Cấm đường dịp Tết, doanh nghiệp lao đao
“Năm nay cấm luôn cả đường vành đai 3 tức là bịt luôn đầu ra cũng như đầu vào của DN. Các năm không ảnh hưởng tới DN vì thành phố không cấm đường vành đai 3″.
Tắc đường luôn là vấn đề nóng nhiều năm qua. (Ảnh minh họa)
Sẽ là gần một tháng đình trệ
Từ 28/1 đến 25/2 Hà Nội triển khai cấm một số tuyến đường từ vành đai, quốc lộ và nội thành để giảm thiểu ùn tắc giao thông. Tuy nhiên điều này sẽ khiến cho nhiều doanh nghiệp nằm trên cung đường cấm gặp rất nhiều khó khăn, sản xuất đình trệ.
Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa đưa ra kế hoạch hạn chế phương tiện hoạt động trên hàng loạt tuyến phố dịp nghỉ Tết. Theo Kế hoạch số 04/LNCATP-GTVT về việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông, trong dịp Tết Nguyên đán Quý Tỵ từ 28/1 đến 25/2 các phương tiện giao thông sẽ bị hạn chế hoạt động ở một số tuyến đường: Phạm Văn Đồng – Phạm Hùng – Đại lộ Thăng Long; đường 70; đường Lê Trọng Tấn (Hà Đông) – Phúc La – Văn Phú – Phùng Hưng – Cầu Bươu – Phan Trọng Tuệ – Ngọc Hồi – Pháp Vân – cầu Thanh Trì – Nguyễn Văn Linh – Ngô Gia Tự trở vào trung tâm thành phố. Tại các tuyến đường trên, các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng toàn bộ đến 1,25 tấn: cấm hoạt động trong giờ cao điểm. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng toàn bộ từ trên 1,25 tấn trở lên, xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng, xe chuyên dùng và các loại xe máy thi công: Chỉ được phép lưu hành từ 21h – 6h sáng ngày hôm sau và phải có giấy phép lưu hành của cơ quan có thẩm quyền.
Việc cấm đường gần một tháng trời khiến cho nhiều nhà máy xí nghiệp phân bón nằm trên cung đường cấm gặp rất nhiều khó khăn. Điển hình là trường hợp của Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển, ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc công ty cho biết: “Mấy hôm nay xe chở hàng của doanh nghiệp (DN) không ra vào chở hàng được, hàng đang tồn trong kho rất lớn, trong lúc đó nguyên liệu không có để sản xuất. Đây là thời điểm làm ăn của công ty mà không thể chuyển phân bón đến tay nông dân được, nông dân không có phân bón, thời vụ sẽ chậm lại, bên cạnh đó kế hoạch tiêu thụ sản xuất sẽ đình lại và không thể hoàn thành được. Nông dân than phiền khắp nơi, Hội Nông dân Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, Thái Nguyên kêu ca với tôi liên tục mấy ngày nay”.
Cùng chung cảnh ngộ với Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển có Công ty xuất nhập khẩu phân bón Hà Anh nằm trên đường Phan Trọng Tuệ (xã Tam Điệp, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Đại diện công ty Hà Anh than phiền: “Năm nào T.P Hà Nội cũng triển khai cấm đường tuy nhiên khác với mọi năm, năm nay T.P cấm luôn cả đường vành đai 3 tức là bịt luôn đầu ra cũng như đầu vào của DN. Các năm trước việc cấm đường không ảnh hưởng tới DN vì thành phố không cấm đường vành đai 3″.
Đối với ngành sản xuất phân bón, Thủ tướng và Bộ Công Thương đã có chỉ thị phải cung ứng đủ phân bón cho nông dân để sản xuất vụ đông xuân, từ lúc cận tết cho đến qua tết là thời gian cao điểm của việc cung cấp phân bón phục vụ cho việc gieo cấy. Mà thời vụ cũng rất ngắn nếu để qua thời vụ mà nông dân không có phân bón để gieo cấy thì sẽ bị trễ mùa vụ ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.
Video đang HOT
“Chúng tôi dồng tình nhưng…”
Không chỉ các DN phân bón phải gánh chịu hậu quả từ việc cấm đường, các DN khác như Cty CP Pin Hà Nội, Cty CP Cao su Sao Vàng cũng đang khốn đốn. Ông Phạm Văn Nghĩa – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Cty CP Pin Hà Nội: “Việc cấm xe tải hoạt động vào giờ cao điểm khiến cho công ty chúng tôi gặp khó khăn trở ngại trong việc vận chuyển nguyên vật liệu sản xuất và đưa sản phẩm đi tiêu thụ, chúng tôi sẽ gặp khó khăn trong việc bán hàng và nhập hàng. Vì vậy chúng tôi đề nghị thành phố cho phép các doanh nghiệp hoạt động trên các cung đường cấm được đăng ký cho xe ra vào lấy hàng, nếu không doanh nghiệp sẽ rất khốn đốn vì cấm những gần 1 tháng trời”.
Trong lúc đó ông Mai Chiến Thắng – TGĐ Cty CP Cao su Sao Vàng (nằm trên đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội) bức xúc: “Công ty chúng tôi đang tính phải chuyển trụ sở ra ngoại thành vì không chịu nổi việc cấm đường vào những ngày lễ, tết. Việc cấm không cho xe tải hoạt động gần như chặn đường sống của DN khi chi phí vận tải đội lên gấp đôi, gấp ba lần. Bởi vậy chúng tôi đang tính chuyện phải chuyển đi nơi khác”.
Trước tình hình khó khăn đó, ông Hoàng Văn Tại – Tổng Giám đốc Công ty cổ phần phân lân nung chảy Văn Điển đề xuất: “Chúng tôi biết kế hoạch cấm đường của thành phố nhằm giảm thiểu ùn tắc giao thông và chúng tôi đồng tình với quyết định đó. Năm nào thành phố cũng triển khai việc cấm đường tuy nhiên các năm trước đường vành đai 3 không bị cấm nên DN vẫn hoạt động bình thường. Vì vậy đề nghị thành phố không cấm đường vành đai 3, hiện nay đường vành đai 3 cũng đã có cao tốc trên cao nên đã giảm ùn tắc giao thông đáng kể vào giờ cao điểm”.
Theo xahoi
Luật hóa việc thưởng Tết: Dễ hay khó?
Các chuyên gia về pháp luật, kinh tế hàng đầu Việt Nam nói gì trước đề xuất nên luật hóa việc thưởng Tết?
Ngay cả các chuyên gia kinh tế hàng đầu tại Việt Nam cũng bác bỏ quan điểm của Tiến sĩ Lan Hương
Mới đây, TS Nguyễn Thị Lan Hương - Viện trưởng Viện khoa học Lao động và Xã hội (Bộ LĐTB&XH) đề xuất, nên luật hoá việc thưởng Tết, mỗi năm nên trả cho người lao động 15 tháng lương.
Theo TS Lan Hương, khi đã trở thành thoả ước rồi người lao động không hồi hộp lo lắng về thưởng Tết mỗi khi kết thúc một năm. Phía doanh nghiệp cũng xác định rõ nghĩa vụ của mình.
"Thưởng Tết thực ra là tiền lương của người lao động nhưng thể hiện sự chia sẻ sau một năm làm việc. Thưởng Tết cũng là văn hoá Á Đông, khi chi tiêu vào ngày Tết tăng vọt lên khoảng 30% so với ngày thường, nên phải có một khoản tiền tương ứng cho khoản chi tiêu ấy. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp vẫn xem thưởng tết như một cái gì đó mang tính chất "ban phát".
Nhưng đó là tiền của người lao động đáng được hưởng. Cứ cận Tết trên báo chí lại nói nhiều đến tình cảnh người lao động kêu ca, phàn nàn, phản đối vì không được thưởng Tết, hay thưởng quá thấp. Họ chỉ biết chờ đợi, không biết tiền thưởng tết của mình là bao nhiêu, họ không có được sự chủ động yêu cầu thưởng tết xứng đáng", Tiến sĩ Lan Hương nêu quan điểm.
Trao đổi với PV về vấn đề này, Tiến sĩ Đinh Xuân Thảo - Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp của Quốc hội cho rằng chưa nên luật hóa thưởng Tết vào lúc này.
"Chế độ thi đua, khen thưởng đã có trong luật lao động về thi đua, khen thưởng. Nhưng đúng là thưởng Tết hàng năm ra sao thì chưa được quy định cụ thể trong bất cứ luật nào khiến việc thực hiện chưa có sự thống nhất.
Một số chỗ nói thưởng rất cao, trên thực tế lại không phải như thế. Đó chỉ là cách họ quảng bá cho doanh nghiệp của mình. Do chưa có chế tài nên chúng ta chưa thể xử phạt họ.
Tuy nhiên, để áp việc thưởng Tết vào các quy định cứng là chuyện khó bởi điều đó liên quan tới nhiều doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, có lãi, họ chẳng nề hà gì. Nhưng bây giờ có quá nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí đứng bên bờ vực phá sản thì để thực hiện điều đó là rất khó.
Chưa kể nếu áp thành luật cũng là khó với các doanh nghiệp có sự đầu tư của nước ngoài. Thông thường ở nước ngoài, nếu có thưởng thêm cho người lao động thì ông chủ của người lao động, người sử dụng lao động sẽ tự quyết và cũng chỉ hai bên biết với nhau thôi chứ không công khai cho mọi người.
Họ nói rằng hình thức ấy còn hiệu quả hơn chứ nếu công khai mức thưởng với từng người thì sẽ không tạo động lực thúc đẩy người ta cống hiến nữa.
Do vậy, theo tôi, vấn đề này còn cần phải nghiên cứu thêm chứ chưa luật hóa được. Đã là luật hóa thì phải có nghiên cứu, khảo sát cụ thể để đảm bảo tính đại trà và phải phù hợp với cả hai bên: Phía người lao động và người sử dụng lao động", ông Thảo nói.
Đồng quan điểm với ông Thảo, ông Phạm Quốc Anh - Chủ tịch Hội luật gia Việt Nam, Nguyên Quyền trưởng Ban Nội chính trung ương Đảng cho rằng, trong bối cảnh kinh tế hiện nay, đảm bảo đủ lương cho người lao động theo quy định của Chính phủ đã là tốt rồi.
"Có chăng thưởng 1 - 2 tháng lương vào dịp tết để người lao động có động lực phấn đấu thêm cũng là việc tốt.
Bao giờ tôi cũng ủng hộ trả lương cao, nhưng theo tôi, chưa nên luật hóa việc thưởng tết vào thời điểm này. Điều kiện mỗi đơn vị, mỗi ngành khác nhau, giờ mà luật hóa việc thưởng tết thì sẽ thành vấn đề xã hội phức tạp", ông Anh nêu quan điểm.
Ông Lê Đăng Doanh - Nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương nói: "Tôi nghĩ rằng về cơ chế tiền lương trên thị trường, Chính phủ nên quy định các khung và các điều kiện để doanh nghiệp thực hiện.
Còn doanh nghiệp thực hiện được đến mức độ nào đấy là tùy thuộc vào kết quả của doanh nghiệp và quyền lựa chọn của người lao động.
Tôi không nghĩ nên luật hóa đến cả tiền thưởng Tết bởi có doanh nghiệp có lãi, có doanh nghiệp thua lỗ. Nếu thua lỗ mà còn bắt họ làm các điều kiện họ không thể làm được thì phi thực tế quá".
Trước đó, ông Phạm Minh Huân - Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH từng khẳng định: "Không có chuyện luật hóa tiền lương, mỗi năm trả cho người lao động 15 tháng lương. Đó chỉ là quan điểm cá nhân của một người làm nghiên cứu khoa học, còn quan điểm của Bộ đều đã thể hiện rõ trong các quy định của Bộ luật lao động".
"Lương là phải trả đủ cho người lao động còn thưởng là tùy theo hiệu quả do hai bên thỏa thuận với nhau. Càng thưởng nhiều, Nhà nước càng khuyến khích nhưng không thể ép buộc. Nếu ép buộc thì doanh nghiệp lấy tiền đâu để trả", ông Huân cho biết.
Ông Huân cũng nêu lên một thực trạng trước tình hình hàng loạt công nhân bị sa thải cuối năm, doanh nghiệp phá sản, đó là một thức tế mà người lao động cũng cần phải chia sẻ với doanh nghiệp trong lúc khó khăn. Phía doanh nghiệp cũng phải tìm mọi giải pháp để hỗ trợ, trả nợ lương cho người lao động.
Theo xahoi
Những kiểu thưởng Tết "không đụng hàng" chỉ có ở Việt Nam Tặng luôn hương thắp cho nhân công, hay thưởng tết bằng vé ô tô... là 2 trong số những chiêu "độc" mà các doanh nghiệp ở Việt Nam đang dùng. Thưởng tết bằng phiếu mua hàng siêu thị Hãy cùng điểm mặt những kiểu thưởng tết lạ tại Việt Nam: Sản xuất hương, tặng luôn hương Tận dụng nguồn nhân lực "giá rẻ"...