đồng thời, góp phần hun đúc tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ý chí bảo vệ nên độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Đồng thời, giúp chúng ta có cái nhìn sâu sắc, toàn diện, đầy đủ hơn về tầm vóc, giá trị lịch sử và hiện thực của 15 tháng kháng chiến ở Nam Bộ, qua đó, đúc rút những kinh nghiệm, bài học lịch sử quý giá để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện nay.
Khẳng định sự kiện Nam Bộ kháng chiến ngày 23/9/1945 là trang sử oanh liệt mở đầu cho công cuộc chống thực dân Pháp quay trở lại Việt Nam, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhấn mạnh cuộc chiến đấu anh dũng của quân và dân Nam Bộ, Nam Trung Bộ đã tiêu hao, tiêu diệt một bộ phận sinh lực, phá hủy một khối lượng vật chất, vũ khí, phương tiện chiến tranh của địch...
Những thành quả mà quân và dân đã giành được trong hơn một năm đầu kháng chiến có ý nghĩa quan trọng, chẳng những tạo thời gian chiến lược quý báu để các địa phương trong cả nước tổ chức, xây dựng lực lượng chuẩn bị cho toàn quốc kháng chiến, mà còn là cơ sở thực tiễn để Trung ương Đảng xây dựng đường lối lãnh đạo cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ.
Nhấn mạnh ý chí quyết tâm hành động của quân và dân Nam Bộ đứng lên bảo vệ thành quả cách mạng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng (Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh), phân tích Nam Bộ thể hiện lời thề độc lập băng hành động tức thời ngay chiều 2/9/1945, khi những kẻ quá khích gây hấn ở Sài Gòn và 21 ngày sau (23/9) đã phát động kháng chiến toàn dân trên toàn Nam Bộ để "quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mệnh và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập."
Đó không chỉ là phản ứng tự nhiên và tất yếu của nền độc lập, là câu trả lời kiên quyết, đanh thép, kịp thời trước hành động chiến tranh của đội quân xâm lược; đó còn khẳng định giá trị thiêng liêng cao quý của nền độc lập, tự do vừa giành được, bộc lộ trong tế khả năng, năng lực hành động và sức mạnh của chính thực quyền cách mạng trong tay nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản.
Theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Hà Minh Hồng, Nam Bộ kháng chiến đã tạo ra tiền lệ mới trong ứng phó với kẻ thù, buộc chúng bộc lộ tất cả âm mưu, thủ đoạn chiến tranh xâm lược hòng lập lại chế độ thuộc địa. Nam Bộ kháng chiến tích lũy kinh nghiệm ban đầu về kháng chiến ở đô thị với thế trận hiểm "trong đánh, ngoài vây" đóng góp cho kháng chiến toàn quốc bùng nổ năm 1946 và kho tàng nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân cách mạng thời đại mới.
Củng cố vững chắc "thế trận lòng dân"
Tại hội thảo, cùng với khẳng định ý nghĩa lịch sử to lớn, quan trọng, những bài học lịch sử và kinh nghiệm sâu sắc cũng được chỉ rõ. Đó là các bài học về tinh thần chủ động, sáng tạo của Xứ ủy, Ủy ban nhân dân và Ủy ban kháng chiến Nam Bộ; sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến ở Nam Bộ; về phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành kháng chiến; về công tác huy động sức người, sức của chi viện chiến trường; về chỉ đạo tác chiến, tiến hành chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc.
Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Cương Quyết, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng, cho rằng từ bài học kinh nghiệm "thế trận lòng dân" trong Nam Bộ kháng chiến, trước hết Đảng, Nhà nước cần phải chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Đây là vấn đề quan trọng, hàng đầu, có ý nghĩa thiết thực cả trước mắt và lâu dài, là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam; tôn trọng, phát huy vai trò, quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sông xã hội.
Cùng với đó, theo Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sỹ Vũ Cương Quyết, cần tiếp tục tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; xây dựng Nhà nước trong sạch, vững mạnh, tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ phẩm chất, năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, gắn bó mật thiết với nhân dân. Thường xuyên giáo dục truyền thống yêu nước, ý chí tự lực, tự cường dân tộc; phát huy sức mạnh đại đoàn kết kết hợp với sức mạnh thời đại. Tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, cốt lõi là xây dựng "thế trận lòng dân" vững chắc ở từng địa phương và trên cả nước.
Ông Trần Lưu Quang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh, cho biết tiếp nối truyền thống yêu nước, phát huy hào khí Nam Bộ "Thành đồng Tổ quốc," Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay luôn nỗ lực, phấn đấu, xứng đáng với những việc mà thế hệ cha anh đã làm được.
Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách, gian khổ, hy sinh, cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn trong cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc bảo vệ, xây dựng và phát triển, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của vùng và cả nước.
Từ hội thảo khoa học này, ông Trần Lưu Quang cho biết Thành phố Hồ Chí Minh tiếp thu được nhiều nội dung sâu sắc, nâng cao nhận thức về sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời đại Hồ Chí Minh; khát vọng độc lập, tự do của miền Nam "đi trước, về sau;" sự ủng hộ của cả nước luôn hướng về miền Nam ruột thịt.
Đảng bộ và Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh nguyện tiếp tục phấn đấu "đi trước, về đích trước" trong sự nghiệp đấy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; phát huy ý chí tự lực, tự cường, đoàn kết, năng động, sáng tạo, xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh có chất lượng sống tốt, văn minh, hiện đại, nghĩa tình, xứng đáng với thành phố mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh - Thành phố Anh hùng.
Tinh thần chiến đấu quật cường, truyền thống đoàn kết của toàn dân tộc vượt qua mọi khó khăn, thách thức được khơi dậy và phát huy trong Nam Bộ kháng chiến vẫn còn nguyên giá trị.
Đó sẽ là động lực to lớn cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng tâm nhất trí, năng động, sáng tạo, tận dụng thời cơ, vượt qua thách thức, tiếp tục thắp sáng ngọn lửa ngày Nam Bộ kháng chiến năm xưa trong công cuộc xây dựng, bảo vệ đất nước hiện nay./.
Chuẩn bị chu đáo cho hội thảo khoa học về Nam Bộ kháng chiến Chiều 5-11, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Thành ủy TP Hồ Chí Minh tổ chức cuộc họp Ban Chỉ đạo Hội thảo khoa học với chủ đề "Nam Bộ kháng chiến-Ý chí bảo vệ độc lập, tự do và bài học kinh nghiệm". Trung tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì...