Cầm duyên
Chồng em mất đã hai năm vì tai nạn giao thông, khi con mới sinh được mấy tháng. Tới nay, em vẫn ở với gia đình chồng. Em thấy cuộc sống rất ngột ngạt, muốn thoát ra nhưng không biết làm cách nào?
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Em 29 tuổi. Chồng em mất đã hai năm vì tai nạn giao thông, khi con em mới sinh được mấy tháng. Tới nay, em vẫn ở với gia đình chồng. Cha mẹ ruột của em cũng nghèo, lại ở quê xa, không có điều kiện cưu mang mẹ con em, trong khi nhà chồng em chỉ có một con trai, nên việc làm dâu đã được xác định từ khi chưa cưới. Nay con trai em đã hơn hai tuổi, em tính đường cho con đi học để em đi học nghề, xin đi làm, chứ đâu thể ở nhà nội trợ hoài được.
Em có dò hỏi ý má chồng, chị chồng, thì thấy không ai muốn giúp em cả. Má chồng nói cháu đã mồ côi cha, không chừng mai mốt thằng bé còn mất cả mẹ. Chị chồng thì nặng lời hơn, kể là đi coi bói bà thầy nói tuổi em với chồng không hạp, nên cưới nhau thì rước tai họa, đã nói mà chồng em không nghe. Chị ấy nói cứ như em là thủ phạm giết người vậy đó. Em khóc hoài chị ơi…
Giờ em không biết phải làm sao, ôm con ở nhà lo cơm nước dọn dẹp nhà cửa cũng hết ngày, mà người ta coi thường khi dễ, cho là mình ăn bám, cần một đồng cũng phải ngửa tay xin. Em bước ra chợ, là má nói đi mau về, để con ở nhà khóc không ai coi. Em quen biết ai, cầm cái điện thoại lên là má hỏi bộ bây tính đi theo thằng nào nữa hả?
Em sống như bị giam lỏng, rất bức bối. Ba chồng thì hay nhậu, ổng buồn vì chồng em không còn, ông hay nói tài sản của nhà này không có ý nghĩa gì hết. Trong nhà không khí lúc nào cũng nặng nề ngột ngạt. Em không biết làm sao để nói cho má và chị chồng em thông cảm, em thấy mình khó mà sống tiếp thế này, xin chị cho em lời khuyên.
Như Thảo (TP.HCM)
Video đang HOT
Theo phunuonline.com.vn
Em Như Thảo thân mến,
Một trong những điều khiến gia đình chồng nặng nề với em là vì họ cũng ý thức được rằng không thể ràng buộc em mãi. Chẳng qua vì con em còn nhỏ, đang cần mẹ, nên em chưa đành lòng ra đi. Hạnh Dung nghĩ, lúc này nỗi đau của gia đình cũng đang còn mới, em hiểu điều này để có cách nói chuyện với ba má nhẹ nhàng, hợp tình hợp lý.
Trước tiên, em tập dần cho con em bớt bám mẹ. Phải tập cho bé độc lập thì mới có thể tính chuyện gửi con cho bà nội hay gửi trẻ. Bé chừng ba tuổi là phải đến trường học hành, để quen với chúng bạn và giao tiếp xã hội. Trong thời gian đó, em tìm một nghề để học, hay một công việc để làm. Em cứ trình bày với ba má rằng em không thể sống ăn bám suốt đời, em phải học nghề, làm việc, tự kiếm tiền nuôi mình và nuôi con. Đây không phải là chuyện “đi theo thằng nào”, mà em phải tự lập, trưởng thành. Vì trong điều kiện chồng mất, em không thể không phấn đấu bước ra, có việc làm, tự chủ về kinh tế.
Cuộc đời của em còn dài lắm, mình cứ kiên nhẫn, từ từ trình bày với ba má. Không ai buộc được em phải ở trong nhà suốt đời đâu.
Còn người chị chồng, nếu lời nói của chị có ảnh hưởng đến ba má chồng em ít nhiều, mình đành chịu, chứ mình không phải xin phép chị ấy để quyết định cuộc đời mình. Chị ấy có nói gì đi nữa, nếu lời nói làm em buồn khổ, em đừng nghe, cứ dẹp qua một bên. Chuyện đã xảy ra rồi, giờ mình cần thời gian để gượng dậy tiếp tục sống.
Chúc em thu xếp ổn thỏa việc nhà và tự quyết lấy cuộc đời mình.
Hạnh Dung
Cuộc đời đàn bà dại và thất bại nhất là chấp nhận quanh quẩn bên xó bếp để chồng nuôi
Mãi tin vào lời nói "ở nhà anh nuôi" của đàn ông, thế nên phụ nữ mới muôn đời khổ sở không dứt ra được.
Cuộc đời đàn bà có rất nhiều cái dại. Thứ nhất là yêu người khác hơn bản thân mình. Thứ hai là hy sinh thanh xuân vì một người không xứng đáng. Thứ ba là khóc vì một người đã làm tổn thương mình.
Đàn bà dại khi chấp nhận ở nhà nội trợ - Ảnh minh họa: Internet
Thứ tư là chấp nhận tha thứ cho người đã từng phản bội mình. Nhưng những cái dại đó chưa là gì so với việc tin vào câu nói "ở nhà anh nuôi" của đàn ông.
Không ít phụ nữ suy nghĩ lấy chồng là để chồng nuôi. Lấy chồng là để được sống như bà hoàng. Nhưng thực tế chẳng có ai nuôi ai cả đời. Đến cả cha mẹ cũng chẳng thể nuôi bạn suốt đời, huống chi người đàn ông đó vốn dĩ chỉ là người dưng.
Phụ nữ hãy tự kiếm tiền đừng dựa dẫm ai - Ảnh minh họa: Internet
Năm nay tôi đã ngoài 50 nhưng vẫn đi làm kiếm tiền dù chồng nhiều lần đề nghị tôi ở nhà nội trợ. Từ khi lấy chồng đến bây giờ, tôi chưa bao giờ có ý nghĩ sẽ "ở nhà chồng nuôi". Với tôi điều hạnh phúc nhất là tự kiếm được tiền, tự nuôi sống bản thân. Tôi có thể kiêu hãnh sống cuộc đời mà mình mong muốn. Đàn bà có tiền trong tay chẳng sợ bất cứ ai xem thường, kể cả người đàn ông bên cạnh.
Đừng vì những lời hứa hẹn của đàn ông mà vội yếu lòng - Ảnh minh họa: Internet
Người phụ nữ dại nhất là khi gật đầu nghe lời chồng ở nhà nội trợ. Bởi họ đã vô tình đánh mất sự tự do và quyền được lên tiếng. Cuộc đời này là vậy, khi bạn nhận thứ gì đó của ai, bạn đã mắc nợ họ.
Người ta cho bạn được chắc chắn đến một ngày họ sẽ đòi lại tất cả, chẳng thiếu thứ gì. Thế nên phụ nữ đừng dại khờ mà gật đầu chấp nhận ở nhà nội trợ để được chồng yêu thương. Chồng có thể nuôi bạn một ngày hai ngày nhưng không thể nào nuôi một đời.
Cuộc đời phụ nữ hãy nỗ lực kiếm tiền và sống theo cách mình thích - Ảnh minh họa: Internet
Vì vậy đừng trông chờ quá nhiều vào người đàn ông bên cạnh. Là phụ nữ nếu có mỏi chân thì hãy tìm cho mình một cái ghế để ngồi xuống nghỉ ngơi một chút lại đứng dậy bước tiếp, đừng dựa vào đàn ông. Bởi vì đàn ông có chân, họ có thể rời bỏ bạn bất cứ lúc nào. Khi đó bạn sẽ rất chông chênh và mất phương hướng.
Cuộc đời phụ nữ cứ nỗ lực kiếm tiền khi sức khỏe còn tốt. Kiếm cho mình một công việc đàng hoàng, dù ít tiền cũng được. Đừng chọn cuộc sống ở nhà nội trợ, đừng tự giam giữ mình trong căn bếp đầy dầu mỡ. Đừng để đàn ông có cơ hội chà đạp lên lòng tự trọng của mình, đàn bà ơi!
Theo phunuvagiadinh.vn
Thêm 3 tình huống phát hiện chồng ngoại tình đến không ngờ (2) Với thêm 3 tình huống sau, có vẻ việc phát hiện chồng ngoại tình không quá khó với các bà vợ. C hiếc camera bị hỏng Hôm ấy tôi nghĩ chiếc camera đã hỏng và định bụng sẽ mang đi sửa. Thật không may khi tới cơ quan tôi mới nhớ ra là mình để quên chiếc camera ở nhà. Tối đó về...